Giới thiệu về Hội Quán Phúc Kiến Hội An – nét đẹp được gìn giữ

4861
hội quán phúc kiến hội an
Hội Quán Phúc Kiến là hội quán có tổng thể nhìn đẹp nhất ở Hội An.

Đến với phố cổ Hội An, một thị xã nhỏ bé nằm yên bình bên dòng sông Hoài, du khách sẽ có dịp biết đến những di tích rất nổi tiếng, và không thể không nhắc đến hội quán Phúc Kiến Hội An. Vốn được xây dựng bởi những thương gia đến từ Trung Hoa, nơi này nay đã được trùng tu, sữa chữa khang trang. Góp phần tạo nên cho đô thị cổ Hội An một diện mạo mới, rực rỡ và thu hút hơn.

Hội Quán Phúc Kiến Hội An ở đâu, có gì đáng tham quan?

Là một di tích về tôn giáo, tín ngưỡng ở Hội An, Hội Quán Phúc Kiến hay còn được gọi là Phước Kiến, được biết đến là một điểm dừng chân yêu thích của du khách. Đây là nơi thờ thần, Tiền Hiền và cũng là nơi để các hội đồng hương người Phúc Kiến đến hội họp. Nó vừa mang một kiến trúc độc đáo, lại vừa đem đến một cảm nhận sâu lắng. Nếu có dịp đến đây, du khách nên dừng chân thật lâu, thì mới cảm hết được cái ý nghĩa, giá trị đặc biệt của nó.

hội quán phúc kiến hội an
Chùa có tổng thể bên ngoài rất đẹp. Ảnh: takasphoto.com

Hội Quán Phúc Kiến là một trong ba hội quán nổi tiếng nhất còn tồn tại ở phố cổ Hội An. Bao gồm Hội quán Quảng Đông, Hội quán Dương Thương, Hội quán Triều Châu, Hội quán Hải Nam. Phúc Kiến cũng được cho là hội quán đẹp nhất của người Hoa ở Hội An.

  • Hội Quán Phúc Kiến Hội An nay nằm ở số 46 đường Trần Phú, Cẩm Châu, thành phố Hội An, Quảng Nam.

Đến ngày 17 tháng 2 năm 1990, Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Cách di chuyển đến Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Hội quán Phúc Kiến Hội An nằm ngay ở đường Trần Phúc, cũng là tuyến đường chính của phố cổ Hội An, được rất nhiều du khách đến viếng thăm. Vì vậy, để đến được đây, đầu tiên các bạn phải tìm đường đến phố cổ Hội An trước. Nếu xuất phát từ Đà Nẵng, các bạn có thể đi theo lộ trình như sau.

  • Phương án 1: Võ Nguyên Giáp – đường Trường Sa – Lạc Long Quân – rẽ phải vào Hai Bà Trưng – rẽ trái vào đường Nguyễn Công Trứ – rẽ trái vào Nguyễn Trường Tộ – đi thẳng vào Lê Lợi – rẽ trái vào Phan Châu Trinh – rẽ phải là tới Hội quán.
  • Phương án 2: Đường Lê Văn Hiến – đi thẳng vào DT607 – Đi thẳng vào khu vực Hội An – gặp đường Lý Thường Kiệt – rẽ phải vào đường Nguyễn Trường Tộ và đi theo lộ trình như trên.
cách di chuyển đến hội quán phúc kiến hội an
Hội quán nằm ngay trên đường Trần Phú nên rất dễ tìm.

Đó là hướng dẫn chi tiết nhất, nếu không tự tin các bạn có thể kết hợp với google maps để đi nhanh hơn. Nói chung, các bạn ở xa nếu không có kinh nghiệm du lịch Hội An, chỉ cần tìm đến phố cổ trước. Sau đó, có thể hỏi đường người dân hoặc khách du lịch.

>> Tìm hiểu: Từ Đà Nẵng đi Hội An bao nhiêu km, nên đi lúc nào hợp lý nhất?

Lịch sử Hội Quán Phúc Kiến Hội An có từ khi nào?

Theo một số tài liệu chính thống, Hội quán Phúc Kiến Hội An được xây dựng từ năm 1697, với mục đích là để thờ thần sông nước, con cái, tiền của, cầu mong mưa thuận gó hòa. Đến nay, hội quán trở thành nơi hội hop của những người Phúc Kiến, đến vùng đất Hội An để sinh sống, lập nghiệp.

Về lịch sử hình thành, vào khoảng năm 1649, 1650, tại đất nước Trung Quốc đã xảy ra một dấu mốc lớn. Nhà Thanh với thế lực hùng mạnh, đã đem quân tiêu diệt nhà Minh, từ đó lập ra triều đại Mãn Thanh. Do không chịu khuất phục, nhiều tướng lĩnh của nhà Minh đã nổi dậy, dành lại vị thế. Tuy nhiên, vì đội quân yếu ớt, không thể phản công, họ đã phải cùng với gia đình của bạn đi theo những con tàu ngược hướng về phía vùng Đông Nam Á.

hội quán phúc kiến hội an
Hội Quán khi xưa cũ kỹ hơn bây giờ nhiều.

Và Hội An là một trong số những nơi mà họ ghé lại, họ lên bờ và bắt đầu lập nên làng Minh Hương. Nơi đây về sau đã trở thành nơi ở của những người Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam và Haka. Và mỗi vùng miền sẽ tự xây nên một hội quán riêng mang tên mình, mục đích là để tạo sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau.

Giờ đây, nhờ những đóng góp của cộng đồng Hoa Kiều đến từ Phúc Kiến mà Hội Quán cũng được đầu tư khang trang, lộng lẫy hơn.

Thông tin về Hội Quán Phúc Kiến Hội An có thể bạn chưa biết

Hội Quán Phúc Kiến Hội An mấy giờ mở cửa?              

Hầu như các di tích, điểm tham quan trong phố cổ đều có một khung giờ hoạt động nhất định. Đó là từ 7h00 cho đến 17h00. Khách du lịch Hội An có thể đi tham quan hội quán vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, trừ buổi tối sẽ đóng cửa.

Giá vé tham quan Hội Quán Phúc Hội An bao nhiêu tiền?

Để vào tham quan hội quán, khách phải bắt buộc mua vé thì mới được vào. Mỗi vé như vậy sẽ bao gồm 3 trong 21 địa điểm tại phố cổ. Danh sách các điểm phải mua vé như sau:

  • Các bảo tàng: Gốm sứ Mậu Dịch, Văn há dân gian, văn hóa Sa Huỳnh, bảo tàng Hội An
  • Các công trình văn hóa: Chùa Cầu, đình Cẩm Phô, Miếu Quan Công, Tụy Tiên Đường Minh Hương
  • Nhà thờ: Nhà thờ Tộc Trần, Tộc Nguyễn
  • Nhà cổ: Phùng Hưng, Quân Thắng, Đức An
  • Hội quán: Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Thương Dương.
  • Các ngôi lăng mộ của các thương nhân Nhật Bản

Bên cạnh đó, nếu muốn xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, diễn ra vào lúc 10h15 và 15h15 phải bắt buộc mua vé.

>>> CLICK NGAY: Bảng giá vé tham quan phố cổ Hội An 2022 – Mua ở đâu, bao nhiêu tiền?

Tham quan Hội Quán Phúc Kiến Hội An có gì hấp dẫn?

Hội Quán Phúc Kiến Hội An – không gian kiến trúc và tâm linh

Trong tất cả các hội quán ở Hội An thì Hội Quán Phúc Kiến chính là nơi có không gian rộng và đẹp nhất. Vào thế kỷ 17, công trình này được đánh giá là tiêu biểu nhất ở cảng thị, bởi hội quán sở hữu kiến trúc mang nét đình chùa truyền thống với cổng Tam Quan, mái ngói lợp âm dương.

Trước đây, hội quán được xây dựng bằng gỗ, nhưng về sau được tu sửa lại bằng gạch, mái ngói. Không chỉ vậy, các hạng mục kiến trúc cũng đươc chạm trổ tinh xảo, ấn tượng. Bên trong chùa còn thờ nhiều bức tượng, trống đồng, chuông đồng, lư hương, 14 bức hoành phi cùng với rất nhiều các kỷ vật có giá trị.

hội quán phúc kiến hội an
Rất đông du khách đến hội quán yêu thích Hội Quán cũng bởi kiến trúc độc đáo.

Qua nhiều lần trùng tu, nay Hội Quán Phúc Kiến Hội An đã trở nên hoàn chỉnh, khang trang hơn gấp bội lần so với lúc mới xây dựng. Thông qua các hạng mục công trình, cách bài trí thờ phụng, cho thấy nơi này hướng đến triết lý Á Đông sâu sắc, thể hiện cho hạnh phúc của con người.

Hội quán không chỉ là địa điểm tâm linh của cộng đồng người Phúc Kiến tại Hội An mà còn là khách du lịch gần xa. Họ đến Hội An, có dịp đi ngang qua hội quá, ghé vào thăm hương cầu tự, mong sức khỏe dồi dào, cuộc sống an yên. Đặc biệt, Hội Quán Phúc Kiến còn là nơi cho những người hiếm muộn về đường con cái, đến cầu mong có được một đứa con.

Sống ảo điên đảo ở Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Đến với Hội Quán Phúc Kiến Hội An, du khách gần xa ngoài dịp được vãn cảnh chùa, thắp nhang cầu tự còn được tạo dáng với những kiến trúc độc đáo ở đây. Dù quy định có hạn chế quay phim, chụp ảnh ở những nơi linh thiêng nhưng điều đó không cấm tuyệt đối. Bạn có thể chụp thoải mái những gì mà mình thấy đặc sắc nhất, cũng là một cách để tìm hiểu thêm về di tích đó.

Từ cổng Tam Quan, Cá chép vượt vũ môn, chính điện hay khu vực treo vòng hương đều là những góc lên hình rất đẹp. Bạn có thể chọn góc thẳng hoặc góc nghiêng tùy vào từng khung hình sao cho đẹp nhất có thể. Với lối kiến trúc mang sắc đỏ đặc trưng, các tiểu cảnh được bài trí đẹp mắt, hài hòa đảm bảo mọi thứ lên hình đẹp vô cùng.

Những địa điểm đáng tham quan nhất ở Hội quán Phúc Kiến Hội An

Cổng Tam Quan

Đây là lối đi vào Hội quán Phúc Kiến Hội An, phía trên đề chữ Kim Sơn Tự vì lúc trước còn hay gọi là Kim Sơn Tự. Hai bên là Ông Nhật và Bà Nguyệt, nó tượng trưng cho trời và đất, là âm và dương. Từ cổng Tam Quan có 3 lối đi vào, với ý nghĩa là Thiên, Địa và Nhân, nam tả nữ hữu. Những ngày thường chỉ mở hai cánh cửa chính, còn cánh cửa Nhân ở giữa, chỉ mở vào những dịp lễ lớn.

hội quán phúc kiến
đ

Sau khi đi vào cổng Tam Quan là hàng loạt các tiểu cảnh gồm sân trước, sân sau, hồ nước, chính điện, hai dãy nhà Đông và Tây,vv.. Tất cả tạo nên một không gian rộng lớn khoảng 3.000m2.

>>> Phục Kích Nhà Cổ Tấn Ký Hơn 200 Năm Tuổi Nổi Tiếng Hội An

Cá chép vượt vũ môn

Đây là thứ mà du khách sẽ thấy ngay sau khi bước qua cổng Tam Quan. Một hòn non bộ với hình tượng cá chép hóa rồng hay cá chép vượt vũ môn. Đây là một truyền thuyết nổi tiếng ở Trung Quốc. Nó mang ý nghĩa mang đến nguồn nước dào dồi cho người dân. Điều đặc biệt là con cá chép này được chạm trổ với nhiều màu sắc khác nhau chứ không giống cá chép ở Cầu Tình Yêu Đà Nẵng.

hội quán phúc kiến hội an
Hình tượng Cá chép hóa rồng hay còn gọi là Cá chép vượt vũ môn.

Long – Lân – Quy – Phụng

Theo dân gian, Long – Lân – Quy – Phụng được gọi là Tứ Linh, đại diện cho sức mạnh của bốn linh vật của trời đất, cũng là đại diện cho nước, lửa, đất và gió. Khi ghé thăm Hội Quán Phúc Kiến, bạn sẽ thấy đủ cả 4 con vật này. Nếu con rồng là biểu tượng của uy quyền, con Lân là biểu tượng cho sự may mắn, rùa biểu tượng cho sự tồn tại bất diệt thì con phượng là biểu hiện cho tầng trên.

Các vòng nhang lớn bên trong

Đây là điểm nhấn trong Hội Quán Phúc Kiến, nó là một truyền thống đã từ lâu đời. Du khách sau khi đến đây vãn cảnh, quyên góp công đức sẽ được viết tên tuổi sau đó treo lên các vòng nhan lớn với mục đích cầu mong sức khỏe, tài lộc. Mỗi vòng hương như vậy cháy trong vòng 30 ngày, sau đó người ta sẽ đem các tờ giấy treo trên các khoanh nhang này đi đốt. Thường là lời cầu mau điều tốt cho gia đình, như vậy thì mới linh thiêng.

hội quán phúc kiến
Những chiếc vòng nhan tạo điểm nhấn cho hội quán.

Bộ bàn đá – nơi hội họp của người xưa

Khi bước vào khu vực tiền đình, bạn sẽ thấy xuất hiện một bộ bàn đá màu xanh ngọc. Trước đây bộ bàn này là nơi các thương dân Phúc Kiến dùng để hội họp, bàn bạc.

Khu vực chính điện

Đây là khu vực chính để thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, để mong bà phù hộ độ trì cho con dân được an toàn. Không chỉ ở Hội quán Phú Kiến mà dường như ở tất cả các miếu ở Hội An cũng đều thờ bà. Bà cũng được mệnh danh là vị thần của biển cả, bà giúp đỡ tất cả những người đi biển luôn được bình an.

hội quán phúc kiến hội an
Đây là khu vực có vị trí quan trọng nhất ở hội quán.

Ở bên phải của Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu chính là thần Thiên Lý Nhãn, chính là vị thần có khả năng nhìn xa trăm dặm, bên phải là thờ thần Thuận Phong Nhĩ, là thần có khả năng nghe xa trăm dặm. Họ chính là 2 vị thần luôn đi theo Bà để cứu giúp muôn dân.

Hậu tẩm

Đây là khu vực thờ 6 vị Lục Tánh Vương Gia, gồm Khâm Vương, Thuấn Vương, Trương Vương, Hoàng Vương, Chu Vương và Thập Tam Vương. Đây là 6 vị tướng đi đầu trong phong trào chống nhà Minh. Hằng năm, cứ đến 16/2 nhiều người đã đến đây để dâng hương, cầu mong mưa thuận gió hòa.

3 bà chúa sinh thai và 12 Bà Mụ

Ở bàn thờ bên phải là thờ Bà Chúa Sinh Thai, bà chính là người đã nặn ra hình hài những đứa trẻ, ngoài ra còn có 2 bà phái dưới đó là Bà khai sinh và Bà khai tử. Còn ở phía dưới thấp hơn thì chính là 12 Bà Mụ, mỗi bà sẽ có nhiệm vụ là chăm sóc đứa trẻ trong 1 tháng. Vì thế, trong 1 năm này, bé sẽ phát huy hết khả năng tự nhiên của mình như nói, cười, đi đứng. Và 12 Bà Mụ sẽ che chở cho mọi em bé.

Hội Quán Phúc Kiến Hội An có những lễ hội nào đặc sắc?

Ngoài những lễ hội nổi bật ở Hội An nói chung như thả đèn hoa đăng vào 14ÂL hằng tháng, lễ hội Bà Thu Bồn, Tết Trung Thu, lễ hội làng gốm Thanh Hà, lễ Vu Lan,… tại Hội Quán Phúc Kiến còn có riêng những lễ hội khác. Đó là lễ vía Lục Tánh vào 16/2 AL, vía Bà Thiên Hậu vào ngày 23/2 ÂL.

Kinh nghiệm tham quan Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Check in Hội Quán Phúc Kiến Hội An nên đi vào thời điểm nào?

Được biết Hội Quán Phúc Kiến Hội An mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ hai cho đến thứ 6. Bạn có thể đến đây bất kỳ khi nào, chỉ trừ một thời điểm hiếm hoi trong năm có đóng cửa, và không chỉ riêng Hội Quán Phúc Kiến mà tất cả các điểm tham quan khác cũng sẽ đóng cửa.

hội an
Hội An đẹp hơn vào mùa nắng.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc, bạn nên đi vào những ngày lễ lớn diễn ra tại hội quán, đó là ngày 16/2 và ngày 23/2 âm lịch. Lúc này, du khách đến hội quán cũng đông đúc hơn, các hoạt động cũng sẽ được chuẩn bị chỉnh chu và quy mô hơn. Đây cũng là thời điểm Hội An đang bước vào mùa khô, diễn từ từ tháng 3 cho đến tháng 8 hằng năm, nên thời tiết cực kỳ thích, rất thích hợp cho hoạt động tham quan, chụp hình.

Nên chuẩn bị gì khi đến Hội Quán Phúc Kiến Hội An?

Ngoài việc chuẩn bị vé tham quan phố cổ thì các bạn không cần phải mang theo bất cứ gì. Nếu có nhu cầu thắp hương thì có sẵn ở bên trong, còn nếu muốn vua vòng hương thì chỉ có trong hội quán bán.

Ngoài ra, bạn nên lên một lịch trình ban đầu, để không phải tốn nhiều thời gian di chuyển. Theo đó, bạn nên mua vé đi các địa điểm trong phố cổ, kết hợp với tham quan phố đi bộ trước. Bạn có thể tranh thủ đi hết trong phố cổ trong 1 buổi sáng. Sau đó, nếu có thời gian hãy sắp xếp đi các địa điểm ở xa hơn như là lò gạch cũ Hội An, bãi biển An Bàng, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế,… vào buổi chiều là đẹp.

Đến Hội Quán Phúc Kiến Hội An nên ăn gì?

Bạn có thể lên kế hoạch đi các địa điểm có trong vé tham quan phố cổ Hội An trước, sau đó thì không quên tìm đến các món đặc sản ở đây để thưởng thức. Hội An, dù đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, nhưng để mà nói về ẩm thực thì cực kỳ đáng để thử. Theo đánh giá, đồ ăn ở Hội An phong phú, ngon, rẻ và đặc biệt là một hương vị rất riêng. Đa số đều là các món ăn quê hương, dân dã như cao lầu, mì quảng, hến xào, chè thập cẩm,… rất đáng để thưởng thức một lần.

cao lầu hội an
Đặc sản Hội An mà bạn nhất định phải thử, đó chính là cao lầu.

Một số lưu ý khi tham quan Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Hội Quán Phúc Kiến nói riêng, và các địa điểm tâm linh khác ở Hội An nói chung, đều có những quy định riêng dành cho khách tham quan. Dù hiện nay, nếu đã có sẵn vé bạn có thể vào đây tham quan miễn phí, nhưng cần phải dằn túi một số các lưu ý như sau.

  • Chuẩn bị trang phục không hở hang, có thể không kín đáo nhưng phải lịch sự. Đó vừa thể hiện rằng bạn là một vị khách văn minh, vừa là để thể hiện sự tôn trọng, kính cẩn với những vị thần ở đây.
  • Để giữ trật tự cho hội quán, bạn nên đi đứng nhẹ nhàng, tránh cười đùa, giỡn hớt hay có một hành động gây rối nào.
  • Hội quán chỉ là nơi để tham quan, thắp hương cầu tự, không nên mang đồ ăn vào đây làm ảnh hưởng đến không gian linh thiêng.

>>> CLICK NGAY: Đặt tour Hội An 1 ngày khám phá 4 điểm đến nổi tiếng nhất phổ cổ

Hội quán Phúc Kiến Hội An, cùng với các hội quán khác như Quảng Đông, Triều Châu, Đại Nam, Thương Dương cùng một số hội quán khác đã tạo nên một hệ thống điểm tâm linh ở phố cổ. Góp phần không nhỏ vào nét văn hóa độc đáo cũng như tạo nên sức hút cho Hội An. Với lối kiến trưng rất riêng lại được đặt trong một không gian phố cổ bình yên, cổ kính thì Hội Quán Phúc Kiến xứng đáng là điểm đến trong hành trình du hí Hội An của mọi du khách.

Lưu