Cầu Long Biên Hà Nội và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

5143
Cầu Long Biên - niềm từ hào của người dân Hà Nội

Đã hơn nửa thế kỷ, cây cầu Long Biên Hà Nội sừng sừng bắc qua sông Hồng không chỉ là một chứng nhân lịch sử vĩ đại mà còn là “điểm hẹn” quen thuộc giữa phố thị náo niệt. Đối với bao thế hệ người dân Hà Thành, cây cầu đi cùng năm tháng từ thuở bé xíu cho đến khi trưởng thành. Dạo bước trên những nhịp sắt nhuốm màu cổ kính, thả hồn vào mây trời, sông nước và nhìn ngắm dòng người qua lại bạn sẽ cảm nhận được những phút giây thư giãn thỏai mái, bình yên nhất.

Đôi nét về cầu Long Biên Hà Nội

Trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, từ những ngày đất nước bị xâm lược đến khi hoa bình lặp lại, cầu Long Biên vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Thủ đô, một điểm đến quen thuộc mà ai khi đến du lịch Hà Nội cũng muốn được một lần ghé qua.

Vị trí của cây cầu Long Biên Hà Nội

Cầu Long Biên Hà Nội là cây cầu thép đầu tiên bắc qua con sông Hồng, nối liền hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm. Cầu được người Pháp xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/2/1902. Nó không chỉ là cây cầu huyết mạch nối liền hai bờ sông Hồng mà còn cùng với quân và dân Thủ đô chống lại hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng khốc liệt. Và trong trận đánh chống Mỹ, do chịu nhiều trận bom, cầu ngày càng hư hỏng nghiêm trọng hơn.

cầu Long Biên Hà Nội
Cầu Long Biên nối liền hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm

Trải qua gần 2 thế kỷ với nhiều lần tu sửa, cầu Long Biên vẫn tồn tại cùng Thủ đô và đến nay cây cầu đã khoác lên mình màu hoen rỉ của thời gian dù đã nhiều lần tu sữa. Tuy vậy, trong mắt người dân Thủ đô, cầu Long Biên là một chứng tích lịch sử đáng để tự hào.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn tham quan phố cổ Hà Nội nơi thời gian ngưng đọng

Cầu Long Biên Hà Nội được thiết kế như thế nào?

Cây cầu này có tổng chiều dài là 2.290 m qua sông và 896 m dẫn cầu, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 chiếc trụ cầu cao hơn 40 m với kiến trúc độc đáo. Cầu được thiết kế thành nhiều làn đường, bao gồm một đường sắt đơn nằm ở giữa, hai bên là hai làn đường dành cho người đi bộ rộng 0,4 m và làn dành cho xe đạp cùng các loại xe khác rộng 2,6 m.

Cầu Long Biên Hà Nội
Làn đường sắt dành cho tàu chạy

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội được biết, điểm độc đáo của cầu là luồng giao thông theo hướng bên trái chứ không phải bên phải như các cây cầu khác ở Việt Nam. Kiểu thiết kế này hay xuất hiện ở các nước châu Âu, điển hình là Pháp. Nhìn từ xa, cầu Long Biên Hà Nội hệt như một con rồng uốn lượn, nhiều người còn liên tưởng nó rất giống cây cầu Tobiac ở quận 13 nối liền thành phố Paris và Orléans (nước Pháp). Nếu đem ra so sánh, cây cầu này xứng đáng được gọi là một cây cầu bằng sắt ấn tượng nhất trên thế giới.

Cầu Long Biên Hà Nội
Làn đường cho xe trên cầu long Biên

Những sự kiện lịch sử gắn với cầu Long Biên Hà Nội

Lịch sử hình thành cầu Long Biên đã cho thấy nó đã chứng kiến nhiều cột móc quan trọng của dân tộc. Đó là hai cuộc chiến chống Pháp, tiếp nữa là chống đế quốc Mỹ. Vào năm 1945, khi Bác Hồ đọc Bản tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, cây cầu trở thành nhịp dẫn đưa hàng triệu người dân trong và ngoại tỉnh đến với Bác hòa cùng giây phút đầy thiêng liêng.

Cầu Long Biên Hà Nội
Cầu Long Biên gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ

Đến tháng 10/1954, khi Hà Nội ngập tràn cờ hoa ăn mừng ngày giải phóng Thủ đô, cầu Long Biên vẫn ở đó và chứng kiến niềm hân hoan của dân tộc. Rồi 21 năm sau, lại thêm một lần nữa chứng kiến ngày trọng đại nhất, ngày thống nhất đất nước, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Cứ như vậy, hơn 100 năm nay cây cầu vẫn sừng sững ở đó, cùng đồng hành cùng với cuộc sống của người dân Việt Nam.

>> Tham khảo: Tham quan Chùa Một Cột Hà Nội: ngôi chùa độc đáo nhất Việt Nam

Cầu Long Biên Hà Nội trong lòng người dân Việt

Dù trải qua gàn 3 thế kỷ, cầu Long Biên Hà Nội vẫn mang đậm kiểu kiến trúc Pháp – một cây cầu đã mang biết bao cảm xúc cho người Việt. Không hiện đại cũng không rộng, với nét vừa cũ kỹ vừa cổ kính nó vẫn được xem là cây cầu đẹp nhất.

Cầu Long Biên Hà Nội
Cầu Long Biên là niềm tự hào của người dân Hà Nội

Khách du lịch mỗi khi đến đây đều rất thích thú với vẻ đẹp cổ kính của cây cầu, như một di tích lịch sử ghi đậm dấu ấn của dân tộc. Ngày nay, cầu Long Biên vẫn là nơi lưu thông chủ yếu của người dân Thủ đô và là điểm thường xuyên lui tới của giới trẻ để ngắm cảnh, để quan sát nhịp sống của người dân qua những gánh hàng rong, những xe chở hàng qua qua lại lại trên cầu. Nhẹ nhàng, bình dị nhưng lại là thứ chiếm trọn tình yêu của bao trái tim.

>> Bài viết hot: TOP 20 địa điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn nhất 2022 phải ghé thăm

Những trải nghiệm thú vị chỉ có ở cầu Long Biên Hà Nội

Ngắm cảnh hoàng hôn lãng mạn trên cầu Long Biên cổ nhất Hà Nội

Cầu Long Biên là nơi mà các bạn trẻ thường chạy xe ra hóng gió vào một ngày hứng lên, hay là khi tâm hồn cảm thấy bí bách, muốn tìm không gian thoáng đãng để “xõa”. Đối với những cô cậu học sinh, đây còn là địa điểm tụ tập đàn hát và lưu giữ ký ức của tuổi trẻ.

Cầu Long Biên Hà Nội
Cầu là nơi lưu lại kỷ niệm của giới trẻ

Và còn gì tuyệt bằng khi ghé thăm cầu vào một buổi chiều, những tia nắng vàng dần buông hòa trong màu nâu của những thanh sắt. Tạo nên khung cảnh lãng mãn không nơi nào có được. Background đặc biệt này trở thành nguồn cảm hứng cho nhiếp ảnh gia, vì vậy nếu có dịp, bạn đừng bỏ qua khoảnh khắc này nhé!

Cầu Long Biên Hà Nội
Hoàng hôn trên cầu Long Biên

Cà phê Trần Nhật Duật ngắm cầu Long Biên

Quán cà phê Trần Nhật Duật nằm trên tầng 4 của một tòa nhà với không gian mở có thể nhìn thấy cầu Long Biên từ xa xa. Đến đây, bạn có thể gọi cho mình một ly cà phê vừa nhâm nhi vừa trò chuyện và phóng tầm mắt quan sát cây cầu cổ kính, bãi đá sông Hồng hay khu chợ sầm uất cạnh đó. Điểm này sẽ cho bạn một góc nhìn hoàn toàn khác về cầu Long biên.

Cầu Long Biên Hà Nội
Uống cà phê, ngắm cầu Long Biên từ xa

Check-in “sống ảo” ở bãi đã sông Hồng cạnh cầu Long Biên

Nằm ngay chân cầu Long Biên Hà Nội là bãi đá sông Hồng – địa điểm chụp ảnh rất quen thuộc của nhiều người. Nếu bạn là tín đồ mê “sống ảo” hẳn sẽ không thể khong check-in. Khung cảnh bao xa, bát ngát xanh chắc chắn sẽ cho bạn những tấm hình lung linh như ở thảo nguyên.

Cầu Long Biên Hà Nội
Bãi đã sông Hồng – điểm sống ảo gần cầu Long Biên

Ngoài ra, đến cầu Long Biên vào mùa đông đến cầu Long Biên, du khách sẽ thực sự thích thú với trải nghiệm cùng ngồi quây quần bên lò than hồng, thưởng thức quả bắp nướng, khoai nướng còn nóng bóc lên ấm lòng vô cùng.

>> Bài viết liên quan: Khám phá Cột cờ Hà Nội – một biểu tượng lịch sử của Thủ đô

Một số lưu ý khi tham quan cầu Long Biên Hà Nội

– Di chuyển: Cầu Long Biên nằm không xa trung tâm thành phố, ngay cạnh bến xe buýt Yên phụ – chợ Đồng Xuân. Xuất phát từ hồ Gươm, du khách chỉ mất chừng 15 – 20 phú đi bộ.

– Điểm chụp hình được ưa thích nhất ở đây chính là sân ga Long Biên. Từ bãi giữ xe ở chân cầu có thể đi bộ lên đường ray trên cầu để được thỏa sức tạo dáng cho những bức hình cực chất, nhưng nhớ chú ý tàu qua lại.

Cầu Long Biên Hà Nội
Hãy mang một đôi giày thể thao để tiện di chuyển trên cầu

– Cầu có làn đường dành cho người đi bộ nhưng lan can tương đối thấp, nếu chưa quen hãy đi chậm, tránh đùa giỡn nhau sẽ rất nguy hiểm.

– Để có thể đi bộ qua lại thoải mái trên cầu, hãy tạm bỏ qua đôi giày cao gót, thay vào đó là những đôi giày thể thao đế mềm nhé!

Dù ngày nay đã có thêm nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hồng, song cầu Long Biên Hà Nội vẫn lặng lẽ đứng đó như một biểu tượng tự hào của Thủ đô. Hãy đến với nơi này trong một buồi chiều mát mẻ để có một cảm nhận thật khác về vùng đất nghìn năm hiến.

Lưu