Giới thiệu về Bảo Tàng Văn Hóa Sa Huỳnh Hội An đầy đủ nhất 2023

2162
bảo tàng văn hóa sa huỳnh hội an
bảo tàng đã được xây dựng cách đây hơn 20 năm,

Được thành lập từ năm 1994, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An chính là nơi trung bày gần như đầy đủ và độc đáo gần 1000 các hiện vật liên quan đến các cư dân cổ, thuộc hệ văn hóa Sa Huỳnh đã xuất hiện từ cách đây 2000 năm. Sa Huỳnh cũng là nền văn hóa có liên quan mật thiết đến các chủ nhân của tiền cảng thị sơ khai Hội An, được xác nhận có quan hệ rộng rãi với các nước khách ở khu vực Đông Nam Hóa, Trung Hoa và Nam Ấn Độ.

Một số thông tin cần biết về Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An

– Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh Hội An ở đâu?

  • Địa chỉ: 149 Trần Phú, P. Minh An, TP. Hội An
bảo tàng văn hóa sa huỳnh hội an
Bảo tàng nằm ngay trên tuyến đường Trần Phú, trong khu vực phố cổ

– Thời gian mở và đóng cửa?

Khi mọi người đi Du lịch Hội An muốn ghé thăm bảo tàng thì nên nắm rõ một số thông tin để tiện ghé thăm nhé.

Bảo tàng mở cửa đón khách đến tham quan từ khung giờ 7h00-21h00 tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật. Riêng ngày 10 hàng tháng, bảo tàng sẽ đóng cửa.

– Vào bảo tàng thì có phải mua vé không?

Để được vào tham quan bên trong Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An, người ta sẽ bắt buộc bạn mua vé thì mới được vào. Đây cũng là 1 trong danh sách 20 địa điểm trong phố cổ cần phải mua vé. Theo đó, để mua được vé, các bạn cần đến các điểm mua vé tham quan phố cổ Hội An. Các quầy vé nằm rải rác khắp các nơi như sau:

  • Quầy vé đường Nguyễn Thị Minh Khai
  • Quầy vé đường Nguyễn Phúc Chu
  • Quầy vé Quảng trường Sông Hoài
  • Quầy vé sau Chùa Cầu
  • Quầy vé đường Hai Bà Trưng
  • Quầy vé số 78 Lê Lợi
  • Quầy vé 10B Trần Hưng Đạo
  • Quầy vé số 10 đường Nguyễn Huệ
  • Quầy vé chợ Hội An

>>> Thông tin cần nắm: Bảng giá vé tham quan phố cổ Hội An chi tiết nhất 2023

Thuyết minh về Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An được biết đến là một bảo tàng lớn của khu vực miền Trung, rất đáng tin cậy bởi ngoài các hiện vật còn có các hệ thống tài liệu, ảnh chụp đi kèm. Từ những hiện vật, ảnh chụp, các nhà khảo cổ học đã phần nào phát hiện ra nhiều điều thú vị của người xưa. Về các phong tục an tang, nhận thức về thẩm mỹ, quan niệm sống chết, mối quan hệ của những những dân thổ cư thuộc văn hoa Sa Huỳnh.

bảo tàng văn hóa sa huỳnh hội an
Bảo tàng lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị.

Đến tháng 7/1989, các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và phát hiện ra các di tích khảo cổ học đã có trên bản đồ phân bố khảo cổ học Tiền – Sơ sử ở Miền Trung với các di tích mộ tang gồm Bãi Ông, Hậu Xá 1, Hậu Xá 2, Xuân Lâm, An Bang cùng các di chỉ cư trú gồm Hậu Xá 1, Đồng Na, Trảng Sỏi, khu vực  1 Cẩm Phô, Lăng Bà, Thanh Chiếm.

Thông qua quá trình khảo sát, khai quật, nghiên cứu trong hơn 10 năm, bằng các phương pháp gồm khai quật khảo cổ học, tham chiếu, đối sánh kết hợp với xét nghiệm, giám định niên đại, các nhà khảo cổ đã đưa ra kết quả tại các cuộc hội thảo khoa học. Qua đó, có thể khẳng định rằng, các di tích được tìm thấy ở Hội An phân bố chủ yếu ở các bàu, cồn, ven các địa hình sống, biển, đầm lầy được tạo nên bởi quá trình bồi tụ trầm tích, biển lùi.

Trong đó, một số các hiện vật trong bảo tàng được phát hiện ở di chỉ Bãi Ông, đảo Cù Lao Chàm. Điều này cũng cho thấy, từ thời tiền sử cách đây hơn 3000 năm đã có các cư dân bản địa sinh sống ở đây. Chính vì vây, nó đã được các nhà khoa học đánh giá là thuộc hàng phong phú, độc đáo bật nhất của Việt Nam.

bảo tàng văn hóa sa huỳnh hội an
Một số các hiện vật còn sót lại từ thời kỳ Sa Huỳnh.

Ngoài di tích có niên đại hơn 3000 năm trên Bãi Ông, các di tích còn lại ở thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh được xác định xuất hiện trong giai đoạn hậu kỳ cách đây trên dưới 2000 năm. Vào thời kỳ này, ông bà tổ tiên ta đã biết đến nghề trồng lúa nước, khai thác, chế biến các sản vật từ biển, rừng.

Đồng thời, các nghề thủ công như mộc, dệt vải, rèn, làm đồ trang sức cũng đã bắt đầu phát triển. Qua đó, có thể thấy rõ mối quan hệ, giao lưu với các vương quốc lân cận thời đó. Từ đó, có thể nói rằng, sự phát triển của thời kỹ văn hóa Sa Huỳnh đã manh nha cho sự hình thành của cảng thị Hội An vào thế kỷ thứ 17.

Giới thiệu về một số di tích, di chỉ tiêu biểu ở Hội An

+ Khu di tích Bãi Ông Cù Lao Chàm

Nằm cách bờ biển Cửa Đại tầm 15 km, cách trung tâm phố cổ Hội An tầm 19km và cách thành phố du lịch Đà Nẵng khoảng 45km, những di tích vào thời kỳ Sa Huỳnh đã được phát hiện trên Bãi Ông, thuộc Hòn Lao vào tháng 5/1999 và tháng 6/2000. Theo đó, các lớp vết tích chia làm 2 tầng:

+ Tầng văn hóa 1: Từ 0-40cm, bao gồm các hiện vật từ gốm, sứ nằm từ khung khung niên đại từ thế kỷ VIII-X. Từ 40-50cm là lớp cát vàng sáng đã bị nhiễm sắt.

+ Tầng văn hóa 2: Từ 50-120cm, phát hiện ra nhiều cụm gốm với kích thước lớn nhỏ, được phân bố khá dày đặc, cùng với nhiều viên đá cuội. Bên cạnh đó, còn có các công cụ đá mài, bao gồm rùi tứ giác, rìu có vai, lưỡi ghè,… Gốm ở đây với chất liệu thô, chúng là những mảnh nồi, bát bồng. Đây chính là những di tích của cư dân thời kỳ Tiền Sa Huỳnh.

bảo tàng văn hóa sa huỳnh hội an
Mộ chum được tìm thấy từ thời kỳ Sa Huỳnh.

– Khu di tích mộ táng An Bàng

Cách 4km về phía Tây, khu di tích An Bàng đã được khai quật từ tháng 7/1989 và tháng 4/1995. Ở đây, người ta đã tìm thấy 18 chum mộ, các hiện vật gồm đồ gốm, đồ trang sức, công cụ và vũ khí bằng sắt.

– Khu di tích Mộ táng Hậu Xá II

Cách trung tâm phố cổ khoảng 3km về phía Tây,  được khai quật vào tháng 10/1193 và tháng 5/1994. Trong 19 chum mộ được tìm thấy bao gồm đồ gốm, đồ đồng, sắt và đồ trang sức. Đây là khu mộ tang của cư dân Sa Huỳnh, xuất hiện trong giai đoạn muộn, phần nào cho thấy thủ tục an táng của người dân thổ cư ở Hội An.

– Khu di tích mộ tang và chi chỉ cư trú Hậu Xá I

Khu di tích mộ táng được phát hiện 30 chum mộ, chủ yếu là đồ gia dụng, nhiều loại trang sức như khuyên tai, hạt chuỗi, vòng đeo tay, các công cụ sản xuất và vũ khí.  Trong khi đó, các di chỉ cư trú, gồm nhiều mảnh gốm thô Sa Huỳnh, Chăm Cổ, gốm xám mốc, gốm in văn ô vuông Hán hoặc phong cách Hán. Ngoài ra còn có nhiều chuỗi hạt thủy tinh, đá và vật hình lá đề bằng đồng.

bảo tàng văn hóa sa huỳnh hội an
Vị trí tìm thấy các di chỉ.

Bên cạnh đó, bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An còn được phát hiện các di chỉ ở Trảng Sỏi, Lăng Bà, di tích mộ táng Xuân Lâm, di chỉ cư trí khu vực I Cẩm Phổ, di chỉ cư trú Đồng Nà…

Nét hấp dẫn của Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An

Ghé thăm phố cổ, du khách không thể không một lần ghé qua Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An. Bảo tàng chính là không gian tái hiện lại một nền văn hóa Sa Huỳnh phong phú, độc đáo cách đây hàng nghìn năm. Nơi mà chủ nhân của thời cảng thị Hội An thời sơ khai đã sinh sống, và ngay từ thời điểm đó, họ đã có một mối quan hệ giao với với văn hóa các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ cùng một số các quốc gia Đông Nam Á khác.

bảo tàng văn hóa sa huỳnh hội an
Lối dẫn vào phòng trưng bày.

Từ xa xưa, người dân thời kỳ Sa Huỳnh đã biết sử dụng những công cụ bằng sắt như dao, đục, cuốc, kiếm, xà beng…cho thấy một nền văn hóa sản xuất lúa nước vượt bậc. Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vương Mãng được tìm thấy từ thế kỷ I TCN, trong các mộ chum đã phần nào nói lên được rằng, người xưa đã biết đi biển và đánh bắt cá rất giỏi.

Những di tích tiêu biểu nhất phải kể đến đó là những đôi khuyên tai hình hai đầu thú, được làm bằng thủy tinh, mã não hay đá quý. Đây chính là những món đồ đá quý ra đời sớm nhất vùng đất Hội An xưa, nhưng lại có giá trị cho đến tận ngày nay.

bảo tàng văn hóa sa huỳnh hội an
Ngoài các hiện vật còn có các tranh ảnh chụp.

Ngoài ra, đồ gốm là thứ mà bạn nhìn thấy nhiều nhất ở trong Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An. Từ những gì nhìn thấy, có thể khẳng định người Sa Huỳnh rất khéo tay, họ có một cái nhìn rất thẩm mỹ. Tất cả các phẩm đồ gốm gia dụng đều được tạo dáng cân đối, thanh thoát với nhiều họa tiết hoa văn sống động, phong phú và đầy cảm xúc. Các đồ gốm chủ yếu là các vật dụng hữu ích trong đời sống hằng ngày như nồi niêu hoặc các sản phẩm gốm đậm chất nghệ thuật như bình gốm, đĩa.

bảo tàng văn hóa sa huỳnh hội an
Chum mộ là thứ được tìm thấy nhiều nhất.

Đến với Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An, du khách sẽ có dịp tham quan, chiêm ngưỡng các di vật cổ từ thời kỳ Sa Huỳnh cách đây hàng nghìn năm. Tại thời điểm đó, người dân cổ xưa đã biết hỏa táng người đã mất bằng chum gốm, gỗ làm quan tài. Người chế sẽ được chôn với tư thế ngồi bó gối. Ngoài ra, họ sử dụng mộ huyệt đất, mộ rải gốm hoặc dùng đồ gốm, đồ sắt, đồ đồng làm đồ hủy táng ngoài. Tùy theo là người giàu hay người nghèo.

Tham quan Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An cần chú ý điều gì?

  • Nếu muốn vào tham quan bảo tàng, quý khách cần có vé tham quan thì mới được vào. Vé có thể mua ở bất cứ địa điểm nào trong phố cổ.
  • Chỉ ngắm và tuyệt đối không sờ vào các hiện vật, mục đích là để bảo tồn nguyên vẹn các hiện vật cổ. Bên cạnh đó, cần có ý thức bảo vệ tài sản chung, nếu có hành vi phá hoại, gây hư hại bắt buộc phải bồi thường.
  • Đi đứng cẩn thận, nói chuyện nhỏ nhẹ, giữ gìn trật tự và vệ sinh chung trong quá trình tham quan.

Ngoài Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An còn có những bảo tàng nào khác?

Hội An được biết đến là thành phố sở hữu nhiều bảo tàng nhất trên khắp cả nước. Hiện tại, trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đang quản lý tổng cộng 6 bảo tàng thuộc các chuyên đề sau:

  1. Bảo tàng Lịch sử Văn hóa (10B Trần Hưng Đạo – Hội An)

2. Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch (80 Trần Phú – Hội An)

3. Bảo tàng Văn hóa Sa huỳnh (149 – Trần Phú)

4. Bảo tàng Văn hóa Dân gian (33 Nguyễn Thái Học – Hội An)

5. Phòng Truyền thống cách mạng:(10B Trần Hưng Đạo – Hội An)

6. Nhà Lưu niệm đồng chí Cao Hồng Lãnh (129 Trần Phú – Hội An)

Đến với phố cổ, du khách ngoài dịp được thăm quan Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An còn có thể đến với các địa điểm, di tích khác để hiểu hơn về vùng đất này. Đi dọc các tuyến phố, bạn sẽ bắt gặp được rất nhiều những điểm thú vị, có thể kể đến như Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, Hội quán Phúc Kiến, bảo tàng Hội An,vv…

bảo tạng gốm sứ mậu dịch
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch.

Trước khi quay trở về khám phá phổ cổ về đêm, các bạn nên dành một ngày của mình để đến thăm những địa điểm tham quan ở gần phố cổ như sau:

  • Các bãi biển đẹp: Biển Cửa Đại, biển An Bàng
  • Các làng nghề truyền thống: Làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc đồng Phước Kiều, làng nghề làm lồng đèn.
  • Các địa điểm sống ảo đẹp: Lò gạch cũ, công viên đất nung Thanh Hà, chùa Bà Mụ Tam Quan, giàn hoa giấy, bức tượng Hoàng Văn Thụ, cầu Cá Chép.

Book tour Hội An 1 ngày tham quan Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Mặc dù bạn có thể mua vé để tham quan Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh tự túc, song để có một chuyến đi trọn vẹn, biết thêm nhiều thông tin thú vị và quan trọng là vui vẻ, thoải mái, mọi người nên đặt tour du lịch Hội An 1 ngày trọn gói. Tour sẽ khởi hành và đón bạn từ Đà Nẵng, đưa đoàn đi qua danh thắng Ngũ Hành Sơn tham quan trước, sau đó là bắt đầu khám phá phố cổ về đêm.

phố cổ hội an
Chùa Cầu là di tích có từ thế kỷ 17.

Ngoài bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An, hướng dẫn viên sẽ giới thiệu và lựa chọn cho đoàn thêm 3 địa điểm thú vị nhất trong tổng số 20 địa điểm để mọi người đi tham quan. Sau khi ăn uống, tham quan theo lịch trình xong xuôi, đoàn sẽ có thời gian 1 tiếng để mọi người tự do vui chơi, ăn uống riêng. Đến 9 giờ tối, hướng dẫn viên sẽ tập trung mọi người lại, lên xe và quay trở về Đà Nẵng, kết thúc chuyến đi tại đây.

>>> Bảo Tàng có nhiều hiện vật cổ nhất hiện nay: Bảo Tàng Hội An

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, không gian lưu giữ những vết tích về một thời kỳ lịch sử từ hàng ngàn năm trước ở vùng đất Hội An xưa. Thông qua chuyến đi, hy vọng các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán cũng như sự sáng tạo, thẩm mỹ của cư dân cổ xưa.

Lưu