Nằm trong danh sách 7 nhà thờ nổi tiếng của Thủ đô, Nhà thờ lớn Hà Nội với kiến trúc cổ kính, uy nghiêm không chỉ là nơi hành lễ của các tín đồ công giáo mà còn là điểm đến khó có thể bỏ qua của nhiều du khách. Ghé thăm nhà thờ, khách du lịch Hà Nội sẽ được thỏa sức khám phá, check-in sống ảo và tham gia nhiều trải nghiệm khó quên. Để rõ hơn về lịch sử, vẻ đẹp cũng như các hoạt động hấp dẫn ở đây, bạn hãy cùng theo chân dulichkhampha24.com tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC
Một số thông tin về Nhà thờ lớn Hà Nội
Nếu như Thành phố Hồ Chí Minh có Nhà thờ Đức Bà thì Hà Nội có Nhà thờ lớn. Đây cũng là một công trình được Pháp xây dựng, mang hơi hướng kiến trúc Đông Dương vởi vẻ cổ kính những cũng không kém phần lãng mạn.
Nhà thờ lớn Hà Nội nằm ở đâu?
Nhà thờ lớn Hà Nội là tên gọi tắt, thực chất nó có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa thánh Giuse, tọa lại tại số 40, ngay ngã ba giao giữa ba con phố: Nhà Chung, phố Nhà thờ và phố Lý Quốc Sư, thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Nơi đây được biết đến là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên và là Nhà thờ Thiên chúa giáo lâu đời nhất Hà Thành. Ngày nay, địa điểm này vẫn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, là điểm vui chơi quen thuộc của người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nguồn gốc lịch sử của Nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội do thực dân Pháp xây dựng trên đất cũ của chùa Báo Thiên – ngôi chùa dưới thời vua Lý Thánh Tông. Vào thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá vỡ trở thành địa phận họp chợ của dân Đại Việt. Sau đó, giáo hội Công giáo được chính quyền giao lệnh xây nhà thờ. Ban đầu chỉ làm tạm bằng gỗ. Đến cuối thế kỷ XIX (năm 1884), nhà thờ được thi công khang trang hơn bằng gạch nung, do Giám mục Puginier thiết kế và giám sát thi công. Đến năm 1887 nhà thờ hoàn thành và lễ khánh thành được tổ chức vào đúng dịp Giáng sinh năm đó.
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử, Nhà thờ lớn Hà Nội được xem là “nhân chứng” chứng kiến sự thay đổi và đi lên của Hà Thành sau gần 3 thế kỷ. Mặc dù, ngay nay có không ít các công trình hiện địa mọc lên nhưng đây vẫn là công trình để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong là người dân và du khách gần xa mỗi khi đến du lịch Hà Nội.
>> Đọc thêm: Giới thiệu về Hà Nội – Vùng đất nghìn năm văn hiến
Kiến trúc độc đáo của Nhà thờ lớn Hà Nội
Được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, nhìn tổng quan Nhà thờ lớn giống như Nhà thờ Đức Bà Paris của Pháp nhưng có sự giao thoa giữa phương Đông, giữa văn hóa Thiên chúa giáo và một phần của Phật giáo.
Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng bằng đất nung và giấy bổi, có chiều cao khoảng 65 m, rộng 21 m, hai tháp chuông cao 31,5 m, bốn góc xung quanh là 4 trụ đá cao to. Trên đỉnh Nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, liên kết nó là hệ thống gồm 5 quả chuông treo trên hai tháp. Bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh.
Nhìn bên ngoài, du khách sẽ thấy nhà thờ có mái vòm uốn cong hướng lên bầu trời, có nhiều cửa sổ. Tuy nhiên vẫn không được chi tiết và tỉ mỉ như nhà thờ ở châu Âu. Một số chi tiết trang trí ở khu cung thánh đã bị biến tấu bằng nét văn hóa dân gian Việt Nam như chạm khắc, sơn son thếp vàng nhìn khá độc đáo và tinh vi. Những lớp vôi cũ nhuốm màu rêu phong càng tăng thêm vẻ cổ kính, trầm mặc cho Nhà thờ lớn. Song, trái ngược với vẻ bên ngoài đó, kiến trúc bên trong vẫn giữ được vẻ hiện đại vốn có. Theo kinh nghiệm của một số du khách đã ghé thăm thì bạn phải vào nhà thờ mới cảm nhận được sự hoành tráng đó.
Hướng dẫn tham quan Nhà thờ lớn Hà Nội
Giờ mở cửa Nhà thờ lớn Hà Nội
Mặc dù không thu vé tham quan nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể vào tham quan Nhà thờ lớn Hà Nội. Thường nhà thờ sẽ mở cửa từ 8h – 11h và từ 14h – 20h (từ thứ 2 đến thứ Bảy), từ 7h – 11h30 và từ 15h – 21h (ngày Chủ nhật).
Trường hợp muốn tham dự lễ bạn phải đến sớm, các ngày thứ 2 đến thứ 6 là 5h30 và 18h15, thứ Bảy là 18h. Còn Chủ nhật sẽ diễn ra vào nhiều khung giờ hơn, 5h, 7h,9h, 11h (lễ tiếng Pháp), 16h (lễ thiếu nhi), 18h và 20h (lễ người lớn).
Di chuyển đến Nhà thờ lớn Hà Nội
Để đến Nhà thờ lớn, ngoài các phương tiện cá nhân như xe máy, taxi,… bạn chỉ có thể đi bộ, bởi do nằm trong phố cổ thuộc tuyến đường cấm xe buýt nên không có tuyến xe nào đi qua nơi này. Thay vào đó, bạn hãy bắt xe buýt đến bờ hồ Hoàn Kiếm (xe số 09, 14, 36) sau đó đi bộ thêm một đoạn để tới nhà thờ. Đi xe số 1 tới phố Triệu Quốc Đạt, xe số 02 đến Tràng Thi, sau đó đi bộ vào đường Phủ Doãn tới Ấu Triệu, bạn sẽ thấy nhà thờ.
- Tham khảo : Thuê xe máy Hà Nội giá rẻ
Tham quan Nhà thờ lớn Hà Nội có gì?
Nếu lần đầu đến du lịch Hà Nội, bên cạnh những địa điểm quen thuộc thì bạn nhất định phải ghé Nhà thờ lớn ít nhất một lần. Tuy không phải là chốn vui chơi sầm uất nhưng cũng có nhiều điều thú vị chờ đời bạn.
Tham gia các buổi lễ tại Nhà thờ lớn Hà Nội
Những tín đồ ngoại đạo tò mò về những nghi thức trong một buổi lễ của người Công giáo thì hãy đến đúng giờ để tham gia một buổi lễ của người dân theo đạo tại đây. Những buổi thánh lễ nhưng lễ cưới, lễ rửa tội, phục sinh,… đều được thực hiện theo nghi thức rất long trọng mà hẳn khi chứng kiến bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên. Lưu ý, bạn phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, giữ trật tự, tuyệt đối không nói những lời mang hàm ý xúc phạm tôn giáo hay chỉ trỏ và các vị thánh nhé!
Chứng kiến không khí Giáng sinh tại Nhà thờ lớn Hà Nội
Vì là một trong những nhà thờ nổi tiếng ở Hà Nội nên cứ vào dịp Giáng Sinh (24, 25/12) hàng năm, nhà thờ lớn lại được đầu tư trang hoàng rực rỡ, trở thành điểm chơi noel lý tưởng của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Tới đây, bạn sẽ được hòa vào dòng người đông đúc, được chiêm ngưỡng hang đá, cây thông, đèn điện lung linh sắc màu và đón một mùa lễ ấm áp, đáng nhớ.
Chụp ảnh “sống ảo” tại Nhà thờ lớn Hà Nội
Với vẻ đẹp cổ kính, độc đáo, nhà thờ lớn Hà Nội cũng là một điểm chụp ảnh “sống ảo” không tồi. Không tin, bạn cứ thử dạo quanh các trang mạng xã hội như facebook, zalo, instragram sẽ không khó để bắt hặp hình ảnh selfie của các bạn trẻ check-in tại đây, nhìn có vẻ gì đó rất Tây. Bức hình bên nhà thờ như một minh chứng cho bạn đã đặt chân đến Thủ đô thân yêu. Vậy nên, dù trời nắng đẹp hay ngày âm u bạc trời, đừng quên lưu lại cho mình một tấm hình ấy!
>> Tham khảo: Những thông tin hữu ích khi khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội
Khám phá các điểm du lịch gần Nhà thờ lớn Hà Nội
Nằm trong khu phố cổ Hà Nội – trung tâm của Hà Thành sẽ không thiếu các địa điểm để kết hợp tham quan. Sau khi ghé thăm nhà thờ bạn có thể di chuyển đến hồ Hoàn Kiếm, dạo quanh các con phố, tìm hiểu các làng nghề truyền thống, khám phá khu chợ đêm phố cổ – nơi diễn ra nhiều hoạt động vui chơi nhộn nhịp và nhiều món ăn đường phố chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú.
Đặc biệt, không thể bỏ qua phố đi bộ – khu vui chơi cuối tuần nổi tiếng chỉ cách Nhà thờ lớn Hà Nội chừng vài trăm mét đi bộ. Tại đây thường xuyên diễn ra các chương trình biểu diễn văn nghệ, các trò chơi giải trí ngoài trời thú vị. Nhất là vào những ngày kỷ niệm, dịp lễ, Tết hay thành phố tổ chức sự kiện, khu phố càng đông đúc, náo nhiệt hơn.
>> Đọc thêm bài viết: 23+ địa chỉ xem bói Hà Nội chuẩn nhất, nườm nượp khách mỗi ngày
Đến Nhà thờ lớn Hà Nội có món gì ngon đáng thưởng thức?
Đến nhà thờ mà không thưởng thức món “trà chanh chém gió” thì quả là điều thiếu sót. Không biết từ bao giờ, nhà thờ đã trở thành đia chỉ quen thuộc cho những cuộc gặp gỡ về đêm của thanh niên Hà Thành. Chỉ là những cốc trà thêm lát chanh tươi cùng đĩa hướng dương nhưng nó lại làm nên thương hiệu cho khu vực này.
>> Ẩm thực Hà Nội: Danh sách 25 quán ăn đêm Hà Nội với nhiều món ngon khó cưỡng
Nhưng không chỉ có trà chanh, còn rất nhiều món ngon xung quanh nhà thờ như bánh tráng trộn, nem nướng, cháo sườn, bún mọc sừng,… rất ngon, đậm vì Hà Nội mà giá cả chỉ vài chục nghìn/món thôi, tha hồ cho bạn vừa nhâm nhin, vừa chém gió đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.
>> Xem thêm: Ẩm thực Hà Nội – Tổng hợp 5 món ăn ngon siêu lòng người
Có lẽ cái tên Nhà thờ lớn Hà Nội không còn quá xa lạ đối với người dân Thủ đô dù có theo đạo hay không. Đối với du khách thì nó luôn luôn có một sức hút kỳ lạ mà ai khi đặt chân đến Hà Nội đều tìm cách ghé thăm.
Tôi – một cô gái với đôi chân ham đi. Niềm đam mê của tôi là được ăn món tôi thích và được đặt chân đến những nơi mà tôi chưa đến. Tôi muốn mọi nơi trên dải đất hình chứ S đều có in bóng dấu chân tôi. Bạn có cùng sở thích như tôi? Hãy cùng tôi chu du đó đây, trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống sau mỗi chuyến đi nhé!