Review khám phá Hoàng thành Thăng Long Hà Nội: giá vé, điểm check-in

5917
Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

Trái ngược với nhịp sống sô bồ, hiện đại của phố xá, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội mang vẻ trầm mặc, tĩnh lặng. Nơi đây từng gắn liền với hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đến với nơi này, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy một phần diện mạo đồ sộ và cực kỳ phong phú của các cung điện xưa, có cơ hội hiểu hơn về văn hóa – lịch sử qua không gian cổ kính, uy nghiêm của các vị vua chúa,… Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ một số thông tin về địa chỉ, giá vé, điềm check-in,… để giúp bạn có chuyến tham quan thú vị và ý nghĩa.

Giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

Không phải đơn giản để được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội là một công trình được nước ta xây dựng từ thế kỷ VII, dưới triều đại Đinh – Tiền Lê mang nhiều giá trị lịch sử mà không phải kinh thành nào cũng có. Đây là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của các vương triều Lý – Trần – Lê – Nguyễn suốt 13 thế kỷ, là minh chứng cho sự giao thoa về văn hóa – phong tục tập quán đặc sắc qua từng thời kỳ, đặc biệt còn là dấu ấn cho tinh thần bất khuất của một đất nước thuộc địa đứng lên dành độc lập. Và ngay nay, nó trở thành di tích, trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

>> Xem thêm bài viết: Cùng oanh tạc chợ Đồng Xuân Hà Nội và khám phá những điều hay ho

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Hoàng thành Thăng Long Hà Nội được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội nằm ở đâu?

Hoàng thành Thăng Long thuộc địa bàn phường Quán Thánh và Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội với bốn mặt giáp với các tuyến đường trung tâm. Cụ thể: phía Đông giáp với đường Nguyễn Tri Phương, phía Tây giáp với đường Hoàng Diệu, đường độc lập và tòa nhà Quốc Hội, phía Nam là đường Bắc Sơn còn phía Bắc là đường Phan Đình Phùng. Nhờ tọa lạc ở vị trí trung tâm cùng giao thông thuận tiện nên địa điểm này không khó tìm, dù bạn mới đi du lịch Hà Nội lần đầu tiên.

Có nên tham quan Hoàng thành Thăng Long Hà Nội không?

Như đã nói, Hoàng thành Hà Nội là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Với những tín đồ muốn tìm hiểu về giá trị truyền thống của nước ta thì đây là một điểm đến lý tưởng. Với diện tích rộng lớn lên đến 18.395 ha, bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các khu di tích còn sót lại,… tha hồ cho bạn tham quan, khám phá.

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Tham quan Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

Không chỉ thế, khung cảnh nhuốm màu thời gian cổ kính trong Hoàng thành cũng được rất nhiều đoàn học sinh, sinh viên lựa chọn để chụp ảnh kỷ yếu trước khi chia tay trường hoặc để tìm tòi, học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức về lịch sử.

Hướng dẫn khám phá Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

Nên du lịch Hoàng thành Thăng Long Hà Nội vào thời điểm nào?

Du khách có thể đến tham quan Hoàng thành Thăng Long vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, nếu bạn không muốn đi dưới cái nắng chói chang hay những cơn mưa ẩm ướt thì mùa thu sẽ là lựa chọn sáng suốt nhất. Lúc này trời trong xanh, dịu nhẹ, Thủ đô không có mưa mà chỉ phảng phất chút gió đầu mùa rất thuận lợi cho hành trình khám phá của bạn.

Đường đến Hoàng thành Thăng Long có dễ không?

Để du lịch Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, du khách tới số 19C Hoàng Diệu, đây là cổng chính dành cho du khách. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể lựa chọn các phương tiện cá nhân như: xe máy, ô tô hoặc đi xe buýt đều được. Nếu đi xe máy bạn đi theo sự chỉ đường của seach google map. Còn nếu đi xe buýt, bạn bắt tuyến xe số 22 (bến Gia Lâm – Bệnh viện 103) xe sẽ dừng ngay trước cổng khu di tích.

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Gợi ý đường đi tới Hoàng Thành Thăng Long

Giá vé và giờ mở cửa Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

Khác với một số điểm du lịch khác, Hoàng thành mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần nhưng trừ thứ 2. Thời gian đón khách vào buổi sáng từ 8h – 11h30, chiều từ 14h – 17h.

Hoàng thành Thăng Long có thu phí tham quan, giá vé vào cổng được niêm yết là 30.000 VNĐ/lượt. Riêng đối với học sinh, sinh viên và người lớn tuổi (trên 60 tuổi) được giảm giá 50 %. Trẻ em dưới 15 tuổi, các đối tượng chính sách, người có công với Cách Mạng sẽ miễn phí vé vào cửa.

>> Đọc ngay: Ghé thăm hồ Tây Hà Nội cảm nhận chút thanh bình giữa phố thị

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội có gì để tham quan?

Mặc dù đã trải qua nhiều lần bị phá hủy và phục dựng nhưng Hoàng thành Thăng Long Hà Nội vẫn còn sót lại những dấu tích lịch sử – văn hóa xưa kia mà hiện nay trở thành những điểm tham quan nổi tiếng thu hút sự quan tâm của du khách, nhất là du khách nước ngoài, như:

Khu Khảo cổ 18 Hoàng Diệu ở phía Đông Hoàng thành Thăng Long

Khu này nằm ở phía Đông của kinh thành Đại La (tên gọi của Thăng Long thời nhà Đường do Trung Quốc cai trị). Khu khảo cổ này gồm tầng dưới cùng là nơi lưu giữ dấu tích của thành Đại La đời Cao Biền, tầng trên là vết tích của cung điện đời Lý – Trần. Tiếp theo là một phần đông cung nhà Lê, còn trên cùng là trung tâm thành tỉnh Hà Nội ở thế kỷ 19 (thời nhà Nguyễn).

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Khu Khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Tại đây, khai quật được nhiều dấu tích lịch sử như nền nhà, các trụ móng kiên cố, bức phù điêu, giếng cổ, tượng rồng/phụng,… Qua đây, bạn sẽ có thêm những kiến thức về kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa của các triều đại.

>> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn tham quan phố cổ Hà Nội nơi thời gian ngưng đọng

Cột cờ Hà Nội – điểm check-in không thể bỏ qua ở Hoàng thành Thăng Long

Đây chắc chắc là một điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. Cột cờ Hà Nội được xây dựng vào năm 1812, dưới thời vua Gia Long (nhà Nguyễn) cũng là công trình kiên cố cao nhất Hà Nội ở thế kỷ 19. Đến nay, dường như nó vẫn còn giữ được nguyên vẹn hình dạng tường gạch dù đã ngã màu rêu phong, những hoa văn bên trên vẫn còn nhìn thấy được.

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Cột cờ Hà Nội – điểm du lịch nổi tiếng ở Thủ đô

Cột cờ Hà Nội có chiều cao khoảng 60 m với kết cấu gồm 3 phần: chân đế rộng, thân cột và vọng canh. Đặc biệt, phần chân đế rộng tới 2007 m2, thu nhỏ dần theo 3 cấp, mỗi cấp được trang trí tường hoa văn. Trên đỉnh là lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, tượng trưng cho tình thần bất khuất của dân tộc ta, khơi gợi mỗi trái tim yêu nước.

>> Tham khảo: Khám phá Nhà thờ lớn Hà Nội – một trong 7 nhà thờ lớn nhất Thủ đô

Đoan Môn – cổng vào Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

Đoan Môn là cổng chính dẫn vào Hoàng thành, thẳng với trục cột cờ Hà Nội. Có thiết kế như kiểu cổng thành cổ xưa, Đoan Môn có 5 cửa vòm được xây dựng hoàn toàn bằng đá và gạch vồ thời Lê. Cánh cửa ở giữa là lối đi dành cho vua chúa, 4 cửa hai bên là lối đi của quan lại cận thần. Nếu nhìn từ bên ngoài bạn sẽ thấy nó có điểm gì đó giống với Đại Nội Huế, nơi cũng cho bạn cảm giác như quay về cuộc sống của những thể kỷ trước, đơn sơ, cổ kính.

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Đoan Môn – cổng vào Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

Điện Kính Thiên – trung tâm của Hoàng thành Hà Nội

Đi qua Đoan Môn là Điện Kính Thiên. Đây là di tích trung tâm, là nơi diễn ra các buổi thiết triều và tế lễ lớn của triều đình. Trước mặt điện kính có cột cờ, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, phía Đông và Tây có tường bao quanh với những cánh cửa nhỏ. Hiện nay, dấu tích còn lại là khu nền cũ bề ngang 41,5 m, dài 57 m và cao 2,3m với nhưng chi tiết điêu khắc rồng nghệ thuật: đầu to, nhô cao, mắt to và lồi, sừng dài, thân uốn lượn,… Như vậy cũng đủ thấy sự quy mô, hoành tráng của cung điện xưa.

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Điện Kính Thiên

Hậu Lâu – thành cung của Hoàng Thành Thăng Long

Hậu Lâu hay còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu – một tòa lầu xây dựng sau lưng Điện Kính Thiên cũng là thành cung của Thành cổ Hà Nội. Nơi đây xưa kia là chốn ở của hoàng hậu và các công chúa nên công trình được đầu tư quy mô, bước vào bên trong là cả một không gian quý phái, tiện nghi với các nội thất chủ yếu đều bằng gỗ, chạm trỗ tinh vi, tỉ mỉ.

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Hậu Lâu – thành cung của Hoàng Thành Thăng Long

Ngoài các di tích tiêu biển trên, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội còn có các di tích khác rất đáng tham quan như Nhà D67, Cửa Bắc…

>> Di tích khác: Những thông tin hữu ích khi khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội

Lưu ý khi tham quan Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

  • Xung quanh Hoàng thành có nhiều quán ăn nổi tiếng, giá rẻ như: Bún chả Cao Bá Quát, các món lươn Lan Anh, Nộm tai heo Thắng Béo,… du khách có thể ghé vào thưởng thức.
  • Khi tham quan, bạn phải tuân thủ theo quy định chung, không mang vũ khí, chất cháy nổ, thực phẩm có mùi nặng vào khu di tích.
  • Chú ý đến các ăn mặc, nên mặc đồ lịch sự và không làm những hành động phản cảm, cấm giẫm chân lên cỏ, leo trèo lên các di sản hay xả rác bừa bãi.
  • Tốt nhất du khách nên tham quan theo chỉ dẫn sơ đồ, nếu cần hiểu thêm về những công trình bên trong có thể liên hệ hướng dẫn viên.
  • Trường hợp muốn quay phim/ dựng phim phải xin phép Ban quản lý khu bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.

Hà Nội – vùng đất ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu nhiều cột mốc quan trọng của dân tộc không chỉ có Hoàng thành Thăng Long cho du khách được đắm chìm trong không gian lịch sử, trở về với các triều đại huy hoàng một thời mà còn rất nhiều địa điểm khác cho bạn khám phá. Hãy cùng lên kế hoạch cho chuyến du lịch Hà Nội ngay nhé!

Lưu