Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế nét đẹp cổ kính trang nghiêm

3387
chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Đến Huế nhất định phải một lần ghé thăm chùa Huyền Không Sơn Thượng.

Vùng đất cố đô không chỉ nổi tiếng với nhiều đền đài, lăng tẩm hay các công trình ghi đậm dấu ấn lịch sử của triều Nguyễn mà còn nổi danh khi sở hữu hàng loạt ngôi chùa, đền cổ trầm mặc. Một trong số đó không thể không nhắc đến chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế, ngôi chùa nằm tách biệt với thế giới bên ngoài sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp, kiểu kiến trúc ấn tượng và không gian thanh bình. Tới đây, bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng như gạt trôi được những âu lo của cuộc sống thường nhật.

Lịch sử chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế được xây dựng từ khi nào?

Nếu nói vè độ nổi tiếng thì chùa Huyền Không Sơn Thượng chưa bằng ngôi chùa Thiên Mụ nằm soi bóng bên bờ sông Hương thơ mộng. Thế nhưng, hiếm có du khách nào tới du lịch Huế mà không ghé thăm địa điểm này. Cũng giống như những ngôi chùa khác ở miền đất cố đô, nó cũng mang trong mình trầm tích theo thời gian. Ngôi chùa được bao bọc bởi khung cảnh núi non xanh mát, tạo nên không gian cổ kính, linh thiêng không phải ở đâu cũng có.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Ngôi chùa nằm sâu trong núi này đã có từ năm 1976.

Năm 1976, vị Tổng thư ký tại chùa Ký Viên – ngài Viên Minh đã đề cử thượng tọa Giới Đức giữ chức trụ trì chùa Huyên Không. Tới năm 1978, chùa được dời từ Hải Vân – Lăng Cô về địa phận thôn Nham Biểu, xã Hương Hồ. Tận dụng lợi thế về vị trí tọa lạc, sư Đức Giới đã thiết kế chùa theo hướng gần gũi với thiên nhiên, mang đậm chất thiền. Trở thành chốn an yên của những tín đồ Phật tử và du khách muốn tìm một nơi để tránh xa những phiền muộn.

Hơn 10 làm trụ trì, đến năm 1992, Thượng tọa chính thức vào ở ẩn trong núi Hòn Vượn và giao lại Huyền Không Sơn Thượng chơ đại đức Pháp Tông. Sau khi nhận chức chụ trì ngôi chùa, sư Pháp Tông cũng cố gắng giữ gìn toàn vẹn hình ảnh ngôi chùa như thuở ban đầu.

Địa chỉ chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm ở đâu?

Hẳn bất kỳ ai lần đầu đặt chân đến ngôi chùa cổ kính này đều không khỏi ngạc nhiên trước sự vắng vẻ, tĩnh lặng của nó. Mặc dù khá nổi tiếng song lại được khá ít người biết đến do chùa nằm sâu trong thung lũng, giữ rừng thông bạt ngàn Vạn Tùng Sơn, bao quanh là những triền đồi.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Ngôi chùa nằm nằm cách trung tâm thành phố khoảng 17 km, bao quanh là đồi núi và rừng thông.

Địa chỉ chùa Huyền Không Sơn Thượng chính xác nằm tại thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, phường Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 17 km. Không giống như những ngôi chùa khác tại Huế, Huyền Không Sơn Thượng thuộc hệ phái Nam Tông. Tìm đến khám phá chốn này, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tinhk bao trùm khắp không gian, từ bụi cỏ, khóm cây đến những bức thư pháp hay nét kiến trúc mộc mạc những được chạm khắc hết sức tinh tế.

>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chùa Thiên Mụ Huế 400 năm tuổi nổi tiếng thiêng liêng

Nếu cuộc sống nơi phố thị phồn hoa khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và muốn tìm một nơi yên bình trút bỏ đi những trầm tư đó thì chùa Huyền Không Sơn Thượng chính là nơi trú ẩn lý tưởng. Đến đây bạn sẽ được sống thật với chính mình, tìm được những phút thư thái cho tâm hồn. Đó là lý do vì nằm cách khá xa nhưng du khách khi tới Huế đều muốn ghé thăm ngôi chùa này.

Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế

Đường tới chùa Huyền Không Sơn Thượng có khó không?

Theo kinh nghiệm du lịch Huế cho biết, đường đến chùa khá vắng, ven đường chỉ toàn cây cối và ruộng lúa. Tuy vậy, người dân đã cải tạo và nâng cấp dần nên đường đi đã thuận tiện hơn rất nhiều. Có biển chỉ dẫn đường vào chùa được đục đẽo từ gỗ và treo trên những móc đá nhỏ ven đường cho du khách dễ tìm được hướng vào.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Con đường dẫn vào ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng.

Lấy trung tâm thành phố làm điểm xuất phát, bạn di chuyển về hướng đường Kim Long, qua chùa Thiên Mụ rồi đi thẳng hết đường Văn Thánh. Khi đi qua cầu Xước Dũ thì đi thêm 1 km nữa là đến địa phận thôn Đồng Chầm, chạy thêm 500 m nữa sẽ nhìn thấy cổng làng. Đi qua cổng này và chạy thẳng khoảng 250 m, nhìn qua bên phải có một tấm biển chỉ đường. Chỉ cần đi theo bảng chỉ dần tầm 3 km sẽ đến được chùa. Đừng quên tranh thủ ngắm cảnh núi non Triều Sơn Phương dọc đường đi nhé, rất đẹp đấy!

Nên chọn phương tiện nào để tới chùa Huyền Không Sơn Thượng

Như đã nói, chùa nằm khá xa và ở địa hình không mấy bằng phẳng nên trong quá trình di chuyển ít nhiều cũng gặp khá nhiều khó khăn. Vì thế, bạn hãy lựa chọn cho mình phương tiện phù hợp, tùy vào điều kiện, sức khỏe bản thân cũng như xem mình đi với ai, bao nhiêu người để lựa chọn nhé. Một vài gợi ý dành cho bạn như:

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Một đoạn đường trên đường đến chùa khá vắng, bạn nên đi xe ô tô nếu không vững tay lái.
  • Xe máy: Nếu bạn là người trẻ tuổi, đi theo nhóm, thích tự do, thích trải nghiệm và khám phá theo cách riêng. Đặc biệt, là người là chắc tay lái, đam mê phượt thì hãy cân nhắc đến phương án xe máy. Đi xe máy có rất nhiều lợi ích như: chủ động về thời gian, lịch trình, có thể thoải mái ngắm cảnh, dừng lại chụp ảnh ven đường, hơn nữa chi phí cũng khá rẻ.

>> Có thể bạn cần: Thuê xe máy Huế dễ dàng với 18 địa chỉ uy tín, thủ tục nhanh gọn

  • Xe ô tô: Nếu bạn đi theo đoàn hoặc đi theo nhóm gia đình thì dulichkhampha24 khuyên bạn nên lựa chọn ô tô để đảm bảo an toàn. Mặc dù chi phí thuê xe ô tô có thể cao hơn nhiều so với xe máy nhưng đổi lại khá thoải mái, mát mẻ và cũng có thể dừng lại ngắm cảnh (nếu muốn).

Ngoài ra, du khách cũng có thể đến chùa Huyền Không Sơn Thượng 2 Huế bằng taxi. Taxi ở Huế khá phổ biến và giá cước của các hãng cũng tương đương nhau. Song theo như chia sẻ thì đây chưa thực sự là cách hay. Bởi trước hết là giá cao và hầu hết các xe taxi không chờ đợi lâu, bạn sẽ không thoải mái về thời gian thăm thú và tận hưởng ở chùa.

>>> Khám phá lịch sử chốn thâm cung triều đại Nguyễn: Đại Nội Huế

Chùa Huyền Không Sơn Thượng đẹp nhất khi nào và khi nào nên ghé thăm?

Có thể, vấn đề này không được quá nhiều người quan tâm. Vì thường suy nghĩ của mỗi người, tham quan chùa chiền thì đi mùa nào cũng được. Tuy nhiên, bạn nên nhớ một điều rằng khong như chùa Thiên Mụ nằm ngay trung tâm thành phố, thuận tiện về đường xá. Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế cách khá xa, hơn nữa đường đi cũng không phải quá dễ dàng, nhất là những đoạn đường đồi. Vì thế, bạn hãy cân nhắc chọn một thời điểm thật thích hợp nếu có ý định sẽ vãn cảnh ngôi chùa nổi tiếng này.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để có thể chiêm ngưỡng trọn vẻ đẹp của ngôi chùa.

Không riêng gì địa điểm này mà hầu hết các điểm du lịch ở Huế thì thời điểm thuận lợi nhất bao giờ cũng là các tháng mùa khô từ tháng 2 – tháng 9 hàng năm. Lúc này tiết trời khô ráo, di chuyển tiện, đồng thời cũng tiện cho việc thăm thú cảnh quan. Tất nhiên là bạn vẫn có thể đi vào những tháng khác, chỉ cần chú ý theo dõi trước thời tiết và cẩn thận trên đoạn đường lên chùa thôi. Song vẫn nên tránh các tháng cuối năm vì Huế rất hay mưa lớn, dầm dề, trời lạnh, nhiều lúc còn gặp cả bão và lũ.

Chùa mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, các bạn có thể đi bất cứ lúc nào. Song, nếu muốn bắt trọn khung cảnh huyền ảo của ngôi chùa và có thể ngắm nhìn cảnh vật xung quanh thì hãy ghé thăm chùa vào sáng sớm nhé. Lúc này, mặt trời chưa mọc, những giọt sương vẫn còn vương động, tạo nên không gian mờ mở ảo ảo như “chốn bồng lai tiên cảnh”. Đảm bảo bạn sẽ thích thú ngay khung cảnh và không khí nơi này.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng – Chốn tiên cảnh trần gian của xứ Huế

Có ai đó đã từng nói, chùa Huyền Không Sơn Thượng đẹp không khác gì một bức tranh thủy mặc. Không khí trong lành, mát mẻ, không gian thì yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy thư âm thanh duy nhất từ tiếng côn trùng kêu, tiếng chim hót líu lo hay tiếng lá thổi xì xào trong gió. Cả vị trí tọa lạc lẫn cảnh quanh xung quanh ngôi chùa đều khiến người ta khi đặt chân vào đây đều phải ngạc nhiên.

Không gian yên tĩnh của chùa Huyền Không Sơn Thượng

Một trong những sức hút của ngôi chùa cổ kính này là nằm ở vị trí ẩn sâu trong thung lũng với đồi thông và những dãy đồi núi bao quanh. Chính nhờ điều này đã biến cho ngôi chùa trở thành chốn trú ẩn thanh tịnh dành cho những tâm hồn yêu thiên nhiên, thích cách sống nhẹ nhàng. Cũng nhờ tọa lạc ở một vị trí đặc biệt nên nơi này càng giữ được vẻ bình yên, đúng chất khu rừng thiền.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Không gian nơi đây hết sức tĩnh lặng và thanh bình.

Nằm ở độ cao 300 m so với mực nước biển. Cộng với rừng cây, hồ nước xung quanh nên không khí ở đây hết sức ôn hòa, dễ chịu. Tới đây, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào cõi thiên đường giữa trần gian, nơi không có tiếng còi xe, tiếng dòng người tấp nập qua lại,… nó tác biệt hoàn toàn với thế giới sầm uất bên ngoài, yên bình vô cùng.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng với khung cảnh kỳ ảo tựa như cổ tích

Ngoài sự đặc biệt về vị thế, Huyền Không Sơn Thượng Huế còn sở hữu cảnh quan kỳ ảo, đẹp không khác gì trong những câu chuyện cổ tích. Nếu bạn đã từng bị ngẩn ngư trước mùa hoa Ngô Đồng ở Đại Nội Huế hay rừng ngập mặn Rú Chá đưa bạn về chốn hoang sơ. Thì ngôi chùa với khung cảnh những cây cầu gỗ nhỏ bắc qua dòng suối nhỏ, bên dưới là oa súng tím nở đầy sẽ đưa bạn bước vào cõi tiên mơ màng.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Khung cảnh của ngôi chùa cũng là điều khiến du khách phải ấn tượng.

Đi vào sâu bên trong một đoạn, sau khi bước qua Thanh Tâm Viên, khu vực sân trước tòa Phật điện bạn sẽ được chiêm ngưỡng hơn 200 giỏ lan quý khoe sắc rực rỡ bên cạnh những cây tùng, hàng sư tử quân hay những cây muồng hoàng yến cứ đến mùa lại nở rộ. Tất cả những giỏ lan này được chọn lọc từ hơn 500 giỏi lan quý nuôi ở vườn sân dưới của chùa. Đặc biệt, những cành lan được thay đổi mỗi ngày tạo nên những gam màu khác nhau cực kỳ bắt mắt.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Chắc chắn bạn sẽ yêu luôn cái không gian của Huyền Không Sơn Thượng.

Đi qua cổng Phương Thảo Địa vào chánh điện, bước qua cổng là tượng Phật cao 2 m, dựa lưng vào cây mai đại cổ thụ. Và còn rất nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi khác nữa, mỗi ngày đều xòe những tán lá rậm rạp của mình ra che nắng gió cho khoảng sân lát gạch Bát Tràng màu nâu đỏ. Đây cũng là nơi mà du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi, tận hưởng sự yên ả, thanh bình.

Khám phá không gian văn hóa và kiến trúc ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế

Không gian và thiết kế ngôi chùa

Không gian chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc đơn giản và gần gũi với thiên nhiên. Mỗi một góc, dù là nhỏ nhất đều được đầu tư thiết kế rất tỉ mỉ và tinh tế nhưng cũng không kém phần độc đáo. Về kiến trúc tổng thể của chùa có:

Chánh điện

Khu vực này còn được gọi là chùa ngoài. Đây là một mái nhà nhỏ giản dị với mái ngói màu gụ và hàng cột gỗ, tường, vách và bệ thờ theo lối kiến trúc Việt Cổ. Nền được lót bằng gạch tàu màu đỏ và các chi tiết khác đều chủ yếu sử dụng vật liệu là gỗ, ngói và ngói vảy cá. Tất cả đều là màu nguyên thủy, không sơn hay phết màu, do đó tạo nên không gian mộc mạc, mang dáng dấp hồn Huế.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Kiến trúc chánh điện mang đậm dáng dấp hồn Huế.

Chính giữa chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca, hai bên là tượng Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và các vị Thánh Tăng. Sau lưng là bức thư pháp lớn và hai bình hoa nghệ thuật. Trước khi vào chánh điện, bạn sẽ đi qua cổng Phương Thảo Địa. Đây chính là một trong những địa điểm được nhiều du khách lựa chọn để chụp những tấm hình kỷ niệm.

Tư Vân Am

Đây là nơi làm việc, nơi ở cũng là nơi tiếp khách của các sư trụ trì chùa. Tư Vân Am được thiết kế khá đồng bộ với chánh điện với không gian rất thoáng đãng, trong lành do xung quanh được trồng rất nhiều loại cây cảnh khác nhau. Còn trước mặt có một hòn non bộ, trang trí bởi phong lan, địa lan, thân mộc, thân thảo… Thông thường mọi người đến chùa sẽ tới khu vực chánh điện để bóc quẻ bói bằng thơ, thắp hương bái Phật sau đó mang đến Vân Tử Am gặp sư trụ trì để được giải thích.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Đây là nơi được du khách khắp nơi đến bóc và xem quẻ.

Nghinh lương đình

Nghinh lương đình và một số công trình nhỏ ở khu vực này đều được làm từ ngói móc và gỗ tạp lấy từ rừng trồng, thiết kế theo không gian mở với ba mặt để trống. Xung quanh được bố trí rất nhiều chậu hoa sứ, hoa đại hàng có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Tại đây thường trưng bày thư pháp Việt – Hán cùng những bức tranh hội hoa, tranh tượng và những bức ảnh nghệ thuật thiê về thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá.

Nhà khách

Cũng giống như các ngôi chùa khác, chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế cũng có khu vực nhà khách – nơi dừng chân, tránh nắng cho người dân và du khách đến tham quan, viếng chùa. Đồng thời, nhà khách cũng là điểm để các tăng ni, Phật tử và khách từ xa đến có chổ nghỉ lại khi có công việc. Chính vì thế mà nó được thiết kế theo kiểu không gian mở, rất thoáng đãng với vật liệu chủ yếu cũng là ngói và gỗ tạo, có bàn và thảm sạch sẽ.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Công trình được thiết kế theo lối kiến trúc mở, thoáng mát.

Tĩnh trai đường

Tĩnh trai đường được thiết kế và xây dựng theo hình thức nhà liền lề, tức là những ngôi nhà nhỏ nằm niên kết với nhau trên tổng diện tích khoảng 120 m2. Nó được đặt đằng sau chùa, là nơi để các nhà sư dùng làm nhà bếp để nấu nướng. Không gian khá lớn có thể tổ chức nấu phục vụ hàng trăm tín đồ Phật từ tham dự lễ trong những dịp lớn.

Cốc liêu Chư Tăng

Công trình này nằm rải rác ở giữa vườn và các ven núi. Cốc liêu Chư Tăng có tổng cộng 7 cốc với diện tích mỗi cốc khoảng từ 10 – 12 m2. Toàn bộ đều sử dụng vật là gạch, ngói, gỗ, rất mộc mạc và đơn sơ. So với các nơi khác trong chua thì nơi đây vẫn còn khá tạm bợ và hoang sơ, là nơi dành cho các nhà sư lâu năm và lớn tuổi sinh hoạt.

Không gian nghệ thuật chùa Huyền Không Sơn Thượng

Bên cạnh không gian kiến trúc, chùa Huyên Không ở Huế còn có không gian nghệ thuật. Không gian này khá rộng lớn, đây cũng chính là phần ghi điểm, khiến ngôi chùa trở nên nổi tiếng và thu hút khách gần xa. Trong chùa có một số công trình phụ sau:

Vườn cỏ đá và Ngũ hồ

Ở chùa có 5 hồ nước lớn khác. Hồ lớn đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy khi vừa mới đặt chân đến khuôn viên chua. Nó có tên là Thủy Nguyệt Đàm (Hàm Nguyệt Trì). Trong hồ nuôi rất nhiều cá và trồng rất nhiều hoa sung. Cứ đến mùa, hoa sứng nở rộ, màu tím thơ mộng pha chút hồng càng tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng cho khung cảnh này, góp phần điểm tô cho ngôi chùa thêm nhiều phần.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Đây là một góc rất ấn tượng trong chùa mà du khách nào cũng thích.

Hồ nước thứ hai có tên là Sơn Ảnh hồ vì trên mặt hồ này luôn soi bóng núi. Trên hồ có thiết kế một chiếc cầu đó nhưng thoạt nhìn thì giống như gỗ, khá ấn tượng. Hồ thứ ba là Vọng oa đàm, nằm cách một đồi thông. Gần bên hồ có những bàn đá giả gỗ, chính là nơi dành cho khách tham quan dừng chân. Hai hồ còn lại nằm rải rác quanh khuôn viên chùa.

Thư pháp đình

Quần thể này nằm đối diện với đồi thông, để qua được thư pháp đình du khách sẽ đi qua cây cầu bằng tre Giải Kiều Trần. Qua khỏi cây cầu này, đi thêm một đoạn là đến nơi. Thực ra đây là một ngôi cụm nhà thủy tạ năm mái. Bên trong trưng bày những câu thơ, thư pháp thay đổi theo mùa. Đây chính là địa điểm của các tăng ni, Phật tử và du khách đến nghỉ chân, thưởng thức cảnh đẹp và làm thơ. Tới đây bạn sẽ có cảm giác như bước về thời quá khứ, rất lãng mạn và bình yên.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Không gian nghỉ ngơi, ngắm cảnh và làm thơ.

Ngoài những khu vực này, tại chùa Huyền Không Sơn Thượng còn có Chúng Hòa Đường, Cốc Liêu Chư Ni,… mà bạn sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá.

Một số kinh nghiệm khi tham quan chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế

Đến Huế mà không dành thời gian để ghé thăm chùa Huyền Không Sơn Thượng thì quả thật là đáng tiếc. Tuy nhiên, để có được một chuyến đi trọn vẹn du khách hãy chú ý một số điều sau trước khi tham quan:

  • Vì vị trí chùa nằm sâu trong núi, đường đi khá vắng vé và khó tìm. Các bạn nên nghiên cứu đường đi trước và nên hạn chế đi một mình hoặc đi quá muốn. Đặc biệt nếu là nữ hãy đi theo nhóm, tay lái yếu thì hãy thuê xe.
  • Đây là điểm đến tôn nghiêm, linh thiêng, khi tới tham quan dù không viếng hương du khách cũng nên ăn mạc phù hợp với thuần phong mỹ tục, không hở hang, phản cảm.
chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Tham quan chùa bạn hãy tuân thủ những quy tắc của chùa.
  • Chùa là chốn tu hành, thiện tịnh. Vì vậy bạn tuyệt đối không được làm ồn và đừng làm gì gây hại đến cảnh quan và không gian cửa chùa. Đồng thời không được nghe điện thoại nơi hành lễ.
  • Trong chùa có một số khu vực không được hoặc hạn chế người vào viếng thăm, bạn nên tuân thủ nội quy của chùa.
  • Nếu muốn đóng góp công đức nên bỏ trực tiếp vào hòm, không được đưa các sư thầy hoặc tăng ni trong chùa dưới mọi hình thức.

>>>  Đến Huế nhất định phải khám phá biểu tượng của vùng đất cố đô: Cầu Trường Tiền Huế

Ngoài chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế còn có những ngôi chùa nổi tiếng nào khác ?

Có lẽ chúng ta cũng đã biết, Huế là vùng đất của Phật pháp với rất nhiều ngôi chùa linh thiêng. Ngoài chùa Huyền Không Sơn Thượng, vùng đất kinh kỳ này còn có tấy nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác mang dấu ấn thời gian với lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

>> Gợi ý: Bảng giá vé tham quan Huế 2022 – thông tin cập nhật mới nhất

Chùa Thiên Mụ hơn 400 năm tuổi

Đầu tiên không thể không nhắc đến chùa Thiên Mụ Huế – ngôi chùa được xem là một trong những biểu tượng lịch sử của thành phố mộng mơ. Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào những năm của thế kỷ 17, tính đến nay cũng đã hơn 400 năm tồn tại trên đất này. Trải qua bao biến động của thời gian, nơi đây vẫn còn lưu giữ lại rất nhiều cổ vật không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn mang cả giá trị nghệ thuật. Có thể kể đến như Hộ Pháp, những bức tượng Phật nằm rải rác quanh khuôn viên chùa, chuông đồng,…

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Ngôi chùa này được xem là biểu tượng của Huế.
  • Địa chỉ: Nguyễn Phúc Nguyên, P.Hương Hòa, TP.Huế

Chùa Báo Quốc từ thế kỷ 17

Ngôi chùa này tọa lạc trên đồi Hàm Long, được xây dựng theo kiểu hình chữ Khẩu, do vị Hòa Thượng Giác Phong khai sơn vào thế kỷ 17, thời vua Lê Dụ Tông. Với bề dày lịch sử, đến nay chùa Báo Quốc vẫn giữ được khá nguyên vẹn nét kiến trúc vốn có, được nhiều người biết đến là chốn thanh tịnh. Chùa không chỉ là nơi thờ tự mà còn là trung tâm tu học quan trọng ở Huế. Với vị trí khá thuận lợi, giữa lòng cố đô nên quanh nằm nơi đây có rất nhiều du khách đến tham quan, cầu bình an.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Chùa Báo Quốc là một ngôi chùa bạn không nên bỏ qua.
  • Địa chỉ: đường Báo Quốc, P.Đúc, TP.Huế

Ngôi chùa Từ Đàm nổi tiếng

Cũng nằm trong top những ngôi chùa đẹp, nổi tiếng nhất xứ Huế, chùa Tử Đàm cũng được du khách cực kỳ yêu thích. Đây là một ngôi chùa độc đáo, cổ kính, có sự kết hợp hài hòa giữa đường nét kiến trúc cũ và mới. Đây từng là trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước, đặc biệt là đối với các tỉnh miền Trung. Chùa từ Đàm đã trải qua nhiều biến cổ lịch sử và dù được trùng tu nhiều lẫn nhưng vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ xưa. Chùa được xây dựng trong khuôn viện rộng rãi, thoáng mát, là nơi mà người dân và du khách thường xuyên lui tới.

chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Dây cũng là một niềm tự hào của vùng đất này.
  • Địa chỉ: Số 1 Sư Liễu Quán, P.Trường An, TP.Huế

Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, kiểu kiến trúc gần gũi với thiên nhiên, trở thành một điểm đến an nhiên thiền tịnh tuyệt vời không thể bỏ qua. Nếu bạn yêu thích nét đẹp cổ kính và muốn tìm hiểu về các ngôi chùa xứ Huế thì đừng bỏ qua cái tên này. Hy vọng qua một số thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm một điểm tham quan thú vị cho hành trình tới của mình.

Lưu