Đến với Hội An, du khách thật tình không khỏi bỡ ngỡ trước bức tranh làng quê đầy cổ kính, yên bình như được ai đó vô tình vẽ nên. Tạo nên cái nét riêng ấy, không chỉ là các kiến trúc cổ xưa, những giàn hoa giấy, đèn lồng mà còn là vẻ thơ mộng của dòng sông Thu Bồn Hội An. Con sông ấy nhẹ nhàng mà thanh khiết, chảy len lỏi qua phố cổ đã bao đời nay, như gắn liền với hàng thế hệ người dân Hội An. Trước đây và cả bây giờ.
Đến du lịch Hội An, hãy dành một chút thời gian, để hoài niệm về sông Thu Bồn một lần. Bạn sẽ thấy rằng, con sông ấy như có nét thơ, lắng đọng và sâu thẳm, gợi lên một nét buồn da diết mà cũng tràn ngập nỗi nhớ khôn nguôi.
MỤC LỤC
- 1 Giới thiệu đôi nét về sông Thu Bồn Hội An – dòng sông của ký ức
- 2 Sông chảy qua Hội An là sông Hoài hay sông Thu Bồn
- 3 Sông Thu Bồn Hội An – những địa danh gắn liền từ bao đời nay
- 4 Những trải nghiệm tuyệt đẹp nhất trên sông Thu Bồn Hội An
- 5 Ngược dòng sông Thu Bồn Hội An tìm về hai di sản văn hóa thế giới
- 6 Có gì đặc biệt trong ẩm thực dọc bờ sông Thu Bồn Hội An?
- 7 Tham quan sông Thu Bồn Hội An – nên đi và không nên đi vào thời gian nào?
Giới thiệu đôi nét về sông Thu Bồn Hội An – dòng sông của ký ức
Sông Thu Bồn Hội An bắt buồn từ đâu?
Được biết, sông Thu Bồn là một trong những con sông nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam. Sông có diện tích rộng 10.350km2, bắt nguồn từ núi Ngọc Linh, của huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum chạy dọc qua địa phận của tỉnh Quảng Nam. Phần thượng lưu của nó, đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức, gọi là sông Tranh. Chỉ khi kết hợp với sông Vu Gia, nó mới được gọi là sông Thu Bồn.
Trước khi đổ ra biển, nhánh nhỏ của nó đã chảy vào sông Vĩnh Điện, để chảy vào sông Hàn, Đà Nẵng. Một phần nhỏ của sông chảy vào sông Trường Giang, để đổ ra vịnh An Hòa, Tam Quang, Núi Thành. Một phần của sông Thu Bồn, cũng đã tiếp xúc với phố cổ Hội An, và nơi ấy được đặt tên là sông Hoài như bây giờ.
Ý nghĩa của dòng sông Thu Bồn Hội An
Sông Thu Bồn đã hợp lưu cùng với sông Vu Gia, tạo nên một hệ thống sông cực lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của người Quảng. Con sông ấy, khởi nguồn từ đại ngàn Trường Sơn, đã không chỉ bồi đắp phù sa cho vùng đất xứ Quảng, góp phần làm nên đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu mà còn gắn liền vời một nền văn hóa rực rỡ.
Và khi đi qua địa phận của thành phố Hội An, dòng sông ấy cũng đã góp phần tạo nên một cảng thị sầm uất vào thế kỷ thứ 16. Đến đây, nơi ấy đã được biết đến là đô thị cổ đẹp nhất Việt Nam, và hơn hết đó là Di sản văn hóa thế giới – phố cổ Hội An. Cho đến ngày nay, con sông Thu Bồn Hội An vẫn bồi đắp cho làng rau Trà Quế, rừng dừa Bảy Mẫu ngày một tươi tốt. Cùng với đó là làng gốm Thanh Hà, làng Mộc Kim Bồng, biển Cửa Đại, phố cổ Hội An đã tạo thành một quần thể điểm du lịch ven sông đầy độc đáo, hấp dẫn.
Sông chảy qua Hội An là sông Hoài hay sông Thu Bồn
Trong chuyến du lịch Hội An, có lẽ mọi người đã nghe nhiều đến cái tên là sông Hoài, dòng sông chảy qua phố cổ Hội An. Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng, Hội An không có sông Hoài mà chỉ có sông Thu Bồn. Những điều này không hẳn sai, mà gọi là chưa đủ. Theo lời kể của người dân địa phương, trước khi đổ ra biển Đông tại khu vực biển Cửa Đại, hạ lưu sông Thu Bồn chia ra nhiều nhánh. Có một nhánh chảy vào phố cổ, nó được đặt tên là sông Hoài.
Sông Thu Bồn Hội An – những địa danh gắn liền từ bao đời nay
Những làng nghề được gìn giữ trên dòng sông Thu Bồn Hội An
Làng lụa Hội An
Nằm bên sông Thu Bồn, làng lụa Hội An từ xa xưa đã gắn liền với sự tích Bà Chúa tàm Tang Đoàn Qúy Phí và Thế tử Nguyễn Phúc Loan. Ít ai biết rằng, làng lụa ở đây đã xuất hiện từ thời xứ Đàng Trong, chuyên phục vụ vua chúa và xuất đi nước ngoài. Lụa Hội An nổi tiếng cũng bởi độ mềm mượt, màu sắc đẹp, bền bỉ với thời gian. Và tơ để dệt nên lụa cũng chính từ những vườn dâu được trồng ngay bên đất sông Thu Bồn Hội An.
Làng gốm Thanh Hà
Các phố cổ Hội An tầm 1km về phía Tây đó là làng gốm Thanh Hà, một làng nghề cổ đã có manh nha từ thế kỷ thứ 15. Gốm Thanh Hà trước đây là mặt hàng rất đỗi phát triển, đặc biệt là vào thời kỳ Hội An vẫn còn là một thương cảng sầm uất, thu hút các thương nhân nước ngoài. Giờ đây, đi thuyền dọc theo sông Thu Bồn Hội An, du khách sẽ có dịp ghé nơi đây, để được tìm hiểu về cuộc sống của người dân cũng như chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm nghệ thuật, đến từ các nghệ nhân tài hoa.
Làng rau Trà Quế
Lại thêm một làng nghề nữa gắn liền với lịch sử của dòng sông Thu Bồn Hội An. Làng rau Trà Quế nằm ngay sát bên dòng sông Cổ Cò, một phân lưu của sông Thu Bồn. Từ xa, mới vừa bước vào cổng ta bạn có thể cảm nhận rõ ngay cái hương thơm thoang thoảng từ những luống rau xanh. Thử một ngày trải nghiệm làm người nông dân, tưới nước cho rau, bón phân cho rau rồi thu hoạch rau, mọi hoạt động thưc tiễn đầy thú vị.
>> Xem thêm: Làng Rau Trà Quế Hội An điểm tham quan rất thu hút du khách 2022
Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng là làng nghề nằm ở xã Cẩm Kim, từ lâu đã được biết đến với nghề thủ công là điêu khắc gỗ, chạm trổ. Điều đặc biệt là làng mộc nằm ở ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn Hội An, nơi chảy ra thành phố trước khi đổ ra biển.
Nằm đối diện với làng mộc Kim Bồng đó chính là phố cổ, đó cũng là một điểm thuận lợi để có thể dễ dàng vận chuyển các sản phẩm gỗ, góp phần phần triển nghề mộc của địa phương.
Những cây cầu xinh đẹp bắt qua sông Thu Bồn Hội An
Chiều dài chảy qua Hội An của sông Thu Bồn chỉ khoảng 8.5km, và sông Hoài chỉ là một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn nhưng lại có đến tổng cộng 4 cây cầu. Tất cả những cây cầu này có điểm chung là khá nhỏ, chỉ để cho xe 16 chỗ di chuyển.
Trước đây, những cây cầu này được xây với mục đích chủ yếu là phục vụ dân sinh. Giờ đây, khi Hội An ngày một phát triển, được biết đến nhiều hơn, thì chúng lại trở thành các điểm cho du khách đến tham quan.
Cầu Quảng Trường
Cây cầu này nối liền quảng trường Hội An với đường Cao Hồng Lãnh, bắt qua sông Hoài. Vì không phải là nằm ở trung tâm phố cổ, nên cây cầu này khá vắng vẻ, chỉ nhộn nhịp vào những ngày cuối tuần hoặc là khi có sự kiện, lễ hội. Tại đây, du khách có thể dạo chơi hàng giờ, hít hà lấy cái không khí bình yên của dòng sông Thu Bồn Hội An.
Không chỉ vây, từ cầu Quảng Trường, du khách tiếp tục đến với hành trình khám phá những cửa hàng dọc quảng trường Sông Hoài. Nơi đây có đủ các mặt hàng như rau củ, hải sản và ấn tượng hơn hết đó là những món quà lưu niệm xinh xắn. Nếu có thể, bạn hãy đến cửa hàng áo dài gần đó để nhờ may cho mình một bộ, và bạn có thể lấy ngay trong ngày.
Cầu An Hội
Du khách ghé thăm Hội An, có lẽ đã không còn xa lạ với chiếc cầu rực rỡ bắt ngang qua sông Thu Bồn, đó chính là cầu An Hội. Cây cầu này có lẽ cũng chính là cây cầu biểu trưng của phố cổ, để khi ai nhìn thấy cũng có thể nhận ra ngay. Điều đặc biệt nhất tạo nên nét riêng của cầu An Hội, đó chính là chúng được trang trí với tiểu tiết chủ yếu là cá chép.
Cầu An Hội đẹp nhất là về đêm, dù ban ngày vẫn có khách đến check in nhưng buổi tối mới là thời điểm mà cây cầu trở nên rực rỡ, lung linh nhất. Đừng trên cây cầu, ngắm nhìn dòng người qua lại, rồi lại nhìn xuống phía dưới sẽ thấy những chiếc thuyền chở khách đi ngắm cảnh.
Cầu Cẩm Nam
Ra xa khu vực phố cổ một chút, bạn sẽ bắt gặp cầu Cẩm Nam, nằm ngay trên xã Cẩm Nam, với một bên là nơi bắt đầu khu phố cổ, một bên là đảo dân sinh, nối liền hai trục đường chính là Nguyễn Tri Phương và Lương Như Bích. Nếu bạn có thời gian, đừng bỏ lỡ cơ hội được đến với đảo Cẩm Nam, một hòn đảo được bao quanh bởi hạ lưu sông Thu Bồn Hội An. Đảo là cả một không gian xanh, với từng hàng dừa, hàng cau và dãy tre già như đưa bạn đến với một thiên đường hoàn toàn khác.
Cầu Ấn Tượng Hội An
Cây cầu được xây dựng vào năm 2018 bắt qua sông Thu Bồn Hội An, với mục đích là lối đi bộ cho du khách đến với công viên Ấn tượng Hội An. Đây là khu vực sẽ diễn ra show diễn mang tên Ký Ức Hội An, được đánh giá là show diễn thực cảnh đẹp nhất và mãn nhãn nhất thế giới. Tại đây, các bạn trẻ có thể tham gia vào rất nhiều mini show cùng các góc check in siêu đẹp, cực hoành tráng.
Những trải nghiệm tuyệt đẹp nhất trên sông Thu Bồn Hội An
Đi thuyền thả hoa đăng trên sông Hoài
Một trong những điều mà bất cứ du khách nào cũng không thể bỏ lỡ trong hành trình tìm về cội nguồn sông Thu Bồn Hội An, đó là cơ hội được ngồi trên thuyền và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông Hoài. Phố cổ đẹp cả ngày lẫn đêm, nhưng về đêm có lẽ sẽ lung linh và rực rỡ hơn hẳn. Tour đi thuyền ở Hội An sẽ mang đến cho bạn cơ hội được ngắm nhìn cả không gian phố cổ xinh đẹp từ hai bên bờ, ngắm nhìn dòng người qua lại.
Ấn tượng hơn là có thể cùng với những người thương yêu của mình thả đèn hoa đăng sông Hoài. Mỗi chiếc hoa đăng ấy như tượng trưng có một điều ước, với hy vọng những điều ước ấy khi trở về với sông Thu Bồn sẽ hóa thành hiện thực. Đặc biệt, nếu may mắn ghé thăm Hội An vào ngày rằm hằng tháng, cũng là thời điểm mà phố cổ diễn ra lễ hội đèn lồng. Khi ấy, cả một khu phố sẽ tắt hết điện, thay vào đó là những chiếc đèn lồng với đủ màu sắc sẽ được thắp sáng lên, tạo ra một khung ảnh ảo dịu, lung linh vô cùng.
>>> Trải nghiệm đi thuyền ở Hội An thỏa sức ngắm cảnh 2 bên sông Hoài
Chèo thuyền Kayak trên sông Thu Bồn
Có lẽ, bạn đã nghĩ về sông Thu Bồn Hội An với hình ảnh những chiếc ghe đánh cá đơn sơ của người địa phương. Nhưng trên dòng sông ấy, người ta đã thu hút hơn với hoạt động chèo thuyền kayak cực kỳ thú vị.
Với những bạn đã từng du lịch Đà Nẵng, hẳn sẽ biết đến hình thức chèo kayak là như thế nào. Đó là một chiếc thuyền nhỏ, bạn phải ngồi vào bên trong đó, mỗi chiếc sẽ có 2 người đi. Mỗi người sẽ chủ động cầm một tay chèo, tự do lái theo hướng đi của riêng mình. Dù không phải là loại hình mới mẻ, nhưng chèo thuyền kayak trên sông Thu Bồn lại mang đến cho du khách một cảm giác hoàn toàn khác lạ.
Đi tour rừng dừa Bảy Mẫu và tham quan sông Thu Bồn
Trong hành trình khám phá vẻ đẹp của sông Thu Bồn Hội An, dừng chân tại rừng dừa Bảy Mẫu Tam Thanh, du khách sẽ có dịp ngắm nhìn cho đã mắt khung cảnh hoang sơ, tươi mát của thiên nhiên. Cùng đó là tự mình trải nghiệm các trò chơi dân gian vô cùng thú vị như bịt mắt đập niêu, kéo co, kéo lưới, đua thuyền thúng,vv…
Ngược dòng sông Thu Bồn Hội An tìm về hai di sản văn hóa thế giới
Có thể bạn chưa biết, dòng sông Thu Bồn bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh của Tây Nguyên, nối liền hai di sản văn hóa nổi tiếng của thế giới, đó chính là Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An. Hai địa điểm này cách nhau cũng chỉ khoảng hơn 40km.
Ngược dòng Thu Bồn, quay trở ngược về quá khứ, du khách sẽ được biết thêm về chiều dày lịch sử của mảnh đất Chăm pa xưa. Những câu chuyện về các vị vua, quá trình hình thành của Thánh địa Mỹ Sơn khi được nghe kể trên xe chắc chắn sẽ không thú vị bằng nếu như đi trên sông. Con thuyền nhẹ nhàng lướt sóng, đưa bạn đi qua những ngôi làng của hàng thế kỷ trước, những thung lũng từng là đất kinh kỳ một thời.
Rời khỏi thánh địa Mỹ Sơn, đi xuôi về phía dòng sông Thu Bồn Hội An, du khách sẽ được chạm chân đến di sản văn hóa thứ hai, đó chính là phố cổ Hội An. Hãy dành cho mình ít nhất 1 ngày để có thể “cảm” được nét đẹp vốn ẩn sâu bên trong những nếp nhà cổ, những con đường lát gạch hay những làng nghề đã có tự bao đời.
Có gì đặc biệt trong ẩm thực dọc bờ sông Thu Bồn Hội An?
Dù không sở hữu nét dân dã của ẩm thực sông nước như ở miền Tây, nhưng khi đến với sông Thu Bồn, du khách chắc chắn sẽ bị hấp dẫn bởi những món ăn đậm chất xứ Quảng ở đây. Gợi ý không tồi cho bạn, đó chính là con đường ẩm thực mang tên Công Nữ Ngọc Hoa, kéo dài từ quảng trường Sông Hoài đến Chùa Cầu.
Đây là dãy hàng quán chuyên các đặc sản phố cổ, nằm đối diện đó chính là những tiệm café theo phong cách cổ xưa, rất hợp với không gian nơi đây, Đi dạo một vòng, bạn sẽ bắt gặp đủ thứ các món ngon trên đời nào là cao lầu, mì quảng, bánh bao bánh vạc,… đều là các đặc sản chính của phố cổ.
>>> CLICK NGAY: Book tour Hội An 1 ngày khám phá sông Thu Bồn và trải nghiệm ẩm thực xứ Quảng
Đi một đoạn nữa là sẽ thấy la liệt các đồ ăn vặt như bắp nướng, xiên nướng, kem ống, trái cây, kem khói và rất nhiều món nữa. Đa số ở đây là quán kiểu vỉa hè, nên đôi khi chỉ có một vài cái bàn, cái ghế chứ không có mái tôn. Dù vậy, nó vẫn mang đến cho du khách, đặc biệt là những bạn trẻ cảm giác thích thú.
Tham quan sông Thu Bồn Hội An – nên đi và không nên đi vào thời gian nào?
Nếu muốn có những điều tuyệt vời cùng với sông Thu Bồn Hội An, các bạn nên tránh đi vào thời gian từ tháng 10-12 vì đây là mùa mưa ở Quảng Nam. Những tháng này thường có mưa lớn, mực nước sông cao, nước sông cũng không trong, các tàu thuyền cũng hạn chế di chuyển. Như vậy, các hoạt động như đi thuyền sông Hoài hay rừng dừa Bảy Mẫu cũng không có.
Thay vào đó, đi vào tháng 3 cho đến tháng 8 vẫn là đẹp nhất, thời tiết dịu ngọt, trong vắt, ít mưa. Các hoạt động liên quan đến sông nước cũng được diễn ra bình thường và an toàn, cảm giác đi vào những ngày nắng đẹp cũng thoải mái và thích thú hơn.
>>> Du khách thả đèn Hoa Đăng Hội An cầu may mắn rực sáng sông Hoài
Ngày nay, sông Thu Bồn Hội An vẫn giữ được vẻ đẹp yên bình, hiền hòa dù đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió, thăng trầm. Nó xứng đáng trở thành một điểm đến hấp dẫn của Hội An, nơi lưu giữ những nét văn hóa, giá trị bền vững ngàn đời. Dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn, đừng quên tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân và đắm chìm trong ẩm thực Hội An nức tiếng một thời bạn nhé.
Chào mọi người, mình là Diên một cái tên thật lạ nhưng nó cũng đặc biệt như chính con người và sở thích của mình vậy. Mình thích rong ruổi đây đó, thích đi đến những nơi có phong cảnh đẹp, thích ăn những món ngon. Vì mình nghĩ, tuổi trẻ có là bao, cứ sống và trải nghiệm thật nhiều để không phải tiếc nuối. Hãy đồng hành nếu bạn cũng có sở thích du lịch như mình nhé!