Phục Kích Nhà Cổ Tấn Ký Hơn 200 Năm Tuổi Nổi Tiếng Hội An

1973
Nhà Cổ Tấn Ký
Nhà Cổ Tấn Ký - Ngôi nhà có tuổi đời hơn 200 năm.

Trong hệ thống nhà cổ tại Hội An không thể không nhắc đến nhà cổ Tấn Ký. Trải qua hơn 200 năm lịch sử thăng trầm, ngôi nhà cổ này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp vượt thời gian. Với những nét kiến trúc độc đáo và nhiều hiện cổ vật quý giá, nơi đây đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng lãm. Đến đây, bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử ngôi nhà cũng như biết thêm nhiều điều thú vị, hãy cùng khám phá nhé!

Giới thiệu nhà cổ Tấn Ký nằm ở đâu, có gì đặc biệt

Hội An là một thành phố cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố du lịch Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nơi đây từng được biết đến là thương cảng sầm uất nhất khu vực Châu Á và là nơi giao thoa nền văn hóa của rất nhiều nước khác nhau. Trải qua hơn 400 năm, đô thị cổ này vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc mang đậm nét nghệ truyền thống. Mỗi ngôi nhà cổ là một công trình nổi bật ngay trong lòng phố cổ và nhà cổ Tấn Ký là một đại diện trong số đó.

Nhà Cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký nằm trên con đường Nguyễn Thái Học ngay trung tâm phố cổ.

Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, phường Minh An, thành phố Hội An. Từ khu vực trung tâm phố cổ, du khách chỉ cần đi theo cung đường Cửa Đại – qua Trần Hưng Đạo – Nguyễn Huệ – Phan Chu Trinh – Lê Lợi. Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy con đường Nguyễn Thái Học thì rẽ trái, đi thêm một đoạn nữa sẽ thây căn nhà này nằm bên tay trái. Do nằm ở khu vực trung tâm nên chỉ mất vài phút đi bộ thôi, du khách có thể yên tâm nhé.

Nhà Cổ Tấn Ký
Trải qua bao nhiêu thời gian ngôi nhà cổ này vẫn còn gìn giữ khá nguyên vẹn.

Được xem như một “bảo tàng sống”, tái hiện lịch sử cuộc sống của người dân phố Hội. Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng nơi đây vẫn giữ gần như nguyên vẹn kết cấu và nét kiến trúc như lúc mới xây dựng. Qua bao biến cố, nó vẫn mang trong mình nét đẹp cuốn hút. Nhà cổ Tấn Ký Hội An là ngôi nhà đầu tiên được vinh danh là một di tích văn hóa, lịch sử quốc gia năm 1990. Tại đây thường chào đón các nguyên thủ quốc gia, chính trị trong và ngoài nước. Đồng thời nhiều đoàn phim cũng đã chọn bối cảnh ngôi nhà để quay phim. Chính nhờ những điều này mà nó ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều du khách tới tham quan và tìm hiểu về lịch sử ngôi nhà.

>>> Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Thông tin về giá vé và thời gian hoạt động của nhà cổ Tấn Ký

Nhà cổ Tân Ký Hội An có bán vé tham quan không?

Theo kinh nghiệm du lịch Hội An được biết, dù nhà cổ không bán vé riêng lẻ. Nhưng nếu du khách muốn khám phá địa điểm này sẽ cần mua vé tham quan phố cổ. Giá vé đối với khách là người Việt Nam 80k/người/lượt và đối với khách nước ngoài là 1à 120k/người/lượt. Giá vé này đã bao gồm tham quan các cảnh quan chung của phố cổ Hội An và 3 địa điểm tự chọn trong quần thể di sản, trong đó có nhà cổ Tấn Ký. Ngoài ra, giá vé cũng bao gồm cả việc trải nghiệm các họat động nghệ thuật, trò chơi dân gian và khu chợ đêm.

Nhà Cổ Tấn Ký
Chỉ cần mua vé tham quan phố cổ là bạn sẽ được thoải mái check-in nhà cổ.

Lưu ý: Vé tham quan chỉ có giá trị trong vòng 24 giờ nên du khách lưu ý sắp xếp lịch trình nhé.

Giờ mở cửa của nhà cổ Tấn Ký

Để phục vụ nhu cầu của du khách các nơi đến khám phá khu nhà cổ, nhà cổ Tấn Ký ở Hội An mở cửa từ 8h30 – 17h45 hàng ngày, kể cả cuối tuần, ngày lễ, Tết. Vì thế, dù đến đây vào mùa nào, ngày nào bạn cũng có thể ghé qua nhà cổ này nếu muốn. Đây là điểm đế lý tưởng cho những ai yêu và muốn trải nghiệm rõ nét vẻ đẹp cổ kính của phố Hội.

Lịch sử nhà cổ Tấn Ký được hình thành từ bao giờ?

Tấn Ký là ngôi nhà cổ được xây dựng vào năm 1741, tức là vào cuối thể kỷ 18 có kiến trúc đặc trưng của các loại nhà phố ở Hội An. Được biết, ngôi nhà từng là nơi sinh sống của 7 thế hệ con cháu thuộc nhà họ Lê và có ông Lê Công – một thương nhân gốc Hoa biết nắm bắt thời thế, làm giàu nhanh chống như buôn bán nông sản. Ông đã sử dụng thuyền và ngược dòng sông Thu Bồn lên miền cao nhập hàng mang về Hội An kinh doanh.

Nhà Cổ Tấn Ký
Ngôi nhà từng là nơi sinh sống của 7 thế hệ.

Đến đời thứ hai, các cụ lấy tên hiệu là Tấn Ký làm ăn, buôn bán nông sản với ý nghĩa phát đạt trong kinh doanh và cái tên này được gọi cho đến bây giờ. Mặt tiền của nhà ở phố đường Nguyễn Thái Học, còn phía sau là phố Bạch Đằng thông ra bờ sông, là cửa ngỏ để tàu thuyền cập bến, giúp thuận lợi trong việc nhập hàng hóa.

Tuy nhiên, lịch sử nhà cổ Tấn Ký đến thế kỷ 20, khi dòng sông thu Bồn bị thu hẹp lại do bồi đắp của phù sa. Điều này đã làm cho tàu thuyền đi lại khó khăn hơn, cũng từ đó mà việc làm ăn của Tấn Ký nói riêng và của thương cảng Hội An nói chung dần dần suy yếu. Nhà cổ Tấn Ký đã trải qua một trận lụt lịch sử, đỉnh điểm là vào năm 1964, nước dâng ên đến tầng một. Tuy vậy, ngôi nhà cũ vẫn còn nguyên vẹn, như sự thách thức với thời gian. Không chỉ nét kiến trúc xưa còn khá nguyên vẹn mà những vật dụng cổ bên trong ngôi nhà cũng được giữ nguyên.

Nhà Cổ Tấn Ký
Mặt sau của ngôi nhà dùng để xuất và nhập hàng hóa.

Khám phá và chiêm ngưỡng nét kiến trúc đặc sắc của nhà cổ Tấn Ký

Vật liệu xây dựng nhà cổ Tấn Ký

Cũng giống như các nhà cổ ở Hội An khác, gỗ là vật liệu chính để xây dựng nhà cổ Tấn Ký. Chúng được chạm khắc tinh xảo các hình hoa quả, rồng,… Trải qua hàng thế kỷ, chất liệu gỗ càng bóng láng, mượt mà, rắn rỏi. Chính màu nâu trầm của nó đã tăng lên vẻ uy nghiệm, cổ kính cho không gian ngôi nhà. Đến nay, chủ nhà vẫn sử dụng các vật dụng cổ kính và cách bày trí nội thất cổ xưa.

Nhà Cổ Tấn Ký
Vật liệu xây dựng ngôi nhà chủ yếu là gỗ và gạch, đá.

Ngoài gỗ thì gạch và đá cũng được sử dụng nhiều các các chi tiết như sàn, tường, ngoại thất,… điểm đặc biệt là đá được mang về từ Non Nước và một số vùng tận Thanh Hóa. Bên cạnh vai trò tạo điểm nhấn cho ngôi nhà thì chúng bảo vệ, giữ cho các khung không bị mục.

Nhà cổ Tấn Ký chịu ảnh hưởng của nhiều kiểu kiến trúc

Ngôi nhà mang kiểu kiến trúc hình ống đặc trưng của phố cổ, khắp nơi đều có cửa sổ và nơi đón ánh sáng duy nhất là khoảng sân (hay còn gọi là giếng trời). Có thể nói, khi dựng ngôi nhà này, những người thợ làng mộc Kim Bồng Hội An xưa đã phối hợp rất điêu luyện 3 phong cách Việt – Nhật – Hoa. Căn đầu tiên được thiết kế theo kiểu nhà 3 gian truyền thống của người Việt, trần nhà lợp ngói âm dương. Cùng với đó là hàng loạt điểm nhấn vi kèo, xuyên, trính được chạm trổ tinh xảo đủ hình, tượng trưng cho sự vượt khó thành đạt, con cháu đông đúc và khát vọng trường tồn.

Nhà Cổ Tấn Ký
Những họa tiết, hoa văn được chạm trổ một cách tinh xảo.

Phía trong ngôi nhà, lối kiến trúc của người Hoa được thể hiện trên vì kèo. Những thanh này được gọi thanh ngọc như ý với hình chạm trổ dải lụa quanh hai thanh kiếm – hình ảnh đặc trưng của người Hoa xưa. Ngoài ra, còn kết hợp 3 thanh ngang biểu trưng cho thiên – địa – nhân và 5 cột đôi dọc biểu trưng cho ngũ hành hy vọng sự an lành. Có một điều rất độc đáo là ngôi nhà không sử dụng đến một chiếc đinh nào. Các tấm gỗ, thanh gỗ “ăn khớp” với nhau hoàn tằng bằng mộng nhưng vẫn rất vững chắc. Kiến trúc hài hòa nói lên sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

Nhà Cổ Tấn Ký
Ngôi nhà không sử dụng cái đinh nào nhưng vẫn rất chắc chắn.

Nhà cổ Tấn Ký Hội An | Nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá

Rất nhiều hiện cổ vật quý hiếm du khách sẽ nhìn thấy

Bên cạnh kiểu kiến trúc cổ xưa, nhà cổ Tấn Ký còn thu hút du khách bởi những cổ vật lâu đời đang được trưng bày trong không gian ngôi nhà. Nhiều trong số đó phải kể đến các bức tranh tuyệt đẹp như: Tích Đức Lưu Tôn, Tâm Thường Thái và bức hoành phi ngay ở phòng khách. Đặc biệt, ngôi nhà vẫn còn lưu giữ lại một món đồ quý giá duy nhất chỉ một chiếc, đó là chén Khổng Tử – báu vật gắn với tích xưa về Khổng Tử.

Nhà Cổ Tấn Ký
Bên trong hiện đang trưng bày rất nhiều hiện vật cổ.

Một cổ vật quý giá, độc nhất vô nhị khác nữa là bộ liễn đối Bách Điểu viết bằng 100 nét, mỗi nét như một con chim đang bay. Ngoài ra, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều món đồ cổ từ thế kỷ 18 như Tỳ Bà, bát, ấm trà độc ẩm, điếu hay gốm Chu Đậu có từ những năm thế kỷ 15,… Nhưng hiện vật này đã và đang lưu trí, góp phần minh chứng cho một thời hưng thịnh của hiệu buôn Tấn Ký.

Câu chuyện về chiếc chén độc nhất trong nhà cổ Tấn Ký

Theo lời của những hậu thế Lê tộc, chiếc chén hiện trưng bày trong nhà cổ được cụ tổ sưu tầm từ những thương lái người Trung Hoa cách đây hơn 200 năm về trước. Chiếc chén có cấu trúc rất lạ, chỉ giữ được nước nếu rót đến 80%, còn nếu rót đầy thì nước sẽ chảy hết qua một lỗ nhỏ ở dưới đáy. Thoạt nhìn thì nó không có gì đặc sắc nhưng lại chứa đựng cả một triết lý sống ý nghĩa.

Nhà Cổ Tấn Ký
Chiếc chén Khổng Tử duy nhất ở Việt Nam.

Tương truyền thuở xưa, Khổng Tử trong một lần đi qua sa mạc đã rơi vào cảnh đói, khát tưởng chừng như sắp chết. May mắn, ông gặp được một ông lão và được ông dẫn đến một ao nước rồi cho một cái chén để múc nước uống. Trong cơn khát, Khổng Tử múc một chén đầy nhưng vừa đưa đến miệng thì nước hết sạch không còn lấy một giọt. Nhưng sau nhiều lần như thế, ông đã ngộ ra rằng muốn uống được nước thì không được múc đầy. Sau đó, ông hình thành nên thuyết Trung dung, rằng con người phải luôn biết kiềm chế, giữ mình ở trạng thái trunh hòa. Nội dung này khá khá hiểu người người sau nên ông đã làm ra chiếc chén không đầy như trên để mọi người dễ hiểu và làm theo.

Nhà Cổ Tấn Ký
Không gian trưng bày các sản phẩm quà lưu niệm của nhà cổ Tấn Ký.

Ngoài ra, phía sau của ngôi nhà, đối diện với những bức ảnh và cột mốc ghi lại sự kiện trận lụt lớn nhất trong lịch sử là không gian bày bán các sản phẩm quà lưu niệm cho du khác. Trong ngôi nhà cũng có hai góc nhỏ dễ thương bày những món quà và huy hiệu của du khách đã từng tới đây thăm và tặng cho gia đình làm kỷ niệm.

Một số lưu ý khi tham quan nhà cổ Tấn Ký

Hiện nay, chủ nhân nhà cổ Tấn Ký Hội An không sống tại đây là chỉ đến làm việc trên gác hai vào buổi sáng. Đến chiều tối lại trở về nhà riêng ở một nơi khác để sinh sống, sinh hoạt. Để tham quan ngôi nhà này, du khách cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi mua vé tham quan phố cổ, du khách nhớ giữ lại cuống vé để tham quan nhà cổ và sử dụng trong suốt quá trình khám phá.
  • Với những nhóm khách đi từ 8 người trở lên sẽ được miễn phí hướng dẫn. Nếu có nhu cầu, bạn có thể liên hệ tại điểm bán vé để có thể hiểu hơn về lịch sử ngôi nhà.
  • Trong khi tham quan nhà cổ, lưu ý không sờ vào hiện vật, đặc biệt là các cổ vật quý tránh hư hỏng.
  • Các du khách cũng không nên gây ồn ào làm ảnh hưởng đến gia chủ cũng như những vị khách xung quanh.
  • Nếu muốn mua quà lưu niệm, du khách hãy di chuyển đến khu vực phía sau nhà cổ. tại đây có một khu chuyên bán đồ lưu niệm, giá cả cũng rất hợp lý có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè.

>>> Bạn có thể tham gia tour để tiết kiệm chi phí và thời gian cho hành trình: Tour Ngũ Hội An 1 ngày

Gợi ý những điểm tham quan gần nhà cổ Tấn Ký Hội An

Một điều mà hầu hết du khách đều rất thích khi đến du lịch Hội An chính là tất cả các địa điểm nổi tiếng đều nằm khá gần nhau, tiện cho vấn đề di chuyển, thăm thú. Do đó, sau khi khám phá phá nhà cổ Tân Ký xong bạn có thể kết hợp thêm một số điểm sau để hành trình của mình được trọn vẹn hơn.

+ Nhà cổ Đức An (cách 300 m): Nằm trên đường Trần Phú, ngay trung tâm phố cổ, nhà cổ Đức An có tuổi thọ lên tới hơn 180 năm. Ngôi nhà vừa mang nét cổ kính, trầm mặc vừa thể hiện những nét văn hóa xưa trong từng chi tiết với rất nhiều vật dụng xưa được trưng bày.

Nhà Cổ Tấn Ký
Bạn cũng có thể tham quan nhà cổ Đức An gần đó.

+ Hội quán Quảng Đông (cách 1,3 km): Hay còn gọi là chùa Quảng Triệu, được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Với vẻ đẹp xưa cũ truyền thống và ý nghĩa sâu xa cùng những sự kiện đặc sắc, nơi này thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.

+ Chùa Cầu (cách 1,3 km): Chắc chắn không thể không ghé qua chùa Cầu – một biểu tượng đặc trưng của phố Hội. Cây cầu vắt qua sông Thu Bồn hơn 400 năm vẫn uy nghi, trầm mặc như nhân chứng cho thời kỳ lịch sử vang bóng của Hội An.

Nhà Cổ Tấn Ký
Chùa Cầu cũng là một điểm không thể bỏ qua.

+ Bảo tàng gốm sứ (cách 1,8 km): Đến đây bạn không chỉ được ngắm những cổ vật gốm sứ từng nổi tiếng bốn phương mà còn có cơ hội hiếu thêm về những câu chuyện hưng thịnh một thời của thương cảng sầm uất này.

>>> Nơi minh chứng cho 1 thời phồn vinh của Phố Hội: Bảo tàng gốm sứ Hội An

Nhà cổ Tấn Ký tái hiện một cách chân thực và sinh động về cuộc sống của người dân Phố Hội. Đồng thời lối kiến trúc của nó cho thấy sự giao thoa của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhờ không gian ấn tượng, nhiều hiện vật quý giá và những ý nghĩa lớn lao mà nó mang lại, ngôi nhà thực sự trở thành điểm đến mà bất kỳ du khách nào khi đến du lịch lịch Hội An cũng không thể bỏ qua. Nếu có dịp, hãy ghé qua đây một lần để chiêm ngưỡng và cảm nhận nhé!

Lưu