Giới thiệu về Chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm – điểm du lịch tâm linh của đảo

1665
chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Chùa Hải Tạng cổ kính trên đảo Cù Lao Chàm.

Đến du lịch Cù Lao Chàm, ngoài được khám phá hệ sinh thái rừng và biển nguyên sơ hay thưởng thức những đặc sản địa phương bình dị, du khách còn được viên thăm chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm. Ngôi chùa hơn 250 tuổi nằm yên bình trên đảo, là một trong những ngôi cổ tự linh thiêng, đồng thời cũng là điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam. Tới đây bạn có thể cầu bình an, may mắn và chiêm ngưỡng thiên nhiệt tuyệt vời.

Chùa Hải Tạng nằm ở đâu và hướng dẫn cách đi tới chùa

Vị trí của chùa Hải Tạng trên đảo Cù Lao Chàm

Chùa cổ Hải Tạng là một công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật kết và các thánh thần vô cùng linh thiêng nằm ở xóm Cốm, thuộc Bãi Làng, đảo Cù Lao Chàm. Đây là một hòn đảo hoang sơ, chưa chịu sự tác động nhiều của con người, cách đất liền khoảng 15 km, thuộc địa phận xã Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Ngồi chùa này nằm ở Bãi Làng, giữa một cánh đồng rộng lớn.

Ngôi chùa được bao bọc bởi những ngọn núi, phía trước là thung lũng nhỏ yên bình với ruộng lúa xanh mướt, tạo nên nét trầm mặc, cổ kính. Đây là ngôi cổ tự với kiểu kiến trúc Phật giáo độc đáo đặc trưng cho vùng đất linh thiêng nằm ở phía đông của Tổ quốc. Công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp cấp gia vào năm 2006 và là nơi mà mọi người thường xuyên lui tới để chiêm bái.

Hướng dẫn đường tới chùa Hải Tạng

Nếu muốn khám phá thì trước tiên bạn phải ra đảo Cù Lao Chàm. Từ Cảng Cửa Đại bạn chỉ có một con đường duy nhất là đi bằng đường thủy với phương tiện tàu siêu tốc mất khoảng 20 phút hoặc thuyền gỗ mất khoảng 60 phút.

Cano cập bến Bãi Làng, từ đây bạn men theo những con đường nhỏ ngoằn ngoèo chừng 300 m là tới xóm Cốm, rồi băng qua tiếp cánh đồng để đến nơi tọa lạc của ngôi chùa Hải Tạng uy nghi, cổ kính. Trên đường đi, bạn sẽ nhìn thấy cảnh ngư dân làng chài đang sơ chế hải sản và bán các đặc sản địa phương rất nhộn nhịp.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Từ Bãi làng bạn băng qua cánh đồng lúa này là đến nơi.

Lịch sử hình thành chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm

Chùa Hải Tạng được xây dựng từ rất lâu trên đảo

Chùa cổ Hải Tạng Cù Lao Chàm được xây dựng vào năm 1758. Trước đây, chùa được xây dựng cách khu vực tọa lạc hiện tại khoảng 200 m. Tuy nhiên, sau ảnh hưởng của một cơn bão lớn, ngôi chùa không may bị sập. Sau đó năm 1848 người dân và các thương gia các nơi đã quyên góp tiền và xây lại ngôi chùa mới với kiểu kiến trúc tương tự tại vị trí hiện tại.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Ngôi chùa này đã được xây dựng từ rất lâu trên đảo.

Chùa nằm ở chân núi phía tây của đảo Hòn Lao, lưng tựa vào vách thành núi vững chắc và mặt tiền hướng ra biển theo hướng Tây – Tây Nam. Sở dĩ chùa mang tên Hải Tạng có ý nghĩa: Hải là biển còn Tạng trong Tam tạng kinh điển. Đến bây giờ, chùa vẫn còn lưu trư một quả Đại Hồng Chung mà theo một nghiên cứu cho rằng, các chi tiết được chạm khắc trên quả chuông này có thể có từ nhiều đời trước đó, thậm chí còn lâu hơn cả khi ngôi chùa ra đời.

Truyền thuyết về cây cột trong chùa cổ Hải Tạng

Chưa bàn chi tiết đến nét kiến trúc của chùa Hải Tạng trên đảo Cù Lao Chàm, hãy tìm hiểu về lịch sử của cây cột trong ngôi chùa này. Theo người dân kể rằng, các cây cột hiện đang được trưng bày tại chùa trước đây là của người dân ngoài Bắc đem vào để dựng một ngôi chùa nào đó trong Nam.

Tuy nhiên, khi đi qua đảo Cù Lao Chàm thì không may gặp phải mưa to gió lơn nên phải dừng chân ở đây. Song, sau nhiều ngày mưa gió vẫn không giảm, tàu thuyền không thể di chuyển được. Những người này đã thử đem quẻ lên deo và biết mấy cây cột này phải được đặt lại ở đảo.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Những cây cột trong chùa cũng mang một ý nghĩa lớn lao.

Điểm khác hẳn của những ngôi chùa khác, chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm Hội An không có sư trụ trì. Hiện, trông nom, hương khói cho ngôi chùa là một cặp vợ chồng gia sinh sống ở gian nhà nhỏ bên cạnh. Ngày ngày, họ vào rừng cắt đủ lá cây khô về phơi khô để bán cho du khách mua về đất liền nấu nước uống. Lấy đó làm kinh phí để ăn uống, sinh sống.

>>> Một địa điểm linh thiêng ở đất Cù Lao: Giếng Cổ Champa Cù Lao Chàm

Nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm

Vẻ đẹp bên ngoài ngôi chùa Hải Tạng đảo Cù Lao Chàm

Ngôi chùa tuy không lớn nhưng lại được xây dựng theo kiểu kiến trúc vô cùng độc đáo, được mệnh danh là bậc thầy của phong thủy. Theo người dân ở đây bảo tăng, do quanh quanh ngọn núi mà chùa tọa lạc có rất nhiều rắn và trăn nên chùa đã đầu tư dây dựng chiếc cổng tường bằng đá nhằm không cho chúng bò vào.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Cổng Tam quan của ngôi chùa Hải Tạng.

Công Tam quan cao khoảng 5 m, rộng 1,5 m và dài 6 m, được chia thành 3 cổng với 2 lối vào nhỏ và 1 lối vào lớn. Nó được thiết kế theo kiểu mái vòm, bờ gồi đắp nổi, bờ nóc đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển, còn bên trên lợp bằng ngói âm dương.

Nối với cánh cổng tam quan là bức tường thành bằng đá bao bọc xung quanh cả khuôn viên ngôi chùa với kiểu thiết kế trang nhã là những đường nét hoa văn gọn gàng. Phía trước là nơi đặt bức tượng Phật Bà Quan Âm đứng trên đài sen, nằm giữa lòng hồ sen nhỏ. Mặt hướng về phía biển Đông như che chở, bảo vệ cho cuộc sống của người dân trên đảo.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Bức tượng Phật Bà Quan Âm được đặt trước khuôn viên chùa.

Bên trong chùa Hải Tạng còn khá nguyên vẹn

Mặc dù đã được xây dựng từ rất lâu nhưng dường như mọi chi tiết bên trong ngôi chùa còn khá nguyên vẹn. Phần mái hiên, dép hình cách điệu với hình đèn lồng, đầu là những cách sen lật đỡ thẳng lên đòn tay, thâm chạm hình hoa lá, dưới chạm hình đầu rồng nổi. Các chửa gồm có tổng cộng 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh có vai trò ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Tham quan bên trong chùa Hải Tạng, mọi thứ còn khá nguyên vẹn.

Nội thất của chùa Hải Tạng khá hoàng tráng nhờ hệ thống hoành phi, các câu đối được sơn son thếp vàng, uy nghiệm, hệ thống tượng thờ đồ sộ, đa dạng. Nổi bật là bộ Tam thế gồm 3 tượng Phật. kế đến là tượng Thích Ca ngự trên đài sen. Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ một quả Đại hồng chung có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và văn hóa. Trên chuông có một con rồng mang phong cách những năm đầu thời Lê sơ.

Chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm và tầm quan trọng của nó trước và bây giờ

Chùa Hải Tạng – điểm tâm linh của người dân trên đảo

Theo kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm được biết thì đây là một hòn đảo được mệnh danh là “viên ngọc thô” của Hội An, nơi đây còn khá hoang sơ và hiện tại chỉ có khoảng 3.000 dân sinh sống. Họ sống chủ yếu bằng nghề đi biển đánh bắt thủy hải sản, những năm trở lại đây có kết hợp cả làm du lịch với các dịch vụ như lưu trú, nhà hàng, cano,… Và ngôi chùa cổ Hải Tạng cũng góp phần không nhỏ vào đời sống của người dân tại đảo.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Ngôi chùa này có giá trị và mang ý nghĩa rất lớn.

Như đã nói, chùa là nơi thờ Phật và các vị thần. Vì thế, đây chính là nơi người dân tôn thờ và cử hành các buổi lễ Phật đản hàng năm nhằm mục đích cầu một năm bình yên, mua thuận gió hòa và cuộc sống của tất cả người dân trên đảo được ấm no, hạnh phúc. Không chỉ người dân trên đảo mà các thương gia cũng thường xuyên ghé chùa cầu khấn may mắn.

Chùa Hải Tạng – điểm du lịch hấp dẫn của Cù Lao Chàm

Được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2009, Cù Lao Chàm, trong đó có chùa Hải Tạng nhanh chóng trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng Hội An nói riêng và của miền Trung nói chung. Đến đây, du khách không chỉ được nghỉ ngơi, ăn uống, tắm biển và vui chơi thì còn tìm đến chùa để dâng hương và tìm một chút thanh tinh cho tâm hồn.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Đây cũng là địa điểm hấp dẫn du khách.

Chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm ngày càng nhận được sự quan tâm của du khách thập phương mỗi khi có dịp đặt chân đến đảo. Với lịch sử hình thành và bề dày về văn hóa, ngôi chùa đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách. Chắc chắn đây là một điểm du lịch tâm linh thú vị mà bạn sẽ không thể nào bỏ qua.

Vẻ đẹp yên bình, độc đáo của ngôi chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm

Ấn tượng đầu tiên của bất kỳ du khách nào khi đến chùa ấy chính là nhìn từ phía xa, ngôi chùa hiện ra giữa khung cảnh đồng ruộng bao la, sau lưng là núi rừng hùng vĩ. Chỉ cần băng qua con đường mòn giữa cánh đồng bạn sẽ lạc vào thế giới cổ kính và thanh tịnh. Có một điều đặc biệt là tuy Cù Lao Chàm ở sát biển nhưng vẫn trồng được lúa nước. Bởi nguồn nước có được từ các khe trên núi chảy xuống nên lúa vẫn tươi tốt, nhờ vậy đã mang đến nguồn lương thực cho cư dân trên đảo.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Ngôi chùa mang vẻ đẹp hết sức yên bình.

Điểm ấn tượng tiếp theo hiện ra trước mắt bạn là bức tượng Phật Bồ Tát Quan Âm màu trắng đứng sừng sững trên đài sen. Bồ Tát quày về hướng biển như chẻ chơ cho người dân và bảo vệ tàu thuyền tránh những cơn sóng to, gió lớn. Khuôn viên chùa cũng ngập tràn màu xanh mát của cây cối, thiên nhiên trong lành, thoáng đãng. Đứng từ vị trí ngôi chùa và phóng tầm mắt ra xa, bạn còn nhìn thấy được cảnh núi non hùng vĩ, đồng lúa mênh mông. Chỉ thế thôi nhưng sẽ xua tan mọi âu phiền, mệt mỏi thường nhật trong bạn đấy.

>>> Có một nơi Bạn nhất định phải ghé đến: Khu Bảo Tồn Biển Cù Lao Chàm 

Đi tour Cù Lao Chàm 1 ngày có ghé quan chùa Hải Tạng không?

Với vị trí tọa lạc ở ngay Bãi Làng – bãi trung tâm, tập trung nhiều hoạt động du lịch. Cộng với nét kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp thanh bình mà chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm được rất nhiều du khách thích thú và muốn ghé thăm. Đó là lý do mà hầu hết các công ty du lịch đã đưa địa danh này vào khai thác, trở thành một trong những điểm đến phải có trong tour.

chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
Du khách khi đi tour sẽ được tham quan địa điểm này.

Khi đăng ký đi tour Cù Lao Chàm 1 ngày với giá chỉ 460k, du khách sẽ được ghé chùa Hải Tạng để tham gia check-in và cầu an. Ngoài ra, trong tour còn đưa bạn qua rất nhiều địa điểm khác như: Giếng cổ Chăm Pa, Bảo tàng biển Cù Lao Chàm, chợ Tân Hiệp, Miếu tổ nghề Yến, tham quan làng làm bánh ít lá gai,… và trải nghiệm hoạt động tắm biển, lặn ngắm san hô cực kỳ thú vị tại các hòn.

Nếu có dịp du lịch Cù Lao Chàm, bạn nên một lần viếng thăm chùa Hải Tạng để chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính và sống lại với những truyền thuyết linh thiêng, cảm nhận không khí yên bình của một hòn đảo còn rất đỗi hoang sơ. Sự hài hoàn giữa thiên nhiên với ngôi chùa cổ này đã khiến nó trở nên ngày càng thu hút khách gần xa.

Lưu