Khám phá lăng Tự Đức Huế – công trình lăng tẩm đẹp nhất thế kỷ 19

6357
lăng Tự Đức Huế
Lăng Tự Đức Huế - công trình lăng tẩm đẹp nhất thế kỷ 19

Không giống như vẻ đẹp ngông nghênh và bố cục ngạo nghễ của lăng Khải Định, Lăng Tự Đức với vẻ nhã nhặn, nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất thời Nguyễn ở thế kỷ 19. Ngày nay, dù đã bị thời gian làm nhạt phai đi nhiều đường nét nhưng nó vẫn mang đậm phong cách Nho giáo, trầm mặc, toát lên vẻ vương giả không thể nhầm lẫn vào đâu được.

Sẽ thật thiếu sót nếu bạn đặt chân đến miền đất Cố đô mà không ghé thăm lăng Tự Đức. Quần thể này đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới và trở thành di tích lịch sử đầu tiên của Việt Nam góp mặt vào bảo tàng số hóa 3D của Google Arts & Culture vừa qua.

Lịch sử hình thành lăng Tự Đức được xây vào năm nào?

Lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Lăng, được vua Tự Đức cho xây dựng để làm chốn nghỉ ngơi sau công việc triều chính. Trong số 13 vị vua thời Nguyễn, Tự Đức được xem là vị vua nổi tiếng nhất với thời gian tại vị lâu nhất 36 năm (từ 1847 – 1883). Ông là người có trình độ cao về học vấn Đông Dương, đặc biệt là Nho học.

lăng Tự Đức Huế
Lăng Tự Đúc được xây dựng từ thời vua Tự Đức

Làm vua trong bối cảnh đất nước khó khăn, bên ngoài giặc thù xâm lược, bên trong huynh đệ đấu đối dành ngôi báu, bản thân hay bệnh tật, đau ốm nên không có còn. Để trốn tránh những biến cố khắc nghiệt đó, ông đã cho xây dựng khu lăng tẩm này như một tiêu cung thứ hai để tiêu sầu cũng như phòng sự ra đi bất chợt.

Tháng 12 năm 1864, công trình được chính thức khởi công xây dựng, dưới sự góp công của hơn 6000 lính và thợ tập hợp lại để đào hào, đắp lũy, xây thành quách và lăng mộ. Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên là Vạn Niên Cơ nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi sướng, ông đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất mọi người gọi đó là Khiêm Lăng.

Lăng Tự Đức nằm ở đâu của Huế, có gì đặc biệt?

Lăng vua Tự Đức Huế cất trên mảnh đất thanh bình, trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, xã Thủy Biểu, nay thuộc thôn Thôn Thủy Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm bên phải đồi Cảnh Vọng thơ mộng. Đây là một điểm đến hấp dẫn khách bậc nhất trong số các khu lăng tẩm của vua chúa ở Cố đô Huế.

lăng Tự Đức Huế
Lăng Tự Đức nằm cách trung tâm thành phố Huế chừng 6 km

Sơ đồ lăng Tự Đức mang cấu trúc đặc biệt

Quần thể kiến trúc này tọa lạc trên tổng diện tích 12 ha, gồm gần 50 công trình lớn nhỏ trải dài và hầu hết đều có chữ Khiêm trong tên gọi.

– Khiêm Cung Môn

Công trình hai tầng dạng vọng lâu nằm trên nền cao, thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ. Đây là nơi dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến thăm. Ở chính giữa là điện Hòa Khiêm, khi còn sống là nơi là việc của vua còn nay là nơi dùng để thờ vua Tự Đức và hoàng hậu.

lăng Tự Đức Huế
Khiêm Cung Môn

– Điện Lương Khiêm

Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa vốn là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà của vua. Về sau làm nơi thờ linh vong mẹ của vua Tự Đức – bà Từ Dũ. Bên phải là Ôn Khiêm Lương – nơi cất giữ đồ ngự dụng.

lăng Tự Đức Huế
Điện Lương Khiêm

– Nhà hát Minh Khiêm

Phía bên trái điện Khiêm Lương có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát. Hầu hết các cột trống đỡ đều chạm khắc tinh xảo với hoa văn nổi bật. Khi nhà hát đóng kín, bên ngoài người ta sẽ thắp nến tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo. Hiện nay, đây là một trong những nhà hát cổ nhất Việt Nam rất đáng ghé thăm.

lăng Tự Đức Huế
Nhà hát Minh Khiêm

– Đảo Tịnh Khiêm

Là mảnh đất trồng hoa và nuôi thú, như một trò tiêu khiển của nhà vua mỗi khi cảm thấy mệt mỏi với công việc triều chính. Nhà vưa thường đến thưởng hoa, làm thơ, đọc sách. Đặc biệt, ở khu vực đảo Tịnh Khiêm còn có một con kênh dài với 3 cây cầu bắc ngang qua dẫn đến đồi thông xanh mướt, trong lành.

– Khu lăng mộ vua Tự Đức

Sau khu tẩm điện lăng tự Đức Huế là khu lăng mộ. Đầu tiên là Bái Đính với hai đầu tượng quan văn võ. Tiếp theo là Bi Đình có tấm bia bằng đá nặng 20 tấn có khắc bài Khiêm Cung Ký. Nằm trên Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành bằng gạch, chính giữa là ngôi mộ của Tự Đức. Thêm một khu vực đặc biệt nữa đó là Bổi Lăng, nơi yên nghỉ của vua Kiến Phúc – vị vua thứ 7 của Triều Nguyễn.

Khám phá công trình kiến trúc của lăng Tự Đức 

Lăng Tự Đức gồm hai phần chính: tẩm điện và lăng mộ, được bố trí song song với nhau. Bước qua khỏi Khiêm Cung Môn là cửa tam quan hai tầng. Tại đây, du khách sẽ được chứng kiến những công trình kiến trúc đẹp mắt nằm trong khuôn viên của lăng. Đi qua Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ.

lăng Tự Đức Huế
Chí Khiêm Đường

Bước lên những bậc cấp bằng đá, Khiêm Cung Môn hiện lên như một thế đối đẹp mắt với hồ Linh Khiêm. Ở đây, người ta hay thả hoa sen – những bông hoa giản dị, mộc mạc. Không chỉ vậy, giữa đảo còn có các hòn đảo nhỏ để người ta trồng các loài hoa hoặc nuôi thú. Cảnh sắc nơi này tựa như mọt bức tranh cổ điển đầy màu sắc với những cây cầu bắc qua hồ nhỏ, với những hàng thông xanh rì trong gió,… cho du khách trải nghiệm cảm giác trong lành, thoáng đãng. Bối cảnh lăng Tự Đức không khó để bạn có được những bức hình “sống ảo” đậm chất cổ trang.

lăng Tự Đức Huế
Check-in “sống ảo” ở lăng Tự Đức

Bước vào trong Cung Khiêm Môn, du khách sẽ được khám phá không gian nghỉ ngơi và làm việc của nhà vua thời ấy. Hoặc ghé đến nhà hát Minh Khiêm để xem trình diễn văn hóa – nghệ thuật. Đây là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa đời vua Tự Đức. Sau cùng bạn hãy di chuyển đến Bái Đình của khu lăng mộ để tận mắt chứng kiến hai hàng tương quan văn võ hùng dũng,…

lăng Tự Đức Huế
Chiêm ngưỡng nét kiến trúc của Khiêm Lăng.

Giờ mở cửa và giá vé tham quan lăng Tự Đức năm 2022

Giờ mở cửa hoạt động của lăng Tự Đức có sự khác nhau giữa mùa hè và mùa đông. Mùa hè mở từ 6h30 – 17h30, mùa đông trễ hơn 30 phút, từ 7h – 17h. Du khách hãy dựa vào lịch này để phân bổ thời gian ghé thăm trong chuyến du lịch Huế của mình.

Điểm du lịch này có bán vé tham quan nhé. Với du khách là người Việt Nam là 100.000 VNĐ/người lớn, 20.000 VNĐ/trẻ em, còn đối với người nước ngoài sẽ là 150.000 VNĐ/người.

Kinh nghiệm khám phá lăng Tự Đức 

– Thời điểm phù hợp để ghé thăm lăng Tự Đức

Khí hậu ở Huế thuộc kiểu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đủ 4 mùa trong năm nhưng rõ nhất là hai mùa nắng – mưa. Thường mùa nắng khá nóng còn mùa mưa thì những cơn mưa khá dai dẳng, thậm chí rất lạnh. Vậy nên, theo kinh nghiệm du lịch Huế được biết, muốn khám phá lăng Tự Đức, bạn nên chọn đi vào tầm tháng 1 đến tháng 2. Khoảng thời gian này được cho rất lý tưởng để tham quan các di tích lịch sử, lăng tẩm hay cung đình ở Huế.

Lăng Tự Đức Huế
Thời điểm thích hợp để ghé thăm lăng Tự Đức là từ tháng 1 đến tháng 2

– Đường đi lăng Tự Đức như thế nào? Di chuyển bằng phương tiện gì?

Nằm ở một vị trí khá trung tâm, chỉ cách trung tâm thành phố chừng 6 km nên việc di chuyển đến lăng tương đối dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể chọn đi xe máy, thậm chí là xe đạp hoặc taxi đều được. Bạn chỉ việc chạy theo hướng đường Bùi Thị Xuân, đoạn bắt đầu từ ga Huế, đi thẳng rồi rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa. Đi thêm một đoạn, bạn hỏi người dân để đến lăng.

lăng Tự Đức Huế
Hướng dẫn di chuyển đến lăng Tự Đức

Trải qua bao thăng trầm lịch sử và thời gian, lăng Tự Đức vẫn sừng sững ở đó như một minh chứng cho một công trình kiến trúc độc đáo của nhà Nguyễn và sẽ mãi mãi tồn tại như một tài sản quý báu của dân tộc. Du khách đăng ký tour du lịch Huế 1 ngày sẽ có cơ hội khám phá nó cùng nhiều điểm du lịch khác.

Lưu