Chùa Cầu Hội An nơi tạo ra hàng ngàn góc sống ảo cho giới trẻ

1672
chùa cầu hội an
Chùa Cầu Hội An - điểm sống ảo khiến giới trẻ mê mệt

Nếu nhắc đến phố cổ Hội An thì không thể bỏ qua Chùa Cầu, một địa danh đã gắn liền với phố cổ từ cách đây hàng mấy thế kỷ, cũng là biểu tượng độc đáo của cảng thị không thể tách rời. Để rồi khi ai đó có dịp ghé thăm phố cổ, đều mong muốn check in Chùa Cầu Hội An chứ không phải là bất cứ một địa điểm nào khác. Hãy cùng dulichkhampha24 hiểu thêm về hình ảnh Chùa Cầu và những kinh nghiệm nho nhỏ khi tham quan phố Hội.

Gợi ý: Tour Ngũ Hành Sơn – Hội An 1 ngày khởi hành từ Đà Nẵng giá chỉ 280k

MỤC LỤC

CHÙA CẦU HỘI AN – CÂY CẦU VỚI NÉT KIẾN TRÚC ĐẬM CHẤT CỔ XƯA

Bởi đã trở thành một biểu tượng vững chãi từ bao đời qua, đối với người dân phố Hội An thì nó cũng là linh hồn, là niềm tự hào thế nên có rất nhiều điều để nói về Chùa Cầu. Độc đáo nhất, có thể kể đến sự xuất hiện của Chùa Cầu Hội An trên tờ tiền Polime, thế mới nói chùa Cầu không chỉ là một điểm tham quan cổ xưa mà nó còn mang nặng ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử.

Chùa Cầu Hội An được xây dựng khi nào, do ai xây?

Đây có lẽ là thông tin mà bạn mong đợi nhất, dù là một địa danh ở Hội An, Quảng Nam nhưng thực chất, Chùa Cầu lại được xây dựng bởi các thương gia người Nhật vào đầu thế kỷ 17. Lúc đó, Hội An vẫn còn là một cảng thị sầm suất, nơi giao thương của các tàu buôn lớn từ các nước châu Á. Khi ấy, những doanh nhân người Nhật đã có dịp ở lại đây, làm việc, sinh sống và cho xây dựng nên Chùa Cầu.

chùa cầu hội an
Chùa Cầu – nét văn hóa Nhật Bản cuối cung còn sót lại ở Hội An

Về mặt ý nghĩa, nó biểu trưng cho hình ảnh của một thanh kiếm, đâm xuống lưng con quái vật Namazu theo truyền thuyết của người Nhật. Vốn dĩ, Namazu là một con thủy quái có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Hội An (Việt Nam) và đuôi ở Nhật Bản. Mỗi khi con vật ấy cựa quậy cũng là lúc sóng to, gió lớn ập đến. Để có thể chế ngự nó, làm cho cuộc sống, việc làm ăn được thuận lợi, người ta đã cho xây dựng cầu, mang ý nghĩa như một thanh kiếm chắn ngang lưng nó.

Đến năm 1653, người ta cho xây dựng thêm một hạng mục nữa là phần chùa, lúc ấy cây cầu mới hoàn thiện và gọi với cái tên là Chùa Cầu.

Chùa Cầu Hội An ở đâu, kiến trúc có gì đặc biệt?

Chùa Cầu Hội An nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, ngay cửa ngỏ dẫn vào trung tâm của phố cổ Hội An. Cây cầu có kiến trúc không thể nào đặc biệt hơn, mang đậm nét lối kiến trúc cổ xưa của người Việt, với mái ngói âm dương phủ kín cây cầu. Nếu để ý kỹ, ở phía trên cửa chính có một tấm biển khá lớn, đề 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là bạn từ phương xa đến

chùa cầu hội an
Chùa Cầu nằm trên một nhánh nhỏ của sông Hoài.

Đi sâu vào kiến trúc, cầu với mái che khá là độc đáo, ở giữa lại là lối đi theo kiểu vòng cung chứ không phải là đường thẳng. Hai bên hành lang có diện tích nhỏ, đủ để du khách mỗi khi qua đây có thể dừng chân để nghỉ mệt, ngắm cảnh.

Mặt của chùa được thiết kế hướng ra sông, chùa cũng được xây dựng trên một nhánh nhỏ của sông Hoài. Chùa Cầu Hội An đem lại ấn tượng sâu sắc, bởi cả hai phần chùa và cầu đều được làm bằng gỗ, sơn son và các họa tiết được chạm trổ rất là sắc sảo, công phu. Tất cả đều có sự giao thoa hài hòa giữa 3 nền văn hóa Việt, Nhật Trung.

chùa cầu hội an
đ

Vì những giá trị lịch sử, văn hóa mang lại, Chùa Cầu Hội An đã được cấp danh hiệu là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và đô thị cổ Hội An cũng được UNESCO công nhận là di tích văn hóa thế giới. Đến đây, dù đã được trùng tu nhiều lần nhưng chùa Cầu vẫn giữ được nét cổ kính vốn có, đó cũng là một nét hấp dẫn thu hút mọi du khách khi đến với Hội An.

Chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào?

Có một điều thú vị về cây cầu này, đó chính là chùa nhưng lại không thờ Phật. Mà chính là thờ thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ, mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người. Đó cũng chính là những ước muốn mà con người muốn gửi trao vào đất trời. Đó cũng là lý do mà du khách khi ghé thăm chùa, đều không cảm thấy cô quạnh, heo hút mà ngược lại còn thấy tràn ngập niềm vui, sự tươi mới trong tâm hồn.

HƯỚNG DẪN CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN CHÙA CẦU HỘI AN

– Chùa Cầu Hội An cách thành phố Đà Nẵng bao xa?

Hội An cách Đà Nẵng bao xa luôn là điều mà mọi người thắc mắc, với tuyến đường dẫn thẳng từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đến phổ cổ thì khoảng cách giữa hai địa điểm này khoảng 30km về phía Nam. Tùy vào từng phương tiện cũng như tuyến đường mà thời gian đi đến Hội An để check in Chùa Cầu khoảng tầm 40-50 phút.

– Bạn nên đi bằng phương tiện gì đến Chùa Cầu Hội An?

Với khoảng cách tầm 30-35km thì không quá khó để bạn lựa chọn được phương tiện phù hợp để đến Hội An. Với những bạn trẻ thường chọn cho mình cách vi vu trên những chiếc xe máy, còn các khách lớn tuổi lại ưu tiên chọn hình thức di chuyển bằng xe đưa đón, tiện hơn là đi tour.

Dưới đây mình sẽ nêu ra những ưu điểm của từng phương tiện đi đến Hội An để mọi người cùng tham khảo.

+ Đà Nẵng đi Hội An bằng taxi:

Đây chắc chắn là phương tiện nhanh – gọn – lẹ nhất, vì chỉ cần một cuộc điện thoại là tài xế sẽ đến đón bạn trong vòng chưa đầy 5 phút. Song, chi phí đi lại bằng taxi khá đắt đỏ, từ ĐN- HA 1 chiều khoảng tầm 300-400k, chưa tính chiều về. Vì thế, chỉ nên đi taxi trong trường hợp không thể đi xe máy, thời gian gấp gáp hay bạn có rủng rỉnh tiền mà thôi.

+ Đà Nẵng đi Hội An bằng xe buýt:

Đây là một phương tiện di chuyển giá rẻ, phù hợp với tất cả mọi người, xe buýt cũng có nhiều tuyến trong ngày, cách nhau 15 phút và đón ở những địa điểm trong nội thành. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, đồng thời muốn trải nghiệm cảm giác đến Hội An bằng xe buýt thì hãy chọn phương án này. Tuy nhiên, nếu không đủ sức khỏe thì bạn cũng nên cân nhắc, vì xe buýt còn phải dừng lại đón khách nên khá lâu, hơn nữa đây là xe công cộng nên khá là chật chội.

+ Đà Nẵng đi Hội An bằng cách thuê xe ô tô:

Trường hợp nếu đi theo nhóm, muốn khám phá nhiều địa điểm trong ngày thì bạn có thể nghĩ đến việc thuê riêng một chiếc xe ô tô có người lái. So với taxi, đi Hội An bằng xe đưa đón thuận tiện và giá cả cũng phải chăng hơn. Bạn nên đặt trước đó 1 ngày để tài xế đến đón đúng giờ.

+ Đà Nẵng đi Hội An bằng xe máy:

Đây chắc chắn là hình thức được nhiều du khách lựa chọn nhất, từ các bạn trẻ cho đến những vị khách trung niên. Đây sẽ là cơ hội để bạn được ngắm toàn cảnh những cung đường tuyệt đẹp nhất ở Đà Nẵng và Hội An, và cũng rất dễ dàng để tìm đường đi.

– Hướng dẫn cách di chuyển đến di tích Chùa Cầu nhanh nhất

Hiện nay, cả Đà Nẵng lẫn Hội An đều trở thành trung tâm du lịch của miền Trung cũng vì thế mà hệ thống đường xá ngày càng được phát triển khang trang, rộng rãi, thuận tiện hơn cho du khách đi lại. Vì hầu như đường nào từ Đà Nẵng cũng vào được Hội An nên bạn hãy chọn tuyến đường ngắn nhất, dễ đi nhất để đi.

cách đi từ đà nẵng đến hội an
đ
  • Tuyến 1: Đi theo đường Trường Sa qua Võ Nguyên Giáp/ Lạc Long Quân – TP. Hội An.
  • Tuyến 2: Võ Chí Công qua Lạc Long Quân – Võ Nguyên Giáp – TP. Hội An.
  • Tuyến 3: Lê Văn Hiến, đi theo tỉnh lộ Đà Nẵng – Quảng Nam là sẽ đến nơi.
  • Tuyến 4: Từ Cầu Vượt Ngã Ba Huế – đi thẳng về hướng Quảng Nam – đến đường Vĩnh Điện – rẽ trái vào Huỳnh Thúc Kháng – đi thẳng là vào phố cổ Hội An.

Theo kinh nghiệm, bạn nên chọn đi tuyến 1 và tuyến 2 là 2 tuyến nhanh nhất, dễ đi. Nếu thích ngắm biển nữa thì chọn tuyến số 1 ngắm biển Mỹ Khê rất là đẹp. Đặc biệt đường Võ Nguyên Giáp còn được mệnh danh là con đường 5 sao đẹp nhất Đà Nẵng, với một bên là biển Mỹ Khê – top 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, một bên là hàng loạt những resort, khách sạn 5 sao đẳng cấp và sang chảnh.

TẠI SAO BẠN NÊN GHÉ THĂM CHÙA CẦU DÙ CHỈ 1 LẦN?

Chùa Cầu là một trong những di tích cổ kính của Hội An

Nằm vắt vẻo trên một nhánh của sông Hoài gần những 400 năm, Chùa Cầu Hội An giống như một nhân chứng sống, đã từng chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố trong lịch sử của đô thị cổ Hội An. Chùa Cầu cùng với nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng hay những hội quán đã tạo nên một hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đáng bảo tồn và gìn giữ.

Chùa Cầu ghi lại dấu ấn một thời của cảng thị Hội An

Được biết, Chùa Cầu được xây dựng trong khoảng thời gian Hội An đang trong giai đoạn chuyển mình trở thành một thương cảng nổi tiếng khắp Đông Nam Á. Cũng chính vì điều đó mà Chùa Cầu đã chứng kiến toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và suy tàn của cảng thị Hội An xưa.

hình ảnh chùa cầu xưa
đ

Giờ đây, khi ghé lại Hội An, bạn vẫn sẽ thấy một Chùa Cầu cổ kính, trầm mặc giữa phồn hoa của phố Hội. Dường như những tinh túy của những cái cổ xưa, kết hợp cùng với cái hiện đại của ngày nay, đã mang đến cho Chùa Cầu một vẻ đẹp hiếm thấy.

Chùa Cầu Hội An – nơi giao thoa giữa các nền văn hóa

Nếu xét trên toàn bộ lãng thổ Việt Nam, ít có nơi nào có sự pha trộn văn hóa đặc sắc như Hội An. Ngoài những hội quán, đền miếu mang đậm dấu tích của người Hoa thì Hội An cho đến nay vẫn còn lưu giữ lại những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp và nhà cổ của người Việt xưa. Bên cạnh đó, Chùa Cầu cũng là minh chứng cho một thời giao lưu về kiến trúc Nhật – Hoa – Việt.

Tự hào hình ảnh tờ 20 nghìn có in hình ảnh của Chùa Cầu

Bạn cũng biết đó, chỉ những địa danh có một ý nghĩa nào đó thì mới được lựa chọn để in trên tờ tiền của Việt Nam, và Chùa Cầu cũng là một trong số đó. Mỗi tờ tiền mệnh giá 1 nghìn, 2 nghìn, 5 nghìn, 10 nghìn có in những hình ảnh đa phần là các danh lam thắng cảnh, thể hiện cho văn hóa, tinh thần của dân tộc ta. Và tờ tiền 20 nghìn in hình Chùa Cầu đã được phát hành vào năm 2006 và sử dụng đến bây giờ.

chùa cầu hội an
đ

Chùa Cầu – biểu tượng của phố cổ Hội An vươn ra thế giới

Thường xuyên được nhắc đến trong các cuộc bình chọn của du khách quốc tế, Hội An đã chứng minh được vẻ ấn tượng có 1 không 2 của mình, trở thành điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng trên toàn thế giới. Và hình ảnh Chùa Cầu, một lần nữa đã vươn ra thế giới, nằm trong sự tìm kiếm của du khách quốc tế. Trải qua nhiều năm, phố cổ Hội An đã đạt được những kỷ lúc rất đáng khâm phục.

  • Xếp thứ 2 trong Top điểm đến được yêu thích ở Châu Á – theo tạp chí Conde Nast Traveler (Mỹ).
  • Hội An xếp thứ 3 trong Top 17 điểm “selfie” đẹp nhất thế giới – theo Theo Buzzfeed Travel.
  • Top 10 điểm đến có khách sạn tốt nhất thế giới – Theo Agoda
  • Top 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới –  Theo Indiatimes
  • Top những điểm đến có con kênh nổi tiếng nhất thế giới – Theo bình chọn của Touropia

Và vào năm 2019, show diễn thực cảnh mang tên Ký Ức Hội An đã khiến du khách quốc tế phải thốt lên “Đẹp nhất thế giới” và “Mãn nhãn nhất”, góp phần đưa Hội An đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Chùa Cầu Hội An nơi tạo ra hàng ngàn góc sống ảo cho giới trẻ

Là một cây cầu có giá trị lịch sử hàng trăm năm, cộng thêm với những kiến trúc độc đáo lại là linh hồn, là biểu tượng của Hội An nên rất đáng tiếc cho những ai đến Hội An mà chưa check in Chùa Cầu. Và đáng mong đợi hơn, chính cái vẻ cổ kính, mộc mạc ấy là là điểm thu hút của nơi này. Sống ảo tại Chùa Cầu là điều mà bạn nên làm khi có dịp đến đây, sau khi đã đi tham quan tìm hiểu bên trong chùa.

sống ảo ở hội an
Chụp kiểu này đảm bảo lên hình đẹp ngây ngất

Chụp hình ở Chùa Cầu, nếu bạn nghĩ nơi này chỉ phù hợp với phong cách bí ẩn, cổ xưa thì thật sai quá sai. Cái đặc biệt là khi check in Chùa Cầu, bạn hoàn toàn có thể tự set – up kiểu cách theo như mong muốn của mình. Đứng ở Chùa Cầu, dù là mặc đồ bánh bèo, nhẹ nhàng hay cool ngầu, cá tính đều được cả. Tuy nhiên, nếu mà đã có một backgroud xịn xò mà chưa nắm được bí kíp chụp ảnh sao cho ăn ý thì cũng “xôi hỏng bỏng không”.

chùa cầu hội an
Góc chụp thần thánh ở Chùa Cầu

Vị trí bạn có thể lựa chọn là con đường dẫn lối ra sông Hoài, nằm ngay bên Chùa Cầu Hội An và cũng là điểm check in được yêu thích nhất. Từ đây, chỉ cần đứng vào, tạo một kiểu dáng yêu thích là đã có ngay bức ảnh xinh xinh. Hay muốn thêm kiểu nữa, chạy thẳng tới cây cầu gỗ đối diện Chùa Cầu, tạo kiểu đối diện nó là có thể tha hồ mà thu ảnh đẹp rồi.

Những thắc mắc của du khách khi đến du lịch tại Chùa Cầu Hội An

+ Muốn tham quan Chùa Cầu Hội An có cần phải mua vé không?

Một số bạn có thể thắc mắc không biết đi tham quan Chùa Cầu có phải mua vé không, hay muốn mua vé thì mua ở đâu. Chùa Cầu cũng là một trong số 21 điểm bắt buộc phải tham quan mua vé, khi mua vé bạn sẽ được lựa chọn 4 địa điểm mà mình yêu thích nhất, giá vé là 80k/ lượt/ khách.

chùa cầu hội an
Bạn có thể tham quan Chùa Cầu miễn phí

Khi có vé, bạn có thể vào bên trong của Chùa Cầu, nơi có nhân viên soát vé quản lý. Còn ngược lại, bạn vẫn có thể tới chơi ở Chùa Cầu thoải mái mà không cần mua vé, miễn là chỉ đi ngang và không vào chỗ vị trí thờ.

+ Giờ đóng – mở cửa của chùa Cầu Hội An là khi nào?

Chùa Cầu nằm trong khu vực phố đi bộ nên nó cũng sẽ có những quy định riêng, thời gian mở cửa phố cổ là từ 7h sáng đến 23h đêm, còn riêng khu vực phố đi bộ chỉ có 2 khung giờ chính.

  • Buổi sáng từ 9h00 – 11h00
  • Buổi chiều từ 15h00 – 22h00

Như vậy, bạn có thể ghé thăm Chùa Cầu vào bất cứ thời gian nào trong ngày, nếu kết hợp cả việc khám phá các địa điểm trong phố cổ, bạn chỉ nên đi vào 2 khung giờ ở trên. Nếu đi ngoài khung giờ đó là giờ xe máy, xe cơ động được phép di chuyển, sẽ khá là bất tiện, khói bụi thải ra cũng nhiều, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn.

Mỗi ngày, phố cổ Hội An cũng sẽ diễn ra một số các hoạt động giao lưu, văn nghệ vào các khung giờ như sau:

  • 17h30 – 21h00: Biểu diễn nghệ thuật cổ truyền tại 66 Bạch Đằng hoặc 39 Nguyễn Thái Học
  • 19h00 – 21h00: Biểu diễn dân ca tại số 78 Lê Lợi và biểu diễn Piano tại 106 Bạch Đằng.
  • 9h00 – 11h00 và 15h00 – 21h00: Chương trình “Cất rớ trên sông” diễn ra tại sông Hoài, ngay trước Chùa Cầu
  • 17h00 – 23h00: Khung giờ hoạt động của chợ đêm tại phố cổ Hội An, trên đường Nguyễn Hoàng

    biểu diễn thực cảnh hội an
    Show diễn Ký Ức Hội An diễn ra vào tối hằng ngày trừ thứ 3

+ Chùa Cầu Hội An ở đâu, có gần phố cổ hay không?

Chùa Cầu nằm ngay ở đoạn giao giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, nếu đi từ cổng phố cổ vào tầm 200m sẽ gặp Chùa Cầu ngay. Từ vị trí của Chùa Cầu rất thuận tiện để bạn đi vào khu vực trung tâm của phố cổ, là nơi tập trung các nhà cổ, hội quán.

+ Chùa Cầu Hội An có gần điểm tham quan nào nổi tiếng không?

Từ Chùa Cầu, rất thuận tiện để đến tham quan các địa điểm nổi tiếng như sông Hoài, nhà cổ Tấn Ký, cầu An Hội, nhà cổ Phùng Hưng, Hội Quán Triều Châu, Hội Quán Phúc Kiến,… Địa điểm được yêu thích nhất ở phố cổ đó chính là khu vực Cầu An Hội, dọc đường Bạch Đằng hoặc đối diện bên kia là phố Nguyễn Hoàng.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM THAM QUAN CHÙA CẦU HỘI AN HỮU ÍCH

– Thời gian lý tưởng nhất để đi du lịch Chùa Cầu Hội An

Hội An chia làm 2 mùa, 1 mùa mưa và 1 mùa khô, mùa khô chắc chắn sẽ lý tưởng để du lịch Hội An vì thời tiết nắng ráo, dễ chịu, các hoạt động cũng diễn ra khá là sôi động, vui nhộn hơn so với mùa mưa. Tuy nhiên, bạn đừng chọn đi vào những tháng 5, 6, 7 vì nhiệt độ những tháng này khá cao, có thể lên mức 40 độ C, cực kỳ nắng nóng và khó chịu.

>> Tham khảo chi tiết tại: Nên đi du lịch Hội An mùa nào, tháng mấy ở mấy ngày?

– Check in Chùa Cầu ở Hội An nên sử dụng trang phục như thế nào?

Để có thể có được những bức ảnh đẹp nhất bên Chùa Cầu Hội An, bạn có thể tự set up trang phục mình theo sở thích hoặc phong cách riêng của mình. Chùa Cầu không kén về trang phục, vì thế bạn có thể tha hồ chọn những bộ váy bánh bèo, một set đồ cool ngầu hoặc đơn giản một kiểu áo phông kết hợp với quần jeans cá tính.

chùa cầu hội an
Những bộ trang phục truyền thống rất thích hợp với khung cảnh Chùa Cầu.

Quan trọng nhất vẫn là bạn cảm thấy thoải mái, nên chọn chất liệu vải co giãn, thấm mồ hôi vì bạn sẽ phải đi bộ khá là nhiều. Cũng đừng quên mang theo một chiếc mũ kiểu, một chiếc túi xách tone xiệt tone với chiếc đầm mà bạn đang mặc.

Khám phá ẩm thực trong chuyến ghé thăm Chùa Cầu?

Ẩm thực phố Hội luôn có một sức hút khó cưỡng, bởi những món ăn nơi này đều dân dã đến lạ thường. Và có một điều rằng, nếu đã đặt chân đến Hội An thì bạn không phải lo không biết ăn gì, vì có khi dành cả 1 ngày vẫn không thể ăn hết được các đặc sản ở đây.

ẩm thực hội an
Hội An có món bánh mỳ ngon nhất thế giới

Cao lầu, mỳ Quảng, bánh xèo, cơm gà, bánh mì Phượng là những món mà bạn không thể bỏ lỡ. Sau khi đã thấy no bụng, hãy tráng miệng bằng một ly chè thập cẩm mát lạnh tại những gánh hàng rong vỉa hè. Và khi đã thấy hơi đói, đừng quên lấp đầy cái bụng của bạn bằng vô số các món ngon Hội An như thịt nướng, ốc hút, bánh đập hến xào,vv…

Gợi ý một số khách sạn gần Chùa Cầu thuận tiện cho du khách lưu trú?

Đến với Hội An, một trong những điều đáng tiếc mà bạn có thể đã bỏ lỡ, đó là ngủ một đêm ở Hội An. Đây cũng là một phương án theo mình thấy cực kỳ hay, bởi buổi tối quay về Đà Nẵng khá mệt và nguy hiểm, mà sáng mai lại có lịch trình đi Cù Lao Chàm. Tốt nhất và ít tốn kém hơn cả là nên ngủ một đêm ở Hội An, đến sáng mai có thể kết hợp đi Cù Lao Chàm là phương án tiết kiệm thời gian nhất.

Một vài gợi ý các khách sạn ở Hội An cho bạn:

  • Khách sạn 3 sao: Vệ Nữ, Sơn Trang, Hội An Rose Garden Hotel, Gem Riverside, Hải Âu, Boutique
  • Khách sạn 2 sao: Hải Yến, Họa My, Ngọc Bích, Golden River, Prince,vv..

Tiện nhất vẫn là book các khách sạn gần phố cổ Hội An cho tiện tham quan các địa điểm gần đó.

Chùa Cầu Hội An và những lưu ý khi ghé thăm

Chùa Cầu Hội An là một di tích cấp quốc gia, và nó cũng biểu tượng cho phố cổ Hội An từ bao đời nay, vì thế người dân ở đây cực kỳ coi trọng và luôn tỏ ra tự hào về cây cầu này. Với những du khách ghé thăm, nên chú ý một số điều như sau:

  • Nếu có dịp đến Chùa Cầu Hội An, bạn nên nhớ mặc trang phục kín kẽ, có thể không quá kín cổng cao tường như phải lịch sự, tuyệt đối không ăn mặc hở hang sẽ dễ làm mất thiện cảm cũng như tạo ấn tượng không tốt cho những du khách xung quanh.
  • Ngoài ra, tránh làm ồn, giỡn hớt vì đây vốn là nơi tôn nghiêm, bạn có thể chụp hình vô tư nhưng nhớ giữ trật tự. Nếu đi vào khu vực thờ bên trong, chỉ tham quan không nên chụp hình.

Ngoài Chùa Cầu thì Hội An còn có những ngôi chùa nào khác?

Được biết đến là nơi lưu giữ những di tích cổ xưa, những nét văn hóa tâm linh, tín ngưỡng đặc sắc, Hội An ngoài Chùa Cầu đã rất nổi tiếng, còn hội tụ không ít những ngôi chùa khác nữa. Hầu như những ngôi chùa ở Hội An đều có lịch sử lên đến hàng trăm năm, vì thế mà đều được cấp bằng Di tích quốc gia. Hơn nữa, những ngôi chùa ấy đều không có quy mô như những ngôi chùa mới được xây gần đây nhưng lại mang một nét cổ kính, bình dị rất khó quên.

Dưới đây là một số ngôi nhà lâu đời và đáng đến nhất ở Hội An, sau khi bạn đã ghé thăm Chùa Cầu.

+ Chùa Ông: Đây là ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ 16, cùng thời với Chùa Cầu. Chùa được xây dựng nhằm để ca ngợi khí tiết của Quan Vũ (vị tướng thời Tam Quốc) bởi vào thời đó, ông chính là biểu tượng cho triết lý sống: Nghĩa – Tín – Trung – Dũng.

Vẻ độc đáo của chùa Ông.
  • Địa chỉ: 24 Trần Phú.

+ Chùa Pháp Bảo: Đây là một ngôi chùa thuộc di sản văn hóa thế giới nên được không chỉ người địa phương và du khách ghé đến tham quan, bái lễ.

  • Địa chỉ: Số 7 Hai Bà Trưng.

+ Chùa Bà Mụ: Chùa Bà Mụ hay còn gọi là chùa Tam Quan, dù ngày nay đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn giữ lại hạng mục cổng chùa tuy nhiên đây vẫn là một điểm đến ấn tượng của phố cổ. Cũng bởi sau khi được tu sửa, cổng chùa với lối kiến trúc cổ kính với những gam màu độc đáo, xung quanh là hồ nước, cây cỏ nên thu hút rất nhiều bạn trẻ tới đây check in.

  • Địa chỉ: 675 Hai Bà Trưng.

+ Chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm: Vì hầu hết các ngôi chùa ở Hội An đều tập trung ở khu vực phố cổ, nên dường như mọi người ít ai biết rằng, ở xã đảo Tân Hiệp, Cù Lao Chàm còn có một ngôi chùa khác mang tên Hải Tạng. Ngôi chùa vốn dĩ được xây vào thế kỷ 18, nhưng đến thế kỷ 19 được dời về vị trí hiện tại, đến nay vẫn không thay đổi gì nhiều.

Chùa Hải Tạng là ngôi chùa cổ linh thiêng trên đảo.
  • Địa chỉ: Đảo Cù Lao Chàm, Hội An.

Giờ đây, khi mà thời gian vẫn cứ trôi, vạn vật thay đổi, bao nhiêu cuộc đời đã đến và đi qua nhưng Chùa Cầu Hội An vẫn đứng đó, trầm mặc và uy nghiêm như cách cây hàng trăm năm trước. Và hơn cả một công trình, giờ đây Hội An vẫn luôn sống mãi trong lòng người dân phố Hội, và là điểm đến yêu thích của hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước.

Lưu