Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng khám phá về nét đẹp truyền thống

4650
Hình ảnh : Làng chiếu Cẩm Nê
Hình ảnh : Làng chiếu Cẩm Nê

Làng nghề truyền thống Cẩm Nê là một ngôi làng làm chiếu lâu đời đã tồn tại từ thế kỉ 15. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, nơi đây vẫn lưu giữ cho mình những giá trị đặc sắc riêng trong nghệ thuật làm chiếu. Đến với Cẩm Nê, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá quá trình làm chiếu nơi đây, thậm chí bắt tay vào làm và trải qua từng giai đoạn công phu để làm nên một chiếc chiếu. Hãy cùng dulichkhampha24 tìm hiểu xem có gì “hot” tại làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng nhé!

Nguồn gốc của làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Bất kì một làng nghề nào cũng đều có lịch sử hình thành đầy ý nghĩa và mang trong mình một câu chuyện, và làng chiếu Cẩm Nê cũng không ngoại lệ. Theo người dân làng nghề kể rằng, từ thế kỉ 15, nghề chiếu xuất phát từ huyện Hằng Hóa (Thanh Hóa) được truyền vào miền Nam. Từ đó đến nay đã 6 thế kỉ, nhưng làng nghề vẫn giữ được cho mình một nét đặc sắc riêng và không để bị mai một.

Làng Cẩm Nê – một ngôi làng nổi tiếng về nghề làm chiếu.
Làng Cẩm Nê – một ngôi làng nổi tiếng về nghề làm chiếu.

Theo các bậc cao niên trong làng kể lại, ngày xưa nghiệp mưu sinh chính của cả làng là dệt chiếu rồi bán cho các lái buôn. Cứ trung bình một ngày cả làng sẽ dệt được năm đến 6 chục đôi chiếu, tạo ra nguồn hàng vừa đủ cho những nguồn tiêu thụ. Mặc dù từ lúc hình hành đến nay, đã đôi lần làng nghề gặp những khó khăn như sự cạnh tranh khi chiếu trúc, chiếu nilon xuất hiện, hay là sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu như cói, và cả những người đã bỏ làng đi kiếm sống nơi xa. Song với tình yêu và sự kiên trì với nghề, những người ở lại vẫn giữ được nghề và văn hóa địa phương mình.

Vị trí và hướng dẫn tham quan làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

– Làng chiếu Cẩm Nê nằm ở đâu?

Bạn sẽ không khó để tìm ra địa điểm du lịch Đà Nẵng đặc biệt này. Thuộc địa phận xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, nơi đây có con sông Cẩm Lệ chảy qua đã bồi đắp nên một đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho người dân sinh sống và bươn chải. Vì vậy mà làng chiếu Cẩm Nê được hình thành trong điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng. Tuy nhiên Cẩm Nê không có chỗ nào trồng cây đay và cói, vì thế người dân phải đi thu mua nguyên liệu ở những vùng khác.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Đây là vị trí của làng chiếu Cẩm Nê, bạn có thể đi theo hướng dẫn này để tới làng.

– Hướng dẫn đường đến làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Làng chiếu Cẩm Nê cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 14km về phía Tây Nam, bạn sẽ mất khoảng 40p (đối với xe máy) để di chuyển đến địa điểm này. Có nhiều lựa chọn cho phương tiện đi lại để đến với làng nghề, bạn có thể đi xa taxi, ô tô, xa khách, grap,…

>> Thuê xe máy Đà Nẵng – TOP 12+ địa chỉ uy tín nhất Đà Nẵng

Theo kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng thì bạn chọn cho mình một chiếc xe máy là thích hợp nhất, bởi đi xe máy vừa tự do về thời gian, lịch trình, vừa thoải mái ngắm nhìn cảnh sắc trên đường đi. Đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích du lịch, đi đây đi đó, thích du lịch tự túc thì ‘bon bon” trên chiếc xe máy của mình để đi đến muôn nơi là tuyệt vời hơn cả.

Chiếu của làng Cẩm Nê Đà Nẵng có tốt không?

– Chiếu Cẩm Nê vừa đẹp vừa tốt

Đã hình thành và tồn tại hơn 6 thế kỉ, trải qua bao thời gian biến cố xã hội, chiếu Cẩm Nê vẫn giữ cho mình những cái hay , cái tốt như ngày nào. Không những thế mà các thế hệ nghệ nhân còn tích cóp những kinh nghiệm và học hỏi những cái gì tốt đẹp hơn để nâng cao chất lượng “đứa con” mà mình làm ra. Chiếu vừa mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông là điều ai ai cũng mong đợi nhất.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Chất lượng chiếu Cẩm Nê được người tiêu dùng rất mong chờ.

Chiếu Cẩm Nê vừa đẹp về hình thức vừa tốt về chất lượng. Chứng minh cho điều ấy chính là thời xa xưa, các đời vua chúa nhà Nguyễn đã lựa chọn chiếu của làng Cẩm Nê để dùng, sau đó còn ban thưởng và sắc phong cho các nghệ nhân. Ngoài ra nhiều thương gia, quan lại triều đình thời xưa hay cả người dân ngày nay cũng ưa chuộng chiếu Cẩm Nê. Tất cả là nhờ sự công phu và khéo léo từ những bàn tay của người làm nên chiếc chiếu. Viền chiếu được  gấp cẩn thận hơn, dày hơn, bền hơn và nằm êm lưng hơn so với các vùng địa phương khác bởi kỹ thuật chọn nguyên liệu và quá trình dệt.

>> Địa điểm cho ai thích khám phá: Làng Vân Đà Nẵng hoang sơ nhưng lý tưởng

– Chiếu làng nghề Cẩm Nê đa dạng mẫu mã, họa tiết

Đến với làng nghề chiếu Cẩm Nê, bạn sẽ phải “hoa mắt” bởi những mẫu mã và họa tiết có trên chiếc chiếu của người nghệ nhân Cẩm Nê mang lại. Có các loại chiếu khác nhau từ cói như chiếu cói giữa hoặc chiếu cói nguyên. Hay những chiếc chiếu với nhiều loại viền khác nhau tương ứng với mỗi màu sắc, hay những chiếc có hoa lá và màu sắc khác nhau, có chiếu hoa hoặ chiếu trơn.

Bên cạnh đó bạn sẽ được thấy những chiếc chiếu với kích thước to nhỏ khác nhau, từ kích trước cho em bé cho đến cả gia đình. Nếu ghé làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng và có ý định mua một chiếc chiếu thì bạn đừng lo về mẫu mã hay giá cả gì nhé!

Nét độc đáo của làng nghề chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Điều làm nên thương hiệu và cái riêng của chiếu Cẩm Nê là nhờ sự độc đáo trong cách làm và cả sự dày công tìm tòi chăm chỉ của những con người yêu nghê nơi đây. Vậy nét độc đáo đó thể hiện ở đâu và độc đáo như thế nào, bạn hãy khám phá ngay dưới đây.

– Phần bìa chiếu

Bìa chiếu Cẩm Nê được đánh giá là dày hơn các sản phẩm chiếu khác, đó là điều tiên quyết chất lượng của một chiếc chiếu. Cùng với đó là “tay nghề” của người nghệ nhân trong việc chọn sợi và dệt để đảm bảo bìa chiếu khi được dệt ra thật bền và êm lưng.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Sợi lác được phơi rất tỉ mỉ nhằm khi dệt chiếu được chắc chắn.

– Phần hoa văn trên chiếu

  • Chiếu trơn: Những chiếc chiếu này được lựa chọn nguyên liệu kĩ càng hơn cả. Những sợi cói, đay được giữ nguyên không nhuộm màu, đảm bảo độ trắng vừa phải. Sau đó mang ra phơi vừa đủ nắng để khi khô sợi ửng lên màu xanh rồi mang vào dệt. Cuối cùng là chiếu dệt xong mang ra phơi thêm một nắng để chiếu được sáng bóng lên, đảm bảo giòn khô những sợi lác thừa để cắt gọn chiếc chiếu. Chiếu trơn dệt loại dài không chắp, sợi nhỏ bán đắt hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn nối tiếp nhau.
Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Chiếu Cẩm Nê có cả loại chiếu trơn và chiếu hoa văn.
  • Chiếu hoa: Có lẽ bạn sẽ thường bắt gặp những chiếc chiếu hoa hơn là chiếc chiếu trơn bóng. Và quá trình làm ra chiếc chiếu hoa Cẩm Nê cũng khác hẳn với những nơi khác. Sợi lác sau khi chọn được nhuộm phẩm, màu sắc tùy theo người đặt sau đấy đem phơi rồi mới mang vào đan chiếu. Trong quá trình dệt chiếu, sợi lác được sắp xếp sao cho hoa văn trên chiếu hình thành và đúng với yêu cầu của người mua. Quan trọng nhất là những sợi lác được chọn sao cho trong quá trình tẩy và nhuộm màu vẫn chịu được. Đến đây thôi là bạn đã thấy được sự công phu và tỉ mĩ của các người thợ làm chiếu rồi.

– Khổ dệt và thoi dệt chiếu Cẩm Nê

Bên cạnh quá trình chọn lựa nguyên liệu và quá trình dệt chiếu thì khổ dệt và thoi dệt cũng quan trọng không kém. Muốn có một khổ dệt tốt thì phải chọn một cây thật thẳng, nhẹ, bền, và người đan chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng chọn cây cau già để để làm nên khổ và thoi dệt. Hai người, một người giữ khổ, một người cầm thoi, dệt liên tục trong 10 tiếng đồng hồ để có một đến 2 đôi chiếu. Thật khó để một người bình thường như chúng ta tự làm ra một chiếc chiếu mà không có sự trợ giúp từ mọi người phải không.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Chiếu được dệt liên tục trong vòng 10 tiếng đồng hồ.

Đến làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng bạn sẽ được trải nghiệm gì?

– Tận mắt quan sát quy trình sản xuất chiếu của người làng Cẩm Nê

Trên hành trình du lịch Đà Nẵng, ghé thăm ngôi làng nghề chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng sẽ là một điều thú vị và mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm đáng quý. Quan trọng nhất là tận mắt xem quá trình những chiếc chiếu Cẩm Nê được làm ra như thế nào.

Đầu tiên người thợ sẽ chọn những cây cói thật thẳng, nhẹ và bền đã được phơi khô làm nguyên liệu. Sau đó nếu là chiếu trơn thì sẽ đặt trực tiếp vào khung dệt, thoi và khổ dệt, quá trình này rất cần sự khéo léo và kì công, cần 2 người phối hợp với nhau.Nếu là chiếu hoa thì sau khi lựa sợi xong, người ta sẽ nấu phẩm và nhúng từng nạm một rồi đem phơi, tiếp theo mới mang vào dệt chiếu.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Được xem các nghệ nhân trong làng khéo léo dệt chiếu.

Cuối cùng khi chiếu dệt xong mang ra trải khắp sân khắp vườn, phơi để cho chiếu nguội và hoàn tất công việc cuối cùng: ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác 2 đầu chiếu khỏi bung ra, cắt những phần bị thừa. Công việc này cũng cần phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch. Và còn nhiều quá trình nữa mà có lẽ bạn phải tự tay tìm hiểu. Còn chần chờ gì nữa mà không lên kế hoạch để đến ngay với làng chiếu Cẩm Nê nào?

– Tự tay tập làm chiếu dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân làng chiếu

Tuy nhiên tận mắt nhìn thấy và bắt tay vào làm là hai trải nghiệm khác nhau. Nếu bạn muốn, những người thợ làm chiếu Cẩm Nê sẽ tận tình hướng dẫn cho bạn ngồi dệt một chiếc chiếu cói. Lúc này bạn sẽ như một người họa sĩ, khung cửi chính là nền vẽ, sợi lác là màu vẽ và đôi tay bạn sẽ là cây bút vẽ nên “bức tranh” ấy.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Du khách sẽ được tự tay tập dệt chiếu dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân.

Bạn phải hình dung lác kết hợp như thế nào với sợi đay trên khung cửi, sau đó để tay cầm khổ dệt điều khiển các sợi đây và lác nâng lên hạ xuống. Từ đó mới tạo nên sự ăn khớp và hoa văn trên mặt chiếu mới được đẹp hơn. Và rồi bạn sẽ nhận ra sự vất vả của những người làm nghề chiếu, công việc không hề đơn giản nhưng thu thập lại không cao. Và bạn sẽ nhận ra mình trân trọng hơn những nghệ nhân ấy, những người đã ở lại và giữ gìn văn hóa làm chiếu Cẩm Nê cho đến ngày nay.

>> Tham khảo: Nhất Lâm Thủy Trang Đà Nẵng – điểm du lịch cho ai yêu thiên nhiên

Đến làng nghề chiếu Cẩm Nê nên đi vào thơi gian nào và ăn gì?

– Thời điểm thích hợp tham quan làng chiếu Cẩm Nê

Từ tháng 11 đến những ngày cận Tết Nguyên Đán là thời gian thích hợp nhất để bạn đến trải nghiệm ở làng chiếu này. Bởi đây là thời điểm người dân bắt đầu cho vụ chiếu xuân, hương cói phảng phất trong không gian tràn đầy màu sắc của sợi cói đã nhuộm màu sẽ mang lại cho bạn một góc nhìn mới lạ và đầy thú vị. Sau một ngày “hóa thân” thành một người thợ làm chiếu, bạn có thể tận tay mang về thành quả do mình làm ra, hoặc mua một chiếc chiếu Cẩm Nê được người dân trao tận tay cho bạn.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Vào dịp cận Tết là lúc người làng Cẩm Nên bắt đầu dệt chiếu.

– Ăn gì khi tới làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng?

Một ngày “làm việc” vất vả tại làng nghề Cẩm Nê, vào bữa trưa bạn có thể được mời dùng bữa bởi các người dân trong làng, bởi ngôi nhà mà bạn đặt chân đến và trải nghiệm. Hoặc nếu không, bạn có thể tìm thấy trong làng hay những nơi lân cận những quán ăn vặt hay bán đồ ăn như Mỳ Quảng, Bún chả cá, bánh gói, các món cơm,…Đặc biệt dọc tuyến đường 605 sẽ là một thiên đường các quán ăn dành cho bạn.

Và nếu không thì bạn có thể về lại trung tâm thành phố Đà Nẵng để thưởng thức những món ăn khác. Nhưng có lẽ ăn nghỉ tại làng và ngắm nhìn ngôi làng khắp nơi đều là màu của chiếu thì sẽ thú vị hơn cả.

Các làng nghề truyền thống khác ở Đà Nẵng ngoài làng chiếu Cẩm Nê

Nếu bạn dành ra một thời gian để khám phá các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng thì sau khi ghé thăm làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng, bạn có thể “lấn sân” qua những làng nghề khác.

– Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Bước vào ngôi làng, điều làm bạn ấn tượng đầu tiên sẽ là những bức tượng điêu khắc khác nhau, từ màu sắc cho đến hình dạng, kích thước. Bạn sẽ dễ dàng chọn được những món quà lưu niệm có giá trị nghệ thuật cao, được các nghệ nhân tài hoa nơi đây mài dũa và chế tác rất công phu, điêu luyện.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Làng đá mỹ nghệ Non Nước cực kỳ nổi tiếng ở Đà Nẵng.

Điều đặc biệt nhất tạo nên sự khác biệt của các sản phẩm làng nghề Non Nước so với những nơi khác là độ láng mịn của lớp đá cẩm thạch chỉ có ở núi Ngũ Hành Sơn. Những bức tượng phật uy nghi, những cặp tình nhân kiêu sa gợi cảm hay sưu hùng dũng không kém phần lãng tử của các anh hùng, tất cả đều được làm nên bởi những đường nét tinh tế và sắc sảo. Ghé thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước là điều bạn không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng nhé!

  • Địa chỉ: Chân núi Ngũ Hành Sơn, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

– Làng nghề bánh tráng Túy Loan

Với tuổi đời hơn 500 năm, làng nghề bánh tráng Túy Loan Đà Nẵng là một ngôi làng cổ kính mang đậm nét dân gian miền Trung nắng gió. Không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, bánh tráng là một món ăn đi kèm không thể thiếu trong rất nhiều món ăn Việt, đặc biệt là Mỳ Quảng. Gạo được người dân nơi đây chọn lọc kĩ càng, phải là từ những hạt lúa vụ đông xuân, đảm bảo độ thơm ngon và mềm dẻo, hay còn được gọi là gạo xiệc.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Nếu có dịp đừng quên ghé thăm làng nghề bánh tráng Túy Loan.

 Bánh tráng được làm hai lớp, sau khi đúc sẽ được sấy trên than hồng chứ không phơi nắng như những nơi khác để đảm bảo bánh không bị mốc. Nhờ vào bàn tay khéo léo của hội chị em trong khâu tráng bánh, cộng với bí quyết pha bột đã làm nên chiếc bánh tráng tròn mịn, thơm ngon, đảm bảo bạn thưởng thức một lần sẽ không quên được hương vị này.

  • Địa chỉ: Làng Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng

– Làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng

Cách làng chiếu Cẩm Nê khoảng 15km về phía phía Đông Bắc, làng nước mắm Nam Ô là một làng chài nhỏ nằm tại cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân. Bên cạnh những sân hiên phơi đầy ắp cá là những hũ nước mắm được người dân chưng cất và phơi kĩ. Từ tháng 3, người dân nơi đây ra khơi và thu về những mẻ cá cơm than tươi ngon, sau đó chọn lọc kĩ càng.

Làng Chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Hầu hết các du khách đều rất hào hứng khi tham quan làng nước mắm Nam Ô.

Những mẻ cá được chọn không quá to cũng không quá nhỏ, đảm bảo độ tươi ngon và rửa lại bằng nước biển, cuối cùng mới được hòa quyện với muối. Muối cũng được người dân “cân đo đong đếm” kĩ lưỡng rồi chế biến mới cho vào cá theo công thức riêng. Quá trình làm ra những giọt nước mắm Nam Ô cũng vô cùng tỉ mĩ và miệt mài. Hãy đến Nam Ô ngay để được khám phá quá trình làm ra thứ quà ẩm thực đặc sắc của làng quê Việt Nam – nước mắm Nam Ô.

  • Địa chỉ: Làng chài Nam Ô, Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Đến với làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng ngày nay, bạn sẽ không còn thấy nhiều tiếng rập khung, tiếng xe cộ nườm nượp chuyển hàng như xưa nữa. Tuy nhiên, với lòng yêu nghề thì những người dân làng Cẩm Nê vẫn đang cố gắng duy trì và giữ gìn nét độc đáo của truyền thống quê hương trong từng chiếc chiếu. Tham quan và lan truyền hình ảnh nghề chiếu Cẩm Nê sẽ góp phần duy trì làng nghề truyền thống tốt đẹp này. Vì thế hãy lên lịch và đi ngay nhé!

Lưu