Giới thiệu về phố cổ Hội An di sản văn hóa nổi tiếng thế giới

6079
Giới thiệu về phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An - điểm đến quyến rũ và lãng mạn.

Không sầm uất và cũng không phát triển như du lịch Đà Nẵng, Hội An mang một màu sắc hoàn toàn khác. Nơi mà cuộc sống cứ bình lặng và không gian cổ kính vẫn cứ như thế, mặc cho dòng chảy vô tình của thời gian cũng chẳng thể nào vùi lấp đi điều ấy. Những mái ngói phủ đầu rêu phong, những con đường ngập tràn sắc màu của đèn lòng, những công trình kiến trúc rồi đến các phong tập, tập quán,… dường như vận còn nguyên vẹn. Bài giới thiệu về phố cổ Hội An hôm nay sẽ cho bạn thấy rõ sức hấp dẫn, quyến rũ của đô thị cổ kính hơn 400 năm này.

Giới thiệu về phố cổ Hội An nằm ở đâu, thuộc tỉnh nào?

Hội An rất nổi tiếng nhưng nhiều du khách chưa đến đây bao giờ có thể chưa biết thành phố này ở đâu, thuộc tỉnh nào. Trong bài tổng quan về phố cổ Hội An sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất cho bạn trước khi bắt đầu khám phá. Đây là một đô thị cổ trực thuộc vùng đông bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 63.66 km2. Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Tây Nam và cách Thánh địa Mỹ Sơn khoảng 40 km.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Hội An là một phố cổ nổi tiếng nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, Quảng Nam.

Sở hữu một vị trí khá thuận lợi nên Hội An vừa có biển vừa có đảo. Điều này đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái và địa lý. Phần diện tích đất liền khoảng 46,22 km2 giáp với huyện Duy Xuyên về phái Nam, phía Tây và Bắc giáp với Điện Bàn, phía Đông giáp với bờ biển dài khoảng 7 km. Còn phần diện tích đảo khoảng 15 km là đảo Cù Lao Chàm.

Nơi đây có nhiều khu phố cổ được xây dựng từ thế kỷ 16, đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn. Kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản thế giới (năm 1999), Hội An trở thành địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

>>> Bạn đã biết: Phố cổ Hội An ở đâu, di chuyển từ Đà Nẵng như thế nào?

Thông tin về phố cổ Hội An | Lịch sử hình thành phố cổ

Ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16 – thời kỳ mà Việt Nam nằm dưới sự vị trì của nhà Lê. Năm 1527, Mạc Đăng Dung dành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh lúc bấy giờ nằm dưới quyền cai quản của nhà Mạc. Tuy nhiên đến năm 1533, nhóm binh sĩ nhà Lê (do Nguyễn Kim) cầm đầu chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim mất, con rẻ là Trịnh Kiểm nắm dành quyền và dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thể kỷ 16.

Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyên và một số binh lính lùi về vùng Thuận Hóa. Đến sau năm 1570, ông tiếp tục nắm quyền trấn thủ tỉnh Quảng Nam. Sau đó cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng thành thủy, mở rộng giao thương buôn bán với các nước phương Tây, Trung Quốc và Nhật Bản. Cũng bắt đầu từ đó, Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á giai đoạn thế kỷ 17, 18.

Về tên gọi Hội An. Theo người phương Tây xưa kia gọi Hội An là Faifo, có nghĩa là đô thị/phố buôn bán có cảng. Nhưng đây chỉ là một cách gọi, không được coi là chính thức mà Hoài Phố mới là tên gọi chính trước tên Hội An được sử dụng.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Hội An trước kia còn được gọi là Hoài Phố.

Giới thiệu về phố cổ Hội An có gì đẹp và thu hút khách du lịch?

Phố cổ Hội An sở hữu nét đẹp cổ kính, nhẹ nhàng

Không quá phô trương, ồn ào, Hội An đơn giản và nhẹ nhàng hòa mình vào không khí phố thị với nhịp sống chậm rãi, khác hẳn với sự vội vã của những thành phố khác. Nếu đến thăm Hội An vào một buổi sáng sớm, du khách sẽ cảm nhận được tất cả. Nó thực sự rất yên tĩnh, rất phù hợp cho những ai đang cần không gian để nghỉ ngơi sau những tất bật của cuộc sống.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Một vẻ đẹp cổ kính, dịu dàng rất riêng của Hội An.

Nhờ những điều kiện thuận lợi về địa lý mà Hội An ngày càng trở nên thịnh vượng, tạo cho mình một nét đẹp không hề trùng lặp. 6 thế kỷ trôi qua, hình bóng của thương cảm sầm uất một thời giờ đây đã được thay thế bằng sự mộc mạc, giản dị hơn. Nó được thể hiện qua những công trình kiến trúc cổ, những ngôi nhà nhỏ xinh đơn sơ hay những con phố đèn lồng lãng mạn,…

Phố cổ Hội An – nơi giao lưu nhiều nền văn hóa

Từng là một thương cảng đông đúc, sầm uất nhất tồn tại gần 200 năm. Kể từ khi triều Nguyễn cho phép mở cửa thông thương, nơi đây đã đón tiếp rất nhiều thuyền buôn từ khắp các miền của Việt Nam và Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ,… Chính điều này đã tạo điều kiện để văn hóa các nước du nhập vào Hội An, tạo nên một Hội An đa sắc màu, đa văn hóa.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Hội An là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau.

Văn hóa Hội An có sự giao thoa văn hóa các nước phương Đông gồm Trung Hoa, Nhật Bản và văn hóa Việt. Ngoài ra còn có sự giao thoa giữa các nền văn hóa cổ, được xem là một bức tranh thu nhỏ xã hội của 3 nền văn hóa cổ diện đó là văn hóa Champa, Sa Huỳnh và Đại Việt. Tuy vậy, nơi này vẫn giữ lại được cái hồn của dân tộc Việt.

Phố cổ Hội An – nơi có những lễ hội truyền thống đặc sắc

Dựa trên lịch sử từng là một thương cảng sầm uất, là nơi giao lưu văn hóa của nhiều quốc gia nên Hội An cũng những lễ hội thú vị và đặc sắc giao thoa nhiều tín ngưỡng, phong tục khác nhau. Điều này như tạo nên một nét chấm phá đặc sắc trong bản vẽ của bức tranh Phố Hội, được cả du khách trong và ngoài nước thích thú.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Đây cũng được xem là một nét đẹp của phố Hội.

Hiện tại du lịch Hội An có những lễ hội nổi tiếng như: lễ hội tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, lễ hội kín ngưỡng thành hoàng làng, kỷ niệm các bậc thánh nhân, tôn giáo. Đặc biệt là ngày rằm 14, 15 Âm lịch hàng tháng. Cùng với đó là nhiều hoạt động dân gian như bài chòi, hò khoan, hò giã gạo,.. những trò chơi tưởng chừng đã bị lãng quên hàng chục năm về trước vẫn được tìm thấy ở đây.F

Hội An với những kiến trúc cổ truyền thống

Sẽ thật thiếu sót khi giới thiệu về Hội An mà không nói đến kiến trúc. Nhiều người nói Hội An như một cuốn sách của thời gian, mỗi trang sách là một trang sử của nền văn hóa. Nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, những bức tường vàng và cả những con đường. Dù đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ khá nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa, trầm mặc rêu phong trong từng viên gạch, mái ngót, hàng cây,… nó giống như nét bình dị trong tính cách lẫn tâm hồn nhân hậu, chân chất của người dân phố Hội.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Đến đây bạn sẽ tìm thấy rất nhiều công trình kiến trúc cổ.

Miêu tả kiến trúc phố cổ Hội An | Điều làm nên nét đẹp quyến rũ cho Hội An

Kiểu nhà ở Hội An

Đến Hội An, du khách dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc điểm chiều ngang hẹp (4 – 8 m), chiều sâu rất dài (10 – 40 m) giống như hình ống. Đây chính là kiểu nhà phổ biến nhất ở đây. Do đặc điểm khí hậu khá khắc nghiệt nên các vật liệu dùng để xây nhà đều có sức chịu lực và độ bền cao. Thông thường, các ngôi nhà trong phố cổ sẽ có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, tường gạch hai bên ngăn cách. Bố cục mặt bằng sẽ gồm vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, nhà cầu, sân trong, nhà sau ba gian, vườn sau.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà nhỏ hai tầng như thế này.

Mỗi ngôi nhà dù nhỏ hay lớn hơn đều đảm bảo sự hài hòa về không gian và thiên nhiên với cây cảnh, hòn non bộ,… tạo nên nét đẹp tổng thể. Nhờ lối kiến trúc độc đáo mà không gian ngôi nhà luôn thoáng đãng và ngập tràn ánh nắng mặt trời. Đem lại cuộc sống thư do thaori mái cho người dân và tạo sự thích thú cho du khách.

Mái ngói rêu phong

Tất cả những ngôi nhà ở Hội An đều được lợp bằng ngói, dạng hai mái. Hầu hết nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà hai nếp mái kế nhau. Ngược lại nhà cầu thì được lợp theo kiểu bốn mái. Về tổng thẻ thì nhà trước, nhà sau và nhà cầu đều được bằng những mái ngói riêng biệt.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Những mái ngói phủ đầy rêu phong.

Điểm đặc biệt, ngói dùng để lợp nhà ở Hội An là loại ngói được làm từ đất, mỏng, nung thô, hình vuông, hơi cong, mỗi cạnh dài khoảng 22 cm và lợp theo kiểu âm dương. Lợp xong, các viên ngói sẽ được cố định bằng những dải ngói nhô lên theo chiều xuôi, tăng vẻ cứng cáp cho mái nhà. Còn phần nóc được xây cao lên hình chữ nhật. Hình thức và cách trang trí này đã gây ấn tượng cho phố cổ Hội An.

Đường phố Hội An

Đường phố cũng là một điểm nhấn tạo nên nét đẹp độc đáo cho đô thị cổ này. Các con đường được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn, đẹp, uốn lượn và ôm lấy những dãy nhà. Bước chân qua từng con phố nhỏ xinh nơi này, du khách sẽ được cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp của phố Hội, thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt của người dân – một cuộc sống rất yên bình, giản dị.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Đường phố Hội An tuy nhỏ nhưng cũng rất xinh.

Giới thiệu về Hội An với những di tích và danh thắng cảnh tiêu biểu

Chùa Cầu Nhật Bản

Ai khi giới thiệu phố cổ Hội An hay đến thăm vùng đất này đều không thể bỏ qua Chùa Cầu. Chùa Cầu hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản, nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Đây là công trình kiến trúc độ đáo, tiêu biểu và được xem là biểu tượng của Hội An. Nó được các thương gia người Nhật xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Tuy nhiên, do tác động của thời gian và dưới dự trùng tu nhiều lần đã mất đi một số nét trong kiến trúc ban đầu, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt – Trung.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Đây được xem là biểu tượng của phố cổ Hội An.

Chùa Cầu mang hình dáng chữ Công, mặt cầu lát bằng ván gỗ. Cầu có mái che uốn cong mềm mại và được chạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo. Trên cửa có chạm 3 chữ Hán: Lai Viên Kiều. Trên sường có một ngôi miếu nhỏ , còn ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Đây là địa điểm cho ra đời nhiều bức ảnh cực đẹp.

Các ngôi nhà cổ trong phố cổ

  • Nhà cổ Tấn Ký

Nhà cổ Tân Ký được xây dựng cách đây gần 200 năm, có kiểu kiến trúc hình ống với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian giữ một chức năng riêng. Mặt tiền ngôi nhà dùng để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông làm nơi sản xuất, nhập hàng hóa. Các vật liệu, nội thất bên trong chủ yếu là gỗ và được chạm trỗ hết sức tinh xảo. Ngôi nhà cổ này vinh dự trở thành Di sản cấp quốc gia và là nơi duy nhất đón tiếp các nguyên thủ Quốc gia.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Trong lòng phố cổ có rất nhiều ngôi nhà cổ đáng để tham quan.
  • Nhà cổ Phùng Hưng

Nằm trên con đường Nguyễn Thị Minh Khai, nhà cổ Phùng Hưng có tuổi thọ hơn 100 năm sở hữu kết cấu độc đáo cũng là công trình kiến trúc nổi bật của phố cổ. Ngôi nhà với phần gác cao bằng gỗ và hành lang rộng bao quanh, thể hiện được sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông. Tại đây lưu giữ những thông tin về lối sống của các thương nhân tại thương cảng Hội An xưa. Nhà cổ này được cấp bằng di tích lịch sử – văn hóa vào tháng 6/1993.

Hội An với các hội quán

  • Hội quán Phúc Kiến

Tương truyền rằng đây là một ngôi miếu nhỏ được dựng lên vào năm 1697 để thờ Thiên Hậu  Thánh Mẫu – pho tượng được tìm thấy ở bờ biển Hội An. Theo quan niệm của mọi người, đây là bà chúa giúp đỡ các thương nhân vượt qua đại dương để buôn bắn khắp nơi. Một thời gian sau, hội quán Phúc Kiến được các Hoa Kiều tại Hội An đóng góp và trùng tu trở thành hội quán phát triển như hiện nay.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Các hội quán cũng là một nét đặc sắc trong kiến trúc.
  • Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông được xây dựng vào năm 1885 do đồng bào Hoa kiều đứng ra. Thoạt đầu nó dùng để từ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử nhưng sau năm 1911 chuyển sang thờ Tiền Hiền và Quan Công. Sự kết hợp hài hòa giữa các chật liệu gỗ, đá và họa tiết trang trí đã tạo nên cho hội quán một vẻ đẹp rất riêng.

  • Hội quán Triều Châu

Đây cũng là một công trình rất đáng nhắc đến khi giới thiệu về phố cổ Hội An. Hội quán được xây dựng từ năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – một vị thần giỏi chế ngự sóng gió và giúp cho việc đi lại, buôn bán của các thương dân khắp nơi được thuận buồm xuôi gió. Cũng tương tự như các hội quán trong phố cổ, Triều Châu có kết cấu với bộ khung gỗ được chạm trổ tinh xảo cùng những họa tiết từ gỗ và sành sứ tuyêt đẹp.

Phố cổ và những ngôi chùa cổ

  • Chùa Ông

Ngôi chùa này được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1653 và đã trải qua 6 lần trùng tu sau đó. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, là nơi thờ tượng Quan Vân Trường nên còn được gọi là Quan Công Miếu. Được xem là trung tâm tín ngưỡng của người dân tỉnh Quảng Nam xưa và là nơi mà các thương nhân thường xuyên lui tới để cầu xăm may mắn.

  • Quan âm Phật tự Minh Hương

Là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn sót lại giữa lòng phố cổ. Không chỉ có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp mà còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điều khắc bằng gỗ do chính tay các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng Hội An tạc nên. Thông thường vào những ngày lễ hay ngày rằm có rất nhiều người đến đây thắp hương khẩn cầu.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Ở đây hiện còn khá nhiều ngôi chùa cổ.
  • Nhà thờ tộc Trần

Nhà thờ tộc Trần do một vị quan họ Trần từ Trung Hoa di cư đến đây khởi công từ năm 1802 theo nguyên tắc phong thủy của cả người Hoa và người Việt. Nằm trên một khu đất rộng với nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà, không gian trưng bày các di vật liên quan tới dòng họ, nhà ở,… Đến Hội An, du khách đừng bỏ qua địa điểm này nếu muốn hiểu hơn về văn hóa xưa.

Các bảo tàng Hội An

  • Bảo tàng lịch sử – văn hóa

Bảo tàng xây dựng vào năm 1989, là nơi trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu bằng gốm sứ, đồng, sắt, gỗ, giấy,… Qua đó phản ánh những gia đoạn phát triển của đô thị – thương cảng này từ thế kỷ 2 sau công nguyên đến thế kỷ 2 – thế kỷ 15 và thế kỷ 15 – thế kỷ 19.

  • Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch cũng là một trong những địa chỉ được đề cập nhiều trong các bài thông tin về phố cổ Hội An. Đây thực chất là một căn nhà cổ đến năm 1995 được tu sửa thành bảo tàng. Bảo tàng gốm sứ hiện tọa tại số 80 Trần Phú, trưng bày hơn 430 hiện vật có niên đại từ thế kỷ 8 – 18. Hầu hết các mẫu gốm sứ đều có nguồn gốc từ Trung Hoa, Nhật Bản, Ân Độ, Thái Lan, Việt Nam,… minh chứng cho vai trò của Hội An trên mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Đến Hội An du khách không thể nào không ghé thăm các bảo tàng.
  • Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Nơi cung cấp khá đầy đủ những thông tin về cư dân thuộc hệ văn hóa Sa Huỳnh – chủ nhân của thương cảng Hội An. Hiện, bảo tàng trưng bày khoảng 216 hiện vật có niên đại từ 2.000 năm trước được phát hiện và khau quân từ năm 1959 – 1994. Tất cả đều được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo và giá trị của Việt Nam hiện nay.

  • Bảo tàng y truyền thống Hội An

Bảo tàng được thiết lập trong ngôi nhà cổ mang kiểu nét giống với nhà phố Hội. Bảo tàng này đưa vào hoạt động từ giữa tháng 3/2019, trưng bày hơn 200 hiện vật và tư liệu lên quan đến nghề y truyền thống. Cùng với đó là nhiều không gian đặc sắc như: khu bán thuốc Bắc, khu tái cảnh cảnh phơi, bảo quản thuốc, không gian chế biến một số loại thuốc…

Tham quan phố cổ Hội An có gì chơi | Giới thiệu những trải nghiệm nên thử

Dừng chân trên mảnh đất từng được mệnh danh là thương cảng nhộn nhịp nhất Việt Nam, hẳn du khách sẽ rất tò mò nơi đây có gì chơi? Trong lần giới thiệu về phố cổ Hội An này, dulichkhampha24 xin mách với bạn những trải nghiệm thú vị đó là:

Chiêm ngưỡng phố lồng đèn rực rỡ

Có thể bạn chưa biết, Hội An được ví von là “thành phố đèn lồng” khi sở hữu hàng nghìn chiếc đèn lòng với đủ màu sắc, kích cỡ và hình dáng. Bên cạnh những dãy nhà với những dãy nhà với những bức tường vàng bắt mắt. Phố hội lúc về đêm sẽ cho du khách một cảm nhận hoàn toàn khác biệt khi khoác lên mình vẻ đẹp lung linh, mờ ảo. Điều này càng thu hút hơn ở bờ sông Hoài thơ mộng và cả con đường La Hán – cung đường sắc màu. Những ai tới đây một làn sẽ được hòa nhập vào nhịp sống và không gian lãng mạn đó.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Phố đèn lòng là một hình ảnh đặc trưng của phố cổ Hội An.

Tham quan khuôn viên của khu phố cổ Hội An

Hội An chưa bao giờ hết hấp dẫn trong mắt kẻ lữ khách, nhất là sau khi nhận được nhiều giải thưởng và vinh danh nó lại càng thu hút hơn, lượng khách ngày một tăng. Bạn hãy dành thời gian dạo quanh phố cổ, chắc chắn sẽ có cảm giác lạc vào một đất nước mà ngỡ chỉ có trong chuyện cổ tích. Khung cảnh bình dị, nhịp sống nhẹ nhàng, người dân thì thân thiện và niềm nở. Hoặc bạn cũng có thể thử cảm giác dạo phố bằng xích lô hoặc xe đạp, đi qua các con đường, ngõ hẻm chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ và chụp một vài tấm hình kỷ niệm.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Dạo quanh một vòng phố cổ bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều điều hay ho.

Lặng ngắm hoàng hôn bên bờ sông Hoài

Sông Hoài là một nhánh của dòng sông Thu Bồn, dòng sông hiền hòa nằm ngay trong thành phố ôm lấy phố cổ lại trở thành tâm điểm của mọi hành trình. Du khách có thể dạo bộ dọc bờ sông hay chọn một quán cà phê cốc ven đường để ngắm cảnh sông và phố cổ. Ngoài ra có thể thuê thuyền dạo quanh mặt sông, ngắm cảnh hoàng hôn buông dần với những ánh đèn đủ màu sắc phát ra từ phố đèn lồng. Điểm đặc biệt ở đây là thuyền không động cơ nên du khách sẽ cảm nhận được sự gần gũi, bình yên và quyến rũ.

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Đừng bỏ lỡ khoảnh khắc hoàng hôn bên bờ sông Hoài.

Đến phố cổ Hội An, thưởng thức nét ẩm thực đặc trưng

Không rộng lớn như các thành phố khác, Hội An bé thôi nhưng chẳng thiếu chỗ ăn và món ăn ngon. Bạn có thể dừng chân ở một quán vỉa hè ven đường hay các quán ăn, nhà hàng trong khuôn viên phố cổ thưởng thức các đặc sản như: cao lầu, mỳ Quảng, bánh bao, bánh vạc, bánh đập hến xào, chè bắp, bánh ướt thịt nướng, bánh xèo,… Không chỉ có đồ ăn ngon mà cách bày trí, phục vụ cũng gây ấn tượng cực kỳ tốt với kẻ lữ khách..

Giới thiệu về phố cổ Hội An
Thưởng thức ẩm thực phố cổ là một trải nghiệm thú vị.

>>> Buổi tối ở phố cổ thì làm gì: thả đèn Hoa Đăng Hội An cầu may mắn rực sáng sông Hoài

Những danh hiệu làm nên tên tuổi cho phố cổ Hội An

Với những gái trị mà phố cổ Hội An đang có và đang gìn giữ suốt hàng trăm năm qua đã trở thành cái tên nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam và cả thế giới. Nhiều năm trở lại đây, Hội An xuất sắc khi được nhắc đến và vinh danh trên các diễn đàn du lịch, các trang báo/kênh truyền hình quốc tế.

Những “thành tích” dưới đây có thể nói là niềm tự hào của Hội An nói riêng và của Việt Nam nói chung. Cũng chính nhờ những điều này mà tên tuổi của đô thị cổ ngày càng lan rộng và được nhiều người biết đến, khiến ai cũng muốn đến đây một lần để cảm nhận.

  • Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (ngày 4/12/1999).
  • Hội An được Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chứng nhận là Thành phố du lịch sạch ASEAN.
Giới thiệu về phố cổ Hội An
Hội An ngày càng được nhiều du khách biết đến.
  • Hội An lọt vào top điểm đến phổ biến nhất thế giới năm 2021 – Giải thưởng do khách du lịch bình chọn thông qua trang TripAdvisor
  • Thành phố Hội An được trao tặng danh hiệu “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu Châu Á năm 2019” của World Travel Awards – giải thưởng du lịch thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
  • Hội An nhận giải thưởng “thành phố quyến rũ nhất thế giới năm 2019” do tạp chí du lịch nổi tiếng Travel and Leisuare trao tặng.
  • Phố cổ Hội An dẫn đầu trong danh sách tìm kiếm trên Google và hình ảnh Hội An được vinh danh trên trang chủ của Google.com vào ngày 16/7/2019.
  • Hai năm liên tiếp phố cổ Hội An được độc giả báo Mỹ Travel + Leisure là thành phố đừng đầu top 15 thành phố du lịch tốt nhất Châu Á.
  • Hội An được kênh truyền hình quốc tế CNN bình chọn là một trong 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới.

Qua thông tin giới thiệu về phố cổ Hội An trên, hẳn bạn đã biết vì sao vùng đất này lại trở nên đặc biệt và hấp dẫn đến thế rồi phải không nào. Không quá hiện đại, cũng không phô trương, chỉ có vậy thôi nhưng nó luôn có một sức hút kỳ lạ. Hãy đến đây một lần để cảm nhận sự cổ kính, nhẹ nhàng ấy, để chiêm ngưỡng khung cảnh lãng mạn ấy và thưởng thức các món ngon ấy… Đảm bảo, nếu đã tới một lần bạn còn muốn quay trở lại lần 2, lần 3…

Lưu