Không chỉ được biết đến với những ngôi chùa chiền cổ kính, linh thiêng mà quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng còn nổi tiếng với động Âm Phủ, nơi tái hiện 9 tầng địa ngục và những lời đồn về “tháng cô hồn”. Trong số các hang động ở đây thì động Âm Phủ cũng chính là hang đông dài, phức tạp và huyền bí nhất nhất, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
MỤC LỤC
- 1 Lý giải về tên gọi động Âm Phủ Đà Nẵng ở Ngũ Hành Sơn
- 2 Hành trình khám phá Động Âm Phủ có gì thú vị và đáng nhớ?
- 3 Giá vé tham quan động Âm Phủ Đà Nẵng là bao nhiêu?
- 4 Ngoài động Âm Phủ Đà Nẵng thì còn có hang động nào khác ở Ngũ Hành Sơn?
- 5 Một số thông tin về động Âm Phủ Đà Nẵng bạn cần biết?
- 6 Nên đi động Âm Phủ Ngũ Hành Sơn vào thời gian nào?
Lý giải về tên gọi động Âm Phủ Đà Nẵng ở Ngũ Hành Sơn
Nhắc đến cái tên Động Âm Phủ Đà Nẵng, nhiều người sẽ có chút cảm giác e dè, sợ sệt thậm chí không dám tới gần. Là một hang động huyền bí bậc nhất Ngũ Hành Sơn, nơi vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện ma quỷ, đậm chất ma mị, không phải ai cũng đủ dung cảm để khám phá nơi đây.
Dẫu vậy, với tiếng đồn lan xa lại nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng nhất nhì của du lịch Đà Nẵng. Vì thế mà không ít du khách đã lặn lội đến đây, chỉ để một lần hóa giải sự tò mò về những truyền thuyết bí ẩn tồn tại ở đây.
Khi xưa, vua Minh Mạng đã ghé núi Ngũ Hành, tận mắt chứng kiến được sự u ám, ma mị của đông, đã đặt tên cho động này là động Âm Phủ. Gọi là động Âm Phủ bởi không chỉ động sâu, rộng hun hút, ám khí nặng nề mà bên trong còn tái hiện những viễn cảnh của thế giới của những người chết. Theo lời kể lại, khi xưa vua Minh Mạng ra lệnh cho 12 binh lính đốt đuốc đi vào bên trong động, tuy nhiên cứ vào bên trong là đuốc lại tắt, như thể cho một thế lực vô hình nào đó ngăn cấm sự đột nhập của con người.
Và chính sự tò mò của con người đã khiến cho càng ngày có càng nhiều du khách tìm đến đây để tận mắt nhìn thấy “hiện thực” tàn khốc, nơi mà con người đi đến thế giới bên kia sẽ như thế nào.
>> Gợi ý: Tour Hội An 1 ngày kết hợp khám phá Ngũ Hành Sơn
Hành trình khám phá Động Âm Phủ có gì thú vị và đáng nhớ?
Động Âm Phủ Đà Nẵng – đường vào chốn địa ngục
Nếu như động Huyền Không gây ấn tượng bởi không gian rực rỡ của ánh nắng, những lớp thạch nhũ lung linh thì động Âm Phủ Đà Nẵng lại tối tăm đến vô cùng. Cả động là một hang kéo dài, du khách phải lần mò từng bước nếu muốn đi đến điểm cuối cùng trong hang động.
Để vào động, du khách buộc phải vòng qua sau núi Thủy Vân, sau đó phải đi qua cây cầu Âm Dương để đi vào bên trongg động. Theo dân gian, đây vốn là cây cầu bắc qua sông Nại Hà, là cây cầu dành cho linh hồn những người đã chất đi qua. Giống như cái tên Âm Phủ, đường vào động cũng u tối, thi thoảng lại cất lên những tiếng gió va vào hang đá nghe vun vún. Bất cứ âm thanh nào dù nhỏ cũng đủ phá vỡ không gian tĩnh lặng, tối tăm ấy.
Bước vào bên trong động, du khách sẽ có 2 sự lựa chọn, một là theo ngả lên trời, một ngả là xuống âm tào địa phủ. Nếu đường lên thiên giới luôn có ánh sáng chiếu rọi, càng lên cao thì ánh sáng càng rực rỡ thì đường xuống địa ngục lại lạnh lẽo đến kinh sợ. Đa phần du khách vì hiếu kỳ mà chọn lối đi xuống âm phủ.
Xuống phía dưới,du khách sẽ bắt gặp được tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát nằm ở trung tâm của động. Theo Phật giáo, đây là vị bồ tát cứu độ chúng sinh trong kiếp luân hồi. Đi tiếp vào bên trong là các vị quan cai quản 9 tầng địa ngục và 12 cửa ngục. Đường vào 12 cửa địa ngục khá là chật hẹp, để đi được vào bên trong phải luồn lách và nghiêng mình mới có thể qua.
Đi vào sâu bên trong một chút nữa, bạn cần phải giữ bình tĩnh bởi phía trước là những bức tượng đầu trâu, mặt ngừa được khắc họa vô cùng sinh động và đáng sợ. Những hình phạt dã man được tạt như thật như ngồi bàn công, bị nấu trong chảo dầu nóng, bị trói vào cột đồn châm lửa đốt,vv…sẽ khiến ai cũng phải rùng mình.
Khác với những động Âm Phủ ở Đầm Sen hay Suối Tiên, với 18 tầng địa ngục mang tính chất giải trí, động Âm Phủ ở Ngũ Hành Sơn thiên về Phật giáo, giúp con người tránh xa cái ác, hướng thiện. 9 tầng địa ngục ở đây sẽ mô tả từng tội như bất hiếu, trộm cướp, ngoại tình, nói dối, tà dâm,vv… Cùng với chút ánh sáng mập mờ, hư hư ảo đảo của động Âm Phủ, bạn sẽ cảm thấy như mình đang lạc vào cõi địa ngục thật sự.
Động Âm Phủ – một kiệt tác ấn tượng của tạo hóa
Nếu như những tầng địa ngục ở nơi khác chủ yếu là nhân tạo thì mọi ngóc ngách, lối đi của động Âm Phủ đều được một tay của tự nhiên tạo nên. Lần đầu tiên khi ghé qua, vua Minh Mạng đã ngay lập tức đặt cho nó cái tên là động Âm Phủ, điều đó cũng đủ chứng minh vẻ đẹp của động vốn là do tạo hóa ban tặng.
Khi mà càng có nhiều du khách đến thăm quan, những người nghệ nhân ở làng đá Non Nước đã tạo nên những bức tượng với muôn hình vạn tạng, Mỗi bức tượng đều mang ý nghĩa khác nhau, tượng trưng cho những vị pháp quan cõi âm ti và cả những hình phạt đáng sợ tương ứng với 18 tầng địa ngục.
Càng đi vào bên trong động, nét kiến trúc của động càng hiện lên một cách rõ nét, có chỗ vòm cao đến 45-50m rất nguy nga. Trên trần động còn xuất hiện những tảng đá có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Động với hai ngõ rẽ, một lên thiên đường với những dốc tưởng chừng như là dựng đứng, một xuống địa ngục với những bậc thang bằng đá trải dài theo những khúc cua hẹp và quanh co. Một khi đã chinh phục được điểm tận cùng của thiên đường, bạn sẽ được ôm trộn cả không gian núi rừng Ngũ Hành Sơn và cả khung cảnh biển thơ mộng xung quanh.
Động Âm Phủ Đà Nẵng – nơi mang đến những bài học về thiệc ác
Không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp huyền bí, ma mị mà động Âm Phủ Đà Nẵng còn để du khách ngộ ra những bài học nhân sinh sâu sắc. Cái thiện – cái ác luôn tồn tại giữa đời thực, những người ác chắc chắn sẽ gặp kết cục không tốt, bị đày xuống địa ngục và người tốt sẽ được lên thiên đường. Đường vào động Âm Phủ cũng sẽ tái hiện lại những kết cục bi thảm khi làm điều ác, người càng nham hiểm, độc ác sẽ bị đẩy xuống 10 cảnh giới địa ngục. Trong đó ngục A Tỳ là nơi sâu và hun hút nhất ở động Âm Phủ.
Dưới âm phủ, Phán Quang Diện với chiếc cân Thiên Lý, sẽ là người cân nhắc giữa công và tội. Mỗi linh hồn đi ngang đây sẽ được hưởng bát nước Vong Ưu, để không còn những tội lỗi, những hỉ nộ ái ố để tiếp tục đầu thai sang một kiếp khác. Hay Giám Kinh Đài ở Minh Vương Điện, sẽ như con mắt soi xét tâm can mỗi người mà thưởng hay phạt.
Và nếu đi tiếp, du khách sẽ nhìn thấy những bức tượng màu trắng với hình hài bộ xương người, thể hiện cho một Phật tích đã lưu truyền từ xưa. Theo đó, một vị bồ tát tên Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chính quả, đã đi xuống cõi địa ngục để tìm mẹ mình. Tuy nhiên, vì tội lỗi quá nặng mà không thể cứu mẹ, đành phải tu tâm để chuộc lỗi. Và cứ đến ngày Rằm tháng 7 lại xuống địa ngục một lần để báo đáp công ơn của mẹ.
Đó cũng là nguồn gốc của lễ hội Vu Lan được diễn ra vào rằm tháng 7 hằng năm. Cứ vào dịp này, những người theo đạo Phật sẽ làm lễ Vu Lan báo hiếu cho đấng sinh thành, Theo đó, người nào may mắn còn cha mẹ thì cài màu đỏ, người mất cha hoặc mẹ thì cài màu bông hồng nhạt, còn những ai mất cả cha lẫn mẹ thì cài bông hồng màu trắng.
Đó cũng là những triết lý nhân sinh về cuộc sống hết sức ý nghĩa sâu sắc, qua đó du khách khi ghé thăm Động Âm Phủ Đà Nẵng, sẽ ngộ ra nhiều điều về cái thiện và ác. Để thấy rằng, ác thiện ác báo, mọi tội lỗi bạn gây nên trên trần đời này, những đố kỵ, ghen gắt, những người sống độc ác rồi sẽ bị báo ứng.
Giá vé tham quan động Âm Phủ Đà Nẵng là bao nhiêu?
Hiện nay, ngoài giá vé để vào tham quan Ngũ Hành Sơn thì nếu có nhu cầu đi động Âm Phủ, du khách phải mua thêm vé riêng, vì địa điểm này sẽ không bao gồm trong giá vé vào cổng. Mức giá vé động Âm Phủ cụ thể như sau:
- Đối với người lớn: 20k/ khách
- Đối với học sinh, sinh viên: 7k/ khách
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí vào cổng
>> Tham khảo: Giá vé tham quan Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng chính xác nhất 2022
Sau khi sở hữu trong tay tấm vé vào cổng, du khách có thể ghé thăm tất cả các địa điểm tại Ngũ Hành Sơn mà tập trung nhiều điểm nổi tiếng nhất chính là ngọn Thủy Sơn. Đây được biết đến là ngọn núi đẹp nhất trong 5 ngọn núi tại quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, gồm Thủy Sơn – Thủy Sơn – Hỏa Sơn – Thổ Sơn – Mộc Sơn.
Tại đây, du khách có thể thăm thú các hang động, chùa chiền tiêu biểu như động Huyền không, là nơi linh thiêng và huyền ảo nhất, chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ kính hàng trăm năm còn lưu lại bút tích của vua Minh Mạng hay chùa Linh Ứng Non Nước, ngôi chùa cổ kính nhất trong 3 ngôi chùa cùng mang tên Linh Ứng ở Đà Nẵng.
Nếu du khách muốn khám phá trọn vẹn Ngũ Hành Sơn thì nên mua thêm vé động Âm Phủ, chỉ với 20k nhưng hứa hẹn đó sẽ là chuyến khám phá ý nghĩa nhất với các cung bậc cảm xúc khác nhau. Dù là động sâu và hẹp tùy nhiên bạn có thể yên tâm vì đồng hành cùng bạn là rất nhiều các du khách cũng tò mò muốn khám phá Động Âm Phủ.
- THAM KHẢO: Giá vé tham quan Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng chính xác nhất 2022
Ngoài động Âm Phủ Đà Nẵng thì còn có hang động nào khác ở Ngũ Hành Sơn?
Cùng với các cụm chùa chiền có giá trị tâm linh, lịch sử đáng trân trọng thì khi đến với Ngũ Hành Sơn, du khách cũng đừng bỏ qua hệ thống các hang động tuyệt đẹp ở đây. Ngoài động Huyền Không, động Âm Phủ là những động đẹp, lớn và huyền bí bậc nhất thì du khách còn có thể ghé thăm vô vàn các động khác như Linh Nham, Tàng Cơn, Vân Thông, Hoa Nghiêm, Thiên Long, Thiên Phước Địa, Ngũ Cốc,vv… Ngoài ra còn có các hang gió như Hang Gió Đông, Hang gió Tây.
Trong đó, bạn nên dành thời gian nhiều để đi trước hai động là động Huyền Không và động Âm Phủ Đà Nẵng. Nếu như động Huyền Không đưa du khách về với cội nguồn tâm linh thì động Âm Phủ lại là con đường dẫn đến thế giới địa ngục với những tội ác của con người. Càng đi vào bên trong động sẽ giúp du khách tận mắt chứng kiến những triết lý nhân sinh về cuộc sống, về con người qua những bức hình thù ma quỷ mô phỏng cho cõi âm ti địa ngục.
Một số thông tin về động Âm Phủ Đà Nẵng bạn cần biết?
Động Âm Phủ Ngũ Hành Sơn ở đâu?
Động Âm Phủ nằm trên hòn Thủy Sơn, thuộc quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, trên đường Huyền Trân Công Chùa, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Hướng dẫn cách di chuyển đến động Âm Phủ Đà Nẵng
Nếu muốn đến động Âm Phủ, bạn chỉ cần tìm đường đến Ngũ Hành Sơn, sau đó mua vé vào tham quan là có thể bắt đầu hành trình của mình. Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 10km nên không khó để bạn, dù là lần đầu tiên đến Đà Nẵng cũng có thể tìm đến địa điểm này một cách dễ dàng. Bạn có thể chọn 1 trong 2 cung đường sau:
+ Cung đường 1: Từ Cầu Rồng, đi qua cầu rồi đến đường Võ Văn Kiệt, quẹo phải vào đường Ngô Quyền (quốc lộ 14B), chạy thẳng về phía Nam. Đến vòng xoay cầu Trần Thị Lý, chạy thẳng vào đường Ngũ Hành Sơn, đi vào đường Lê Văn Hiến, chạy thêm một đoạn nữa là sẽ thấy đường Huyền Trân Công Chúa, cũng là con đường dẫn vào khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
+ Cung đường 2: Từ đuôi cầu Rồng, đi theo hướng đường 2 tháng 9 về phía cầu Trần Thị Lý. Đến vòng xoay Xô Viết Nghệ Tĩnh, đi thẳng vào quốc lộ 14B, rẽ trái vào câu Hòa Xuân, đi theo đường Nguyễn Phước Lan. Từ đây, chạy thẳng đến cuối đường rồi rẽ vào đường Mai Đăng Chớn, tiếp tục rẽ trái vào đường Lê Văn Hiến. Đi khoảng 500m nữa sẽ thấy hiện ra Ngũ Hành Sơn.
+ Cung đường 3: Nếu muốn ngắm cảnh biển bạn có thể đi đường này, từ Cầu Rồng đâm thẳng ra biển Mỹ Khê, rẽ phải rồi chạy theo đường biển Võ Nguyên Giáp. Hết đường Võ Nguyên Giáp, đi thẳng đường Trường Sa, tới ngã ba Phạm Hữu Nhật, rẽ phải vào, đến cuối đường rẽ trái vào Lê Văn Hiến. Đi tầm 100m nữa là tới khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
Nên đi động Âm Phủ Ngũ Hành Sơn vào thời gian nào?
Vì khu du lịch Ngũ Hành Sơn mở cửa quanh năm nên du khách có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vì điều kiện thời tiết ở Đà Nẵng chia làm 2 mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 3 cho đến tháng 8 và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Nên để chuyến đi thuận lợi, bạn nên đến đây vào mùa khô, khi đó Đà Nẵng ít hoặc không mưa, rất thuận lợi cho chuyến đi chơi.
Đặc biệt, vào tháng 19 tháng 2 Âm lịch, tức là thường rơi vào tháng 3 Dương lịch, Ngũ Hành Sơn thường tổ chức lễ hội “Quán Thế Âm” rất đặc sắc. Mỗi năm, cứ đến dịp này, hàng nghìn người dân và cả khách du lịch đổ về khu du lịch Ngũ Hành Sơn, để tham quan lễ hội này. Thông qua các nghi thức gồm lễ rước ánh sáng, lễ khai sinh, lễ trai đàn chẩn tế, lễ rước tượng Quan Âm, lễ hội với mong muốn cầu cho người dân an lành, khơi dậy lòng từ bi, hỉ xả trong mỗi con người.
Đến tham quan động Âm Phủ Đà Nẵng ở Ngũ Hành Sơn, du khách không chỉ được tận mắt chứng kiến hang động kỳ bí, được tạo hóa ban tặng mà còn được nghe kể về những triết lý sâu xa nơi cửa Phật. Từ đó, biết sống sao cho trọn đạo nghĩa, hiếu đức với cha mẹ, sống lương thiện thì sẽ được đầu thai làm kiếp người.
Chào mọi người, mình là Diên một cái tên thật lạ nhưng nó cũng đặc biệt như chính con người và sở thích của mình vậy. Mình thích rong ruổi đây đó, thích đi đến những nơi có phong cảnh đẹp, thích ăn những món ngon. Vì mình nghĩ, tuổi trẻ có là bao, cứ sống và trải nghiệm thật nhiều để không phải tiếc nuối. Hãy đồng hành nếu bạn cũng có sở thích du lịch như mình nhé!