Phố cổ Hội An là điểm đến đã không còn xa lạ gì với mỗi người chúng ta, một cảng thị một thời sầm uất nay đã trở thành một thành phố hiền hòa, mang đậm nét kiến trúc cổ từ thế kỷ 17. Và với những du khách chưa một lần lần đặt chân đến đây, có thể sẽ không biết phố cổ Hội An ở đâu, có gì đẹp. Và từ Đà Nẵng, làm cách nào để di chuyển nhanh nhất.
Tất cả những thắc mắc ấy sẽ được dulichkhampha24 tổng hợp lại ngay tại đây, mọi người trước khi đến nhớ lưu lại để có biết thêm về Hội An, nơi mình sẽ đến.
MỤC LỤC
- 1 Giới thiệu đôi nét về phố cổ Hội An – điểm đến văn hóa của thế giới
- 2 Phố cổ Hội An ở đâu, cách di chuyển từ Đà Nẵng?
- 3 Hướng dẫn cách di chuyển đến phổ cổ Hôi An từ Đà Nẵng
- 4 Phố cổ Hội An có gì đẹp và thu hút du khách?
- 5 Những cái nhất của phố cổ Hội An khiến bạn phải ngạc nhiên
- 6 Di chuyển từ Đà Nẵng đến phố cổ Hội An cần lưu ý gì?
Giới thiệu đôi nét về phố cổ Hội An – điểm đến văn hóa của thế giới
Có thể nói, trên khắp đất nước Việt Nam hiếm thấy điểm đến nào tuyệt vời như Hội An. Nó không chỉ thu hút khách nội địa mà còn là điểm đến của hàng triệu khách quốc tế. Đến với Hội An, bạn sẽ cảm nhận được bề dày và chiều sâu của một nền văn hóa lâu đời. Nơi các kiến trúc di tích vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, bao gồm nhà cổ, hội quán, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ tộc, giếng, chợ, bến cảng,vv…
Với những điều ấy, đến năm 1999, Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, cùng với Thánh địa Mỹ Sơn đã tạo nên cho Quảng Nam một thương hiệu riêng – Một điểm đến hai di sản. Giờ đây, dù đã trải qua một thời gian dài hàng thế kỷ, phố cổ Hội An vẫn giữ cho riêng mình một sự yên bình đến lạ thường. Và vô tình, Hội An cũng trở thành điểm đến của hàng triệu du khách, khi họ muốn tìm đến một nơi nào đó, để quên đi cái vội vã, ồn ào. Và từ đó, chìm vào trong không gian im ắng, thơ mộng của phố cổ.
Giờ đây, phố cổ Hội An ngày càng được đổi mới, không phải hiện đại hơn mà nó dần phát triển thành một điểm đến văn hóa. Tại đó, tất cả những gì tinh túy nhất của một cảng thị xưa thể hiện một cách rõ nét nhất. Đó là những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, được tái sinh một cách chân thực và mới mẻ hơn. Để rồi mỗi du khách khi ghé thăm Hội An, đều cảm thấy bị thu hút, như muốn tìm hiểu thêm nhiều hơn nữa.
>>> Từ Đà Nẵng đi Hội An bao nhiêu km, nên đi lúc nào hợp lý nhất?
Phố cổ Hội An ở đâu, cách di chuyển từ Đà Nẵng?
Phố cổ Hội An ở đâu? Cách Đà Nẵng bao nhiêu km?
Được biết, phố cổ Hội An là một đô thị cổ, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Nơi này cách du lịch Đà Nẵng chỉ khoảng 30km và cách thánh địa Mỹ Sơn tầm 40km. Lại nói về con sông Thu Bồn, nó cũng chính là một trong lưu vực sông nội địa lớn nhất Việ Nam. Theo dòng thời gian, con sông này đã mang mang đậm các dấu ấn văn hóa, lịch sử. Bắt nguồn từ ngọn núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, chảy về phía Cửa Đại để đổ ra biển Đông.
Hội An cũng là một cái tên ấn tượng trong cung đường di sản của miền Trung phải kể đến như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, quấn thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, thánh địa Mỹ Sơn và cuối cùng là phố cổ Hội An.
Lịch sử hình thành phố cổ Hội An
Theo những tài liệu trước đây, Hội An xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 16, thế nhưng trước đó, nó đã có một lịch sử rất lâu đời. Nơi này đã từng tôn tại hai nền văn hóa lớn, đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa. Trải qua một thời kỳ đầy biến động, Hội An đã dần trở thành một khu vực thương mại. Và chỉ khi người Việt đến đầu vào thế kỷ thứ 15, đó cũng chính lúc chuyển sang giai đoạn ra đời của đô thị Hội An
Hội An chính thức xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 16, dưới thời vua Lê. Sau nhiều lần tranh dành ngôi báu của nhà Mạc, Nguyễn, đến thời kỳ của vua Nguyễn Hoàng đã cho ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong. Từ đó mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, đưa Hội An trở thành một cảng thị sấm uất bậc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Trải qua nhiều thời kỳ biến động, do các chính sách của triều đình nhà Nguyễn cũng hạn chế, nên các thuyền lớn không còn cập bến ở Hội An nữa. Từ đó, Hội An không còn sở hữu vị thế quốc tế quan trọng như trước nữa. Song, nó vẫn phát triển và mở rộng thêm. Đến năm 1980, Hội An đã được chú ý bởi những học giả người Việt Nam, Nhật Bản và các quốc gia phương Tây. Đến tháng 12 năm 1999, phổ cổ Hội An đã được ghi danh là danh sách các Di sản văn hóa thế giới.
Hướng dẫn cách di chuyển đến phổ cổ Hôi An từ Đà Nẵng
Các phương tiện đi từ Đà Nẵng đến Hội An
Đi Hội An bằng taxi
Đây chính là phương tiện nhanh, gọn lẹ nhất trong tất cả các phương tiện. Tùy vào tình hình thực thế, có thể mất từ 45-55 phút để đi từ nội thành Đà Nẵng đến với phố cổ Hội An. Và việc book taxi ở Đà Nẵng cực kỳ dễ dàng, bạn có thể tìm thấy nó ở bất cứ đâu. Bạn có thể chọn 1 trong 2 phương án như sau:
Phương án 1: Gọi taxi trực tiếp thông qua số Hotline của các hãng taxi tại Đà Nẵng
- Taxi Sông Hàn: 0236.3.72.72.72
- Taxi Mai Linh: 0236.3.56.56.56.
- Taxi Tiên Sa Đà Nẵng: 0236.3.79.79.79
- Taxi VinaSun Green: 0236.3.68.68.68
- Taxi Hàng Không: 0236.3.27.27.27
Phương án 2: Đặt taxi thông qua ứng dụng Grap
Cái này bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại cảm ứng có kết nối mạng và cài đặt ứng dụng đặt xe Grap là có thể book taxi dễ dàng. Ưu điểm của loại hình này đó chính là biết trước giá, thông tin tài xế cũng như hành trình di chuyển.
Dù đi taxi nhanh, tiện lợi nhưng chi phí đi taxi hoặc Grap từ Đà Nẵng đi Hội An khá cao cao, dao động từ 350-400k/ 1 chiều hoặc 700-900k/ khứ hồi từ xe 4 chỗ cho đến xe 16 chỗ. Vì vậy, nếu bạn không có nhiều kinh phí như vậy thì tốt nhất không nên đặt taxi, thay vào đó đi xe bus hoặc là tự chạy xe máy sẽ rẻ hơn.
Đi Hội An bằng xe bus
Đây được xem là phương tiện từ Đà Nẵng đi Hội An có giá thành rẻ nhất. Chỉ với 30k/ lượt, bạn có thể đến với Hội An từ mọi vị trí trong nội thành Đà Nẵng. Vì phải đón thêm khách nên thời gian đi xe bus sẽ lâu hơn so với các phương tiện khác, trung bình từ 70-80 phút. Tuy nhiên, xe bus chỉ thích hợp cho những bạn trẻ muốn tự mình khá phá, ngược lại với những đoàn khách số lượng đông, hoặc có người già, trẻ em thì tốt hơn hết là không nên chọn phương tiện này.
Đi Hội An bằng xe đưa đón
Nếu bạn muốn có một phương tiện vừa nhanh chóng, tiện lợi, hiện đại lại vừa tiết kiệm chi phí, thì nên cân nhắc đến phương án book xe đưa đón. Phương tiện này đảm bảo rẻ hơn đến 20-40% so với chi phí đi taxi, hơn nữa lại có thể hẹn trước thời gian đưa – đón và quan trọng là có thể linh động về thời gian.
Đi Hội An bằng xe máy
Hội An cách TP. Đà Nẵng chỉ khoảng 30km, nên bạn hoàn toàn có thể nghĩ tới việc thuê một chiếc xe máy và tự đi. Hơn nữa, các tuyến đường nối liền 2 thành phố này cực kỳ rộng rãi, sạch đẹp nên đó cũng là một trong những lý do bạn nên có một chuyến phượt Hội An cho chủ động, tự do. Đa phần, mọi người thường sẽ đi Hội An và về Đà Nẵng trong 1 ngày. Hoặc nếu có nhiều thời gian hơn, nên ở lại Hội An 1 đêm để khám phá phổ cổ về đêm rất tuyệt.
>> Gợi ý: Thuê xe máy Đà Nẵng – TOP 12+ địa chỉ uy tín nhất Đà Nẵng
Các tuyến đường đi từ Đà Nẵng đến Hội An
Dù có nhiều tuyến đường đi Hội An từ Đà Nẵng, nhưng thông thường khách du lịch sẽ chỉ chọn 1 trong 2 tuyến đường này là nhiều nhất.
- Tuyến 1: Từ cầu Rồng – Đi thẳng về đường Võ Văn Kiệt – rẽ trái vào đường Võ Nguyên Giáp – đi thẳng gặp đường Trường Sa – Nối liền đó là đường Lạc Long Quân. Nhìn bên đường, bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào phố cổ Hội An. Đây cũng là tuyến đường ven biển Mỹ Khê rất đẹp, đường xá rộng rãi dễ đi.
- Tuyến 2: Từ trung tâm thành phố Hội An – đi theo đường Lê Văn Hiến – đường Trần Đại Nghĩa – Nguyễn Tất Thành – thành phố Hội An. Tuyến đường này thì đông đúc dân cư hơn, nhưng lại không đẹp như tuyến đường biển ở trên.
Các phương tiện được phép đi lại trong phố cổ Hội An
Hiện tại, phố cổ Hội An đã xây dựng thêm phố đi bộ nên cũng hạn chế hơn về phương tiện. Điều này cũng giúp đem lại không gian tham quan yên tĩnh và an toàn cho du khách.
+ Đi bộ: Đây là phương tiện phổ biến nhất, vì phố cổ cũng không quá rộng nên bạn có thể đi bộ để khám phá mọi thứ. Hội An có quy định đưa ra hai khung giờ để tổ chức phố đi bộ, buổi sáng từ 9-11 giờ, còn buổi tối từ 18h-22h00. Khi đó, tất cả các phương tiện có động cơ đều cấm được di chuyển.
+ Xe máy: Trừ 2 khung giờ nói trên, bạn hoàn toàn có thể tự do đi lại trong phố cổ Hội An bằng xe máy. Ngoài ra, để đi lại giữa các điểm tham quan ở xa như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, rau Trà Quế thì nhất thiết phải có một chiếc xe máy để đi lại cho tiện.
>> Tham khảo: Thuê xe máy Hội An | Gợi ý 15 địa chỉ thuê xe giá rẻ, đáng tin cậy nhất
+ Xe xích lô: Nếu bạn muốn đi chậm, không phải cân não để lái xe, tự do ngắm cảnh cảnh của phố cổ Hội An thì có thể thuê một chiếc xích lô. Phương tiện này có mặt ở hầu hết các tuyến đường trong phố cổ.
+ Xe ôm: Nếu bạn cần đi một tuyến đường khá xa và muốn đi gấp thì đây là một sự lựa chọn phù hợp. Xe ôm phố cổ nằm tập trung ở các ngã ba, ngã tư nên rất dễ tìm.
>>> Thông tin hữu ích nên đọc: phương tiện di chuyển đến Hội An & đi lại ở Hội An tốt nhất
Phố cổ Hội An có gì đẹp và thu hút du khách?
Hội An – nơi ngưng đọng thời gian với những kiến trúc cổ xưa
Điều đặc biệt nhất, ấn tượng nhất để nhớ về Hội An, đó chắc chắn là không gian cổ kính với những lối kiến trúc độc đáo một thời. Nơi đây vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn hơn 1000 di tích, bao gồm nhà cổ, đền chùa, nhà thờ, hội quán, giếng cổ,vv… Nổi bật nhất đó là những dãy nhà cổ được xây dựng san sát nhau, tạo nên một khu phố mang đậm kiến trúc cổ.
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các ngôi nhà phố ở Hội An được xây dựng với 3 không gian riêng biệt đó là khu vực buôn bán, khu vực sinh hoạt và khu vực thờ cúng. Nếu trước đây, những ngôi nhà cổ mang vẻ cũ kỹ, bởi những lớp rêu phong của thời gian, thì giờ đây, cả một khu phố cổ nhỏ bé ấy lại trở nên như nổi bật hơn, bởi sắc vàng hiện đại. Song, điều ấy vẫn không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có của nơi này.
Sự giao thoa văn hóa đậm nét tại phố cổ Hội An
Đã có người nói rằng, đến Hội An là bạn sẽ được đặt chân qua 3 nền văn hóa khác nhau. Đó là sự giao thoa có chọn lọc của văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa và văn hóa Việt. Và nếu cảm rõ hơn, thì đó chính là sự giao thoa giữa cái mới và cái cũ, giữa cái ồn ào và bình yên, giữa đời sống và nghệ thuật.
Thể hiện rõ nhất nét giao thoa ấy không đâu khác ngoài những di chỉ văn hóa cổ xưa như Chùa Cầu, Phố Nhật, những hội quán, những món ăn. Sở dĩ có sự giao thoa ấy, là bởi sự du nhập của những thuyền buôn ở Hội An vào những năm của thế kỷ 17. Hội An khi ấy có điều kiện giao lưu về kinh tế và cả văn hóa. Tuy nhiên, sự tiếp nhận ấy không phải là hòa lẫn, mà tiếp thu có chọn lọc. Để tạo nên một phổ cổ Hội An đa sắc màu, song vẫn giữ được cái tinh túy của mình.
Những di tích nổi bật của phố cổ Hội An
Chùa Cầu – nơi giao thoa văn hóa Việt Nhật
Được biết là biểu tượng của phố cổ Hội An, nhưng thực tế thì Chùa Cầu được xây dựng bởi các thương gia người Nhật Bản, khi mà họ đến làm ăn tại Hội An vào thế kỷ thứ 17. Vắt qua một con lạch nhỏ của dòng sông Hoài, một nhánh của sông Thu Bồn, Chùa Cầu tựa như một cánh cung mềm mại với nhiều chi tiết chạm trổ tinh xảo. Ở trên cầu còn chạm 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là cây cầu của những người bạn phương xa đến.
Nhà cổ Tấn Ký
Đây được biết đến là ngôi nhà cổ đẹp và nổi tiếng nhất tại phố cổ Hội An, với lịch sử xây dựng lên đến 200 năm. Nó mang đặc điểm của kiểu nhà hình ống, kiểu nhà đặc trưng ở Hội An. Với mặt trước là nơi để buôn bán, mặt sau là nơi thông ra bến sông. Nội thất bên trong nhà được làm chủ yếu từ các loại gỗ quý hiếm, khắc nhiều hoạt tiết đôc đáo để thể hiện sự giàu có, sung túc của gia chủ lúc bấy giờ.
>> Khám phá: Phục Kích Nhà Cổ Tấn Ký Hơn 200 Năm Tuổi Nổi Tiếng Hội An
Nhà cổ Phùng Hưng
Đây cũng là một trong những ngôi nhà cổ đẹp còn sót lại ở Hội An. Về mặt kiến trước, nhà cổ có sự giao lưu giữa các phong cách Á Đông. Nơi này từng là nơi sinh sống của các tầng lớp thương nhân giàu có ở cảng hội xưa. Cái khách biệt của nhà cổ Phùng Hưng so với các nhà cổ khác đó là dù không chạm trổ mà vẫn giữ nguyên thô.
Nhà cổ Quân Thắng
Với lịch sử lên đến 150 năm, nhà cổ Quân Thắng được xếp vào danh sách những ngôi nhà cổ nhất ở Hội An. Toàn bộ kiến trúc bên trong đều được điều khắc cực kỳ sinh động, thể hiện phần nào lối sống vương giả của những người chủ nhân của ngôi nhà này.
Hội quán Phúc Kiến
Trước đây, hội quán Phúc Kiến chỉ được biết đến là một gian miếu nhỏ, thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, người đã phù hộ và cứu vớt những người đi biển. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo nay hội quán đã trở nên bề thế, khang trang và được đánh giá là hội quán đẹp nhất ở Hội An.
Hội quán Triều Châu
Hội quán được xây dựng là để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện, một vị thần có khả năng chế ngự sóng gió để người đi biển luôn được bình an, đắc lợi. Di tích này sở hữu lối kiến trúc có giá trị, với bộ khung gỗ chạm đầy tinh xảo, hương án gỗ và cả những đồ sành sứ đắp nổi rất tuyệt đẹp.
Hội quán Quảng Đông
Trước đây, hội quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, về sau chuyển sang thờ thần Quan Công và Tiền Hiền. Kiến trúc của hội quán được tạo nên bởi sự kết hợp giữa chất liệu gỗ và đá, đem đến cho không gian hội quán một vẻ đẹp đường bệ, uy nghiêm.
Hội An các lễ hội truyền thống và trò chơi dân gian đặc sắc
Được biết đến xứ sở của những lễ hội ở Việt Nam, Hội An hằng năm vẫn luôn diễn ra những hoạt động, sự kiện và lễ hội độc đáo. Ngoài các lễ hội nổi tiếng như lễ trung thu, lễ hội thả hoa đăng trên sông Hoài, thì Hội An còn có nhiều lễ hội đặc sắc như lễ Cầu Bông, lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, lễ tế Cá Ông,…
Bên cạnh đó, điều tạo nên nét văn hóa đặc trưng của phố cổ Hội An cũng phải kể đến cả những trò chơi dân gian đã có từ lâu đời. Hội An cũng được biết đến là cái nôi tái hiện rõ nét các trò chơi dân gian của tỉnh Quảng Nam. Bài Chòi, bịt mắt đập niêu, ô làng, giật cờ, cờ gánh,…
Phố cổ Hội An với nền ẩm thực dân dã
Không chỉ là ở những kiến trúc cổ, vẻ đẹp cổ kính, bình yên mà sức hút của Hội An, một đô thị cổ còn ở ẩm thực. Hầu như mỗi du khách, đã từng đặt chân đến và thưởng thức các món ngon ở đây, đều để lại nhận xét rằng, những món ăn đặc sản đều rất đặc biệt. Để mà nói thì người dân phố cổ, luôn tự hào rằng họ có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú với các món ngon dân dã mà đậm vị, tinh túy.
Ẩm thực Hội An luôn khiến người ta ngạc nhiên. Đó là tô cao lầu nhỏ xíu mà gây thương nhớ vô cùng, mì Quảng – đại diện cho ẩm thực Quảng Nam, là cơm gà với công thức có 1 không 2, hay bánh đập hến xào, món ăn vặt dân dã mà ngon. Cạnh đó còn rất nhiều món ngon khác mà đảm bảo bạn sẽ không thể tìm thấy ở đâu bán ngon hơn ở đây như chè mè đen, bánh khoai nướng, kẹo chỉ, bún mắm, bún thịt nướng, bánh xèo, hải sản…
Những cái nhất của phố cổ Hội An khiến bạn phải ngạc nhiên
Hội An – Top 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới
Chẳng có gì tự hào hơn khi Hội An, đã xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách 10 điểm đến lãng mạn nhất thế giới. Một Hội An rất riêng, nơi mà khi mọi thứ đã trở nên hiện đại hơn, thì nó vẫn còn ghi dấu với những mái nhà rêu phong, những bức tường vàng cổ kính, những kiến trúc đã có hàng trăm năm. Tất cả đã vô tình tạo nên một không gian bình yên, thơ mộng và cũng không kém phần lãng mạn. Cảm giác bước đi giữa những con đường, ngắm nhìn mọi thứ cũng đủ thấy thời gian như ngưng lại.
Hội An – Thành phố du lịch tốt nhất châu Á
Trong 2 năm liên tiếp từ năm 2019 đến 2020, Hội An đã liên tiếp đứng đầu top 15 thành phố du lịch tốt nhất châu Á, được báo Mỹ bình chọn. Các tiêu chí đánh giá là Travel + Leisure đưa ra đó là các điểm du lịch, ẩm thực, văn hóa, sự thân thiện và các điểm mua sắm. Khách đến đây chủ yếu là để tham quan, tìm hiểu thêm về các kiến trúc cổ, ngắm nhìn các con kênh và hòa vào nhịp sống về đêm thú vị.
Hội An – Top 10 điểm đến có khách sạn tốt nhất
Theo đánh giá của trang web đặt phòng uy tín nhất hiện nay, Agoda, hệ thống khách sạn ở Hội An nằm trong top tốt nhất của thế giới. Các tiêu chí đánh giá về giá tiền, vị trí, sự thân thiện của nhân viên, điều kiện khách sạn, chất lượng phòng và ẩm thực.
Hội An – Top điểm đến có con kênh nổi tiếng thế giới
Sông Hoài, một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn đã thực sự lọt vào mắt xanh của rất nhiều du khách trên khắp thế giới, trong đó có trang Touropia. Trang này đã xếp Hội An ở vị trí thứ 4 trong danh sách các thành phố có con kênh nổi tiếng nhất hành tinh.
Hội An – top 17 điểm selfie đẹp nhất thế giới
Năm 2014, Buzzfeed Traval trang web về du lịch nổi tiếng của thế giới, đã xếp Việt Nam đứng thứ 3 trong top 17 điểm selfie đẹp nhất thế giới. Khách đến du lịch Hội An cực kỳ thích chụp ảnh, tự sướng.
Di chuyển từ Đà Nẵng đến phố cổ Hội An cần lưu ý gì?
- Về việc lựa chọn phương tiện di chuyển, nếu đi xe bus các bạn nhớ tìm hiểu lộ trình chạy là như thế nào để biết bắt xe. Nên đi càng sớm càng tốt, để tránh tình trạng xe nhồi nhét. Ngoài ra, xe bus chỉ chạy ban ngày, từ 5h30 đến 18h30 nên bạn nhớ đi chơi thì phải sắp thời gian cho hợp lý. Để khi tham quan xong là có thể bắt xe bus về Đà Nẵng luôn cho kịp.
- Thời điểm đẹp nhất của phố cổ Hội An, đó chính là vào buổi chiều tối, lồng đèn cũng bắt đầu rực sáng hơn, các hoạt động vui chơi, ăn uống hay đi thuyền cũng rộn ràng hơn vào ban ngày.
- Nếu đã biết phố cổ Hội An ở đâu, bạn có thể lên lịch để di chuyển thật sớm, để tham quan nhiều nơi nhất có thể. Trước đó, nên liên hệ dịch vụ thuê xe máy Đà Nẵng trước, vì đôi khi vì một số lý do mà bạn sẽ không được thuê ngay, mất thời gian chờ đợi.
- Nếu muốn mọi thứ thật đơn giản, chủ động và không phải lo về các chi phí phát sinh, các bạn có thể đặt tour Hội An 1 ngày. Tour này khởi hành từ Đà Nẵng, đưa bạn đi qua danh thắng Ngũ Hành Sơn trước sau đó sẽ tranh thủ chở khách về Hội An để kịp khám phá phố cổ về đêm.
Phố cổ Hội An ở đâu, có gì hấp dẫn, giờ thì bạn biết lý do vì sao người ta thường bảo nhau, nhất định phải đến Hội An một lần trong đời. Một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, nơi ấy vạn vật như ngừng lại, để bạn quay ngược về lịch sử, để thấy rằng Hội An đã từng là một đô thị cổ xinh đẹp và thịnh vượng như thế nào.
Chào mọi người, mình là Diên một cái tên thật lạ nhưng nó cũng đặc biệt như chính con người và sở thích của mình vậy. Mình thích rong ruổi đây đó, thích đi đến những nơi có phong cảnh đẹp, thích ăn những món ngon. Vì mình nghĩ, tuổi trẻ có là bao, cứ sống và trải nghiệm thật nhiều để không phải tiếc nuối. Hãy đồng hành nếu bạn cũng có sở thích du lịch như mình nhé!