Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay nó là một di tích lịch sử – văn hóa được rất nhiều sĩ tử, học trò đến cầu may mắn trong học tập, thi cử và cũng là địa điểm thu hút nhiều du khách. Nếu có dịp đi du lịch Hà Nội tự túc, du khách hãy dành thời gian để tham quan nơi này, sẽ có rất nhiều điều thú vị để tìm hiểu và khám phá. Tuy nhiên, do là khu vực thờ tự nên sẽ có những quy định khắt khe, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây trước khi ghé thăm.
MỤC LỤC
Đôi nét về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội
Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội – một địa danh có lẽ đã rất quen thuộc đối với mỗi người con đất Việt. Di tích này là niềm tự hào của người dân Thủ đô và là minh chứng hào hùng cho sự nghiệp giáo dục một thời.
Địa chỉ Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở đường Quốc Tử Giám, thuộc khu vực quận Đống Đa, Hà Nội. Xưa nó thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, Thọ Xương, còn ở thời Pháp thuộc lại thuộc địa phận của làng Thịnh Hòa, Yên Hạ, Hoàng Long, Hà Đông. Bốn mặt của văn nó là 4 phố chính: phía Nam là phố Quốc Tử Giám (cổng chính), phóa Bắc là đường Nguyễn Thái Học, phía Đông là phố Văn Miếu và phía Tây là phố Tôn Đức Thắng.
Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám
Năm 1070 (thời vua Lê Thánh Tông), Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lê Thánh Tông cho xây thêm Quốc Tử Giám, bên cạnh là trường dành riêng cho giới vua quan, các gia đình quý tộc giàu có. Đến đời vua Trần Thái Tông, nó được đổi tên thành Quốc học viện vào năm 1253, cho phép cả con cái thường dân học giỏi. Bước sang thời hậu Lê, vua Lê Thánh Tông lệnh xây bia của những người đỗ tiền sĩ từ khoa thi 1442 trở đi, đến ngày nay thì còn lại 82 tấm bia.
>> Có thể bạn quan tâm: Giới thiệu về Hà Nội – Vùng đất nghìn năm văn hiến
Giờ đóng, mở cửa của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội
Hiện nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng nên luôn mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ, Tết để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong nước, ngoài nước. Tuy nhiên, giờ mở cửa không cố định, có thể thay đổi theo mùa.
– Thời gian mở cửa theo ngày: Từ thứ 2 – Thứ 6: Mở cửa từ 7h30 đến 18h; thứ Bảy, Chủ nhật mở muộn hơn 30 phút (tức 8h) và đóng muộn hơn 3 tiếng (21h).
– Thời gian mở cửa theo mùa: Vào mùa hè (tính từ 15/4 – 15/10), Văn Miếu mở cửa đón khách từ 7h30 và đóng lúc 18h. Mùa lạnh (tính từ 16/10 – 14/4 năm sau), du khách có thể đến tham quan Văn Miếu từ 8h đến 18h.
Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội có bán vé tham quan không?
Nhiều người thắc mắc Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội có bán vé không? Câu trả lời là có và giá được niêm yết là 30.000 VNĐ/lượt, áp dụng cho cả khách nước ngoài và khách Việt Nam. Riêng đối với người khuyết tật nặng; người cao tuổi; người dân đến từ các xã, huyện miền núi, vùng sâu vùng xa; người có công với cách mạng, Đảng và học sinh trên 15 tuổi sẽ được giảm 50% giá vé. Với những trẻ em dưới 15 tuổi và trường hợp người bị khuyết tật đặc biệt nặng được miễn phí vé.
Kinh nghiệm khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội
Hướng dẫn di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội
Từ trung tâm thành phố đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, du khách có thể đi bằng phương tiện công cộng như xe bus, taxi hoặc phương tiện cá nhân như thuê xe máy Hà Nội tự di chuyển..
Nếu đi bằng xe bus, bạn bắt một trong các tuyến xe số 02, 23, 25, 38, 41, các xe này sẽ đi qua hoặc dừng ở điểm cạnh khu Văn Miếu. Còn nếu phương tiện cá nhân, xuất phát từ hồ Hoàn Kiếm, bạn đi theo con đường Lý Thái Tổ, rẽ phải vào đường Tràng Thi rồi đi về phía đường Cửa Nam – Nguyễn Khuyến, sau đó rẽ trái vào đường Văn Miếu, chạy thêm một đoạn ngắn nữa là đến nơi nhưng hãy chú ý đường một chiều xung quanh khu vực này nhé!
>> Tham khảo: Hướng dẫn tham quan phố cổ Hà Nội nơi thời gian ngưng đọng
Lưu ý khu tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội
Theo mình thấy du khách cần chú ý đến cách ăn mặc, không mặc những trang phục hở hang, phản cảm, không đội mũ không khu vực điện thờ, nhà trưng bày.
Có thái độ tôn trọng di tích, không xâm hại đến các hiện vật, cảnh quan bên trong, không xoa đầu rùa, ngồi hay viết/vẽ bậy lên bia tiến sĩ. Đồng thời không nên có hành vi thiếu văn hóa, nói tục, gây mất an ninh, nhất là khi thắp hương hành lễ,…
Giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, không trèo tường, giẫm lên cỏ, hái hoa, bẻ cành. Không mang chất nổ, dễ gây cháy vào khu di tích. Bên cạnh đó, Văn Miếu nghiêm cấm hoàn toàn hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để thực hiện hành vi lừa gạt, chiếm đoạt tài sản.
>> Tham quan: Chùa Một Cột Hà Nội: ngôi chùa độc đáo nhất Việt Nam
Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội có gì để chơi?
Tìm hiểu kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội
Đến du lịch Hà Nội, tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám nhất định phải tìm hiểu kiến trúc của nó. Hiên tại, quần thế di tích này nằm trong khuôn viên rộng 54.331 m2 với nhiều công trình kiến trúc nhỏ bên trong đó là Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, giếng Thiên Quang, Đại Thành môn, Khuê Văn Các, nhà Thái Học, bia tiến sĩ.
Nhà giảng dạy ở phía Đông và phía Tây gồm 14 gian. Toàn bộ kiến trúc ở đây đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn, được bố trí đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc – Nam, mô phỏng hình ảnh văn miếu thờ Khổng Tử của Trung Quốc nhưng vẫn giữ nguyên phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ nước lớn, gọi là hồ Văn Chương. Giữa hồ có gò Kim Châu. Ngoài cổng chính có 4 cái trụ, hai bên tả hữu có bia Hạ Mã, xung quanh được bao bọc bởi bức tường thành cao.
>> Đọc thêm: Kinh nghiệm tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: giá vé, quy định
Tham quan các khu ở Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội
Nếu tìm hiểu kỹ bạn sẽ thấy trong Văn Miếu chia thành 5 khu rất rõ rệt, mỗi khu đều có tường ngăn cách và cổng liên kết với nhau và sẽ có những chức năng khác nhau.
- Khu thứ nhất – Đại Trung Môn
Từ cổng chính đi vào khu thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai, đó chính là Đại Trung Môn, hai bên là hai cửa nhỏ, bên phải cửa Đạt Tài còn bên trái cửa Thành Đức.
- Khu thứ hai – Khuê Văn Các
Khuê Văn Các – một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng vào năm 1805, gồm 8 tầng mái (4 mái thượng, 4 mái hạ). Tầng dưới có 4 trục gạch được chạm trổ hoa văn, tầng trên và bốn mặt đều được làm bằng gỗ. Xưa kia, đây là nơi dùng để họp bình các bài văn hay của các sĩ tử đã trúng khoa thi hội, ngày nay được lấy làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
- Khú thứ ba – bia Tiến sĩ và giếng Thiên Quang
Đi theo hai cổng phía trên, du khách sẽ đến với khu vực này. Thay vì có hình tròn thì giếng Thiên Quang lại là hình vuông, hai bên là khu nhà để bia Tiến sĩ. Tại đây có tất cả 82 tấm bia, dựng thành hai hàng, mỗi tấm bia đặt trên lưng một con rùa đá và trên bia được trang trí hình mặt trời, cỏ cây, hoa lá.
- Khu thứ tư – Đại Bái Đường
Sau khi tham quan ở khu vực bia Tiến sĩ, bạn tiếp tục đi qua cửa Đại Thành để đến Đại Bái Đường – nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền… và là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa. Hai bên là hai cửa nhỏ gọi là Kim Thanh Môn và Ngọc Chấn Môn, tuy nhiên hai cửa này không mở mà bạn phải đi bằng con đường lát gạch phía sau dãy Tả Vu, Hữu Vu để qua khu thứ năm.
>> Xem thêm bài viết: 23+ địa chỉ xem bói Hà Nội chuẩn nhất, nườm nượp khách mỗi ngày
- Khu thứ năm – Đền Khải Thánh
Thực chất khu này là khu nhà Thái Học. Thời Nguyễn trường Quốc Tử Giám Hà Nội bị xóa bỏ, nhà Thái Học đỏi thành đền Khải Thánh dùng để thờ thân phụ, thân mẫu của Khổng Tử. Ngoài ra, còn có Tiền Đường và Hậu Đường thờ Chu Văn An và một số vị vua khác.
>> Tìm hiểu thêm: Đến thăm Quảng trường Ba Đình Hà Nội – Nơi hồn thiêng của Thủ đô
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, tuy một số kiến trúc bị phá hủy nhưng Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội với nghĩa lịch sử to lớn vẫn được xem là biểu tượng của tinh hoa giáo dục rất đáng để ghé thăm một lần.
Tôi – một cô gái với đôi chân ham đi. Niềm đam mê của tôi là được ăn món tôi thích và được đặt chân đến những nơi mà tôi chưa đến. Tôi muốn mọi nơi trên dải đất hình chứ S đều có in bóng dấu chân tôi. Bạn có cùng sở thích như tôi? Hãy cùng tôi chu du đó đây, trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống sau mỗi chuyến đi nhé!