Bánh Ít Lá Gai Cù Lao Chàm – đặc sản nổi tiếng không thể bỏ lỡ

1954
bánh ít lá gai cù lao chàm
Bánh ít lá gai là đặc sản nổi tiếng của đảo Cù Lao Chàm, Hội An.

Nhắc đến phố cổ Hội An, là nhắc đến món bánh ít lá gai Cù Lao Chàm. Chẳng biết món bánh này có gì đặc biệt, ấy thế nhưng lại khiến bao du khách say mê. Đến nỗi, mỗi khi có chuyến ghé thăm Cù Lao Chàm, người ta lại cố gắng mang về một giỏ quà thật to. Mở ra bên trong nào là cơ ngơi bánh ít, bánh xu xê. Dù Cù Lao Chàm giờ đây đã trở nên hiện đại, được nhiều người biết đến. Thế nhưng, món bánh ít ấy vẫn luôn bình dị như vậy.

Đôi nét về món bánh ít lá gai đặc sản đảo Cù Lao Chàm

Dù Cù Lao Chàm có nhiều món ăn hiếm, nhưng nói đến đặc sản, người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh ít lá gai. Thực ra, nếu đi nhiều nơi, bạn sẽ thấy bánh ít được bán ở nhiều nơi tại Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung. Nhưng chung quy lại, người ta vẫn luôn có suy nghĩ rằng, bánh ít lá gai là đặc sản của đảo Cù Lao, bởi nó có một hương vị rất riêng, khó thể lẫn vào đâu được.

Giới thiệu sơ qua về chiếc bánh ít lá gai Cù Lao Chàm

Để nói về chiếc bánh ít lá gai Cù Lao Chàm, chỉ có thể thốt lên từ “Ngon”, bởi nó ngon thật. Khi nếm thử, thấy vị ngọt thanh, deo dai từ chiếc vỏ bánh, đi sâu vào bên trong là phần nhân bùi bùi. Chỉ chừng ấy mà hòa quyện lại tạo thành một tổng thể rất hài hòa, ăn một cái chỉ muốn ăn thêm nhiều cái nữa. Người Cù Lao Chàm thường dùng bánh ít làm món ăn chơi, cúng giỗ hoặc là món tráng miệng đều được.

bánh ít lá gai cù lao chàm
Bánh ít lá gai là món thức quà dân dã trên đảo Cù Lao.

Giờ đây, trên đảo Cù Lao Chàm có khoảng 4 hộ chuyên làm bánh bán hằng ngày. Chủ yếu vẫn là bánh ngọt, còn bánh ít mặn khi nào có người đặt thì mới làm. Các lò bánh ở đây tập trung chủ yếu ở Bãi Làng, Bãi Ông. Bánh bán nhiều hơn vào mùa hè, vì đây cũng là mùa khách du lịch ra đảo chơi nhiều nhất, nhiều nhất có thể lên đến 1.000 cái.

Bánh ít lá gai Cù Lao Chàm có từ khi nào?

Trước đây, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm chỉ xuất hiện chủ yếu trong các dịp lễ, tết truyền thống. Những ngày chạp mạ, đám giỗ người ta cũng thấy nhiều hơn. Còn về nguồn gốc của món bánh ít lá gai, có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nó.

Theo sự tích Lang Liêu, người con thứ 6 của vua Hùng, đã dâng lên món bánh chưng – bánh dày, tượng tương cho trời đất, đã dành lấy chiến thắng. Vua Hùng còn có một người con gái út, tên là nàng Út, nhân dịp đó cũng muốn sáng tạo thêm nhiều món bánh mới. Nàng muốn tạo ra chiếc bánh hội tụ 2 trong 1, thế là nàng đã nghĩ ra cách lấy bánh bánh dày để bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng.

Sau đó, nàng lại nghĩ ra một điều, đó là tạo ra một món bánh có dáng tròn không gói lá, giống bánh dày và một món bánh hình vuông, có gói lá, tựa như bánh chưng. Nhưng so với các món bánh của các anh, cả hai thứ bánh đó vẫn rất nhỏ nhỏ xinh xinh, như để tỏ ý khiêm nhường.

bánh ít lá gai cù lao chàm
Bánh ít Cù Lao Chàm gắn liền với lịch sử.

Sau cuộc thi ấy, món bánh của nàng Út được mang ra, ai nấy đều trầm trồ khen ngợi cho tài nấu nướng của cô. Về sau, món bánh ấy được lưu truyền rộng rãi, gọi là bánh Út Ít. Rồi trải qua nhiều đời con cháu, món bánh Út Ít ấy được mọi người về sau gọi với cái tên là bánh ít. Và vì nó được làm từ lá gai, nên gọi là bánh ít lá gai cũng vì như thế.

Lý do du khách thích món bánh ít lá gai Cù Lao Chàm

Khi đặt tour Cù Lao Chàm 1 ngày, bạn sẽ được nếm thử món bánh ít lá gai. Nó được chọn làm món tráng miệng tại nhà hàng, hay người ta cũng có bán rất nhiều ở trên đảo. Đi đến đâu bạn cũng có thể nhìn thấy những chiếc rổ tre, chất đầy những ụ bánh gai đầy xinh xắn.

Nếu như những món bánh khác sẽ khiến bạn cảm thấy ngán, vì bánh ít lại không hề. Chiếc bánh có màu đen, vỏ bánh dẻo với bên trong là màu vàng của nhân đậu xanh. Khi nếm thử, thấy vỏ bánh dẻo thơm, có mùi vị lá gai, chút béo của dầu, bùi của đậu cùng với vị hơi cay cay của gừng. Tất cả như tạo thành một cảm giác khoái khẩu, chỉ muốn ăn thật nhiều thật nhiều nữa. Theo dân gian, trong bánh ít có gừng nên trị đau bụng, lá gai có thể trị no hơi. Hơn nữa, các nguyên liệu tạo nên bánh đều được trồng ở quên, nên đảm bảo an toàn.

bánh ít lá gai cù lao chàm
Từng chiếc bánh ít nhỏ xinh, dẻo dai và ngọt bùi.

Không chỉ ở hương vị, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm còn thu hút du khách bởi nhiều yếu tố khác. Đó là nhờ khâu đóng gói đẹp, sử dụng nguyên liệu là chuối để gói bánh, càng cho thấy sự dân dã trong ẩm thực xứ Quảng.

Đặc biệt, thêm một lý do nữa mà hầu như du khách nào cũng muốn mua bánh ít lá gai Cù Lao Chàm về làm quà. Đó là giá loại bánh này cực kỳ rẻ, chỉ khoảng một nghìn rưỡi đến hai nghìn 1 bánh. Với hương vị thơm ngon, ăn lạ miệng mà giá thành lại rẻ, nên khách đi tour khi nào cũng cố gắng mang về nhiều nhất có thể. Có khách vì yêu thích quá mà đến tận xưởng để mua với số lượng lớn. Chừng ấy đủ biết đặc sản bánh ít lá gai Cù Lao Chàm có sức hấp dẫn như thế nào.

Quy trình cho ra chiếc bánh ít lá gai Cù Lao Chàm

Để cho ra những chiếc bánh ít lá gai Cù Lao Chàm thơm ngon, người địa phương trên đảo có một công thức gói bánh riêng, không phải ai cũng biết. Có thể nguyên liệu đầu vào không cầu kỳ như những đặc sản khác. Như để tạo nên một chiếc bánh “ưng bụng”, người dân phải trải qua nhiều công đoạn, yêu cầu bàn tay bền bỉ, khéo léo để chiếc bánh ra lò được đẹp mắt, dù cho ra số lượng lớn song chất lượng vẫn không thay đổi.

>>> Ẩm thực Cù Lao Chàm có gì? CLICK NGAY: TOP 5 món ăn không thể bỏ qua khi đến Cù Lao Chàm

Hái lá gai

Mở chiếc bánh ít ra, ta thấy bắt gặp ngay một màu xanh thẫm, ấy là màu của lá gai. Đây là loại lá có rất nhiều trên đảo, có màu xanh đen, hương vị hơi chát. Để làm bánh, các chị em phụ nữ phải chọn lấy những chiếc lá non, rửa sạch rồi sau đó đem đi luộc chín. Tiếp đó, đem vắt ráo rồi trộn với bột, đem đi giã. Công đoạn này tuy đơn giản nhưng cần rất nhiều sức lực, nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn không ngon. Bánh ngon là phải mịn, ăn vào như tan ngay trong đầu lưỡi.

bánh ít lá gai cù lao chàm
Lá gai – thứ lá có rất nhiều trên đảo Cù Lao Chàm.

Trộn bột làm vỏ bánh

Để tạo nên phần vỏ bánh, người ta đem lá gai đã giã mịn, trộn cung với bột nếp. Đây là một khâu rất quan trọng, đòi hỏi tỉ lệ đường, nước và hỗn hợp bột, lá gai phải hợp lý. Tiếp đó, dùng tay để nhồi cho tới khi hỗn hợp bánh có độ mịn bóng là được.

Làm nhân bánh ít

Sau khi làm xong phần vỏ bánh, tiếp đến là làm phần nhân. Nhân bánh ít lá gai gồm có các nguyên liệu như đậu xanh, đường, dừa, có thêm ít bọt quế và bột vani cho thơm. Đậu xanh đem xay ch vỡ ra, ngâm rồi đãi sạch, bắt lên bếp để luộc chín. Còn dừa thì bào sợi mỏng, cho vào chảo để ngào với đường. Sau đó, trộn cùng với đậu xanh, tiếp tục xào với lửa nhỏ, cho đến khi hỗn hợp đậu xanh có màu vàng sẫm, dẻo quánh lại là được.

Bắt đầu gói bánh ít lá gai

Sau khi đã hoàn thành phần bột và nhân, giờ chúng ta chỉ việc gói bánh nữa là xong. Công đoạn này thực ra không khó, để muốn chiếc bánh đẹp phải thật khéo tay. Đầu tiên, vắt lấy một ít bột nếp, cán thành chiếc bánh mỏng hình tròn cho ra giữa lòng bàn tay, nhón lấy một ít nhân bỏ vào giữa. Sau đó túm bốn bên vo lại thành một mối, sau đó xoa đều cho thành hình tròn.

bánh ít lá gai cù lao chàm
Những chiếc bánh ít lá gai nhỏ nhắn, hấp dẫn

Xong xuôi, lấy một tấm lá chuối, thoa một chút dầu phộng lên trước, mục đích là để cho bánh khỏi bị dính. Sau đó cho phần bánh vào giữa, bọc lại theo hình tháp. Cuối cùng, lấy một sợi dây chút mỏng buộc lại cho cố định. Lần lượt thực hiện hết chỗ nguyên liệu còn lại.

Cuối cùng là cho bánh ít lên hấp

Đem bánh đi hấp cho đến khi chín. Có chỗ, người ta đem hấp bánh trần, chín rồi mới gói để giữ màu xanh của lá chuối, có chỗ thì gói rồi mới hấp. Nhưng riêng mình thấy, bánh phải được hấp trong lá chuối, vì khi hấp thì mở ra bánh mới thơm mùi lá chuối. Mở ra, thấy một màu đen tuyền của bột bánh lá gai cực kỳ nóng hổi và hấp dẫn.

Bánh ít lá gai Cù Lao Chàm có gì khác so với bánh ở vùng khác?

Nói đến bánh ít lá gai, hầu như nó xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, điển hình như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Bình Định, Phú Yên. Tuy vậy, mỗi vùng đều có công thức làm bánh khác nhau, do đó hương vị cũng có phần khác biệt. So ra, bánh ít lá gai Bình Định và ở vùng đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam có lẽ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả. Tùy thuộc vào khẩu vị của từng người mà họ sẽ có sự đánh giá khách quan nhất.

bánh ít lá gai binh dinh
Đặc sản bánh ít lá gai Bình Định

Về công thức, nếu như người dân đảo Cù Lao Chàm vốn được làm theo quy trình là khi quết xong hỗn hợp bột gạo cùng lá gai, sẽ tiến hành gói rồi mới hấp. Còn ở Bình Định, bánh cũng được quết hỗn hợp bột, hấp chín rồi sau đó lấy hỗn hợp đó ra, để trên than hồng để có được độ dẻo dai. Như vậy, cái khác nhau của hai công thức đó là ở Quảng Nam thì gói rồi mới hấp, còn ở Bình Định, hấp rồi mới gói. Nếu đã có cơ hội ăn thử cả hai món này, bạn sẽ thấy ở Cù Lao Chàm có lớp vỏ lá chuối mềm, còn ở Bình Định là lá chuối tươi.

Muốn mua bánh ít lá gai Cù Lao Chàm tìm đến cơ sở nào?

Cho đến tận bây giờ, nghề làm bánh ít lá gai vẫn còn giữ nguyên trên đảo Cù Lao Chàm. Nó dường như đã trở thành một nét văn hóa của người dân trên đảo. Và khi nhắc đến bánh ít lá gai, người ta lại biết đến nó như là một đặc sản độc quyền trên đảo Cù Lao. Vì thế, không quá khó để bạn hay những du khách khác, có thể mua mang về làm quà cho người thân, bạn bè.

Tại Cù Lao Chàm, nghề làm bánh ít lá gai có rất nhiều, có những cơ sở chuyên sản suất bánh nổi tiếng, xuất bánh đi Hội An cũng như các huyện lân cận. Nếu bạn muốn tận mắt tìm hiểu về quy trình làm bánh ít lá gai Cù Lao Chàm, cũng như mua sỉ lẻ, thì hãy đến với lò bánh ít Hai Là. Bà là người đã có hơn 20 năm trong nghề, mỗi ngày lò cung cấp ra thị trường từ 500-1000 cái, chủ yếu cho các nhà hàng và những người bán dạo.

Ngoài bánh ít lá gai Cù Lao Chàm còn có những đặc sản nào?

Hiếm có hòn đảo nào lại có nhiều đặc sản như Cù Lao Chàm. Những đặc sản ở đây không giống nhau, không bị nhầm lẫn, nói một lần có thể nhớ ngay. Ngoài bánh ít, hòn đảo này còn cực kỳ nổi tiếng với món mực một nắng, cua đá, bào ngư, nhum biển, rau rừng, ốc vú nàng,vv…

Mực một nắng

Cù Lao Chàm sở hữu nhiều hải sản tươi sống, với số lượng phong phú nên người dân đã nghĩ ra cách phơi mực để bảo quả. Một số đem phơi khô để nướng nhậu bia, số còn lại đem phơi một nắng. Mực một nắng có độ dai nhất định, song vẫn giữ được vị tươi ngon vốn có. Mực sau khi đem phơi đủ 1 ngày nắng, teo lại đem nướng rồi chấm với tương ớt ăn vô cùng hấp dẫn.

mực một nắng cù lao chàm
Mực một nắng nướng than hoặc chiên lên ăn rất thơm.

Nhum biển

Bề ngoài loài sinh vật này có hình tròn, nhiều gai tua tủa như lông nhóm, hay người ta còn gọi nó là nhím biển hay cầu gai. Nó không chỉ thơm ngon mà còn cực kỳ bổ dưỡng, đặc biệt là có khả năng tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Cách chế biến nhum biển ngon nhất là đem cắt đôi, nướng quanh lửa hồng. Với những con nhum nhỏ, người ta thường dồn 2-3 con vào 1 vỏ. Sau đó thì trộn với trứng cút, đậu phộng cùng hành lá để tạo hương vị thơm ngon hơn.

nhum biển cù lao chàm
Nhum biển là món ăn đầy bổ dưỡng.

Rau rừng

Trên đảo Cù Lao Chàm có đến 35 loại rau, nổi tiếng đó là rau bác bác, bìm bìm, cỏ bạc đầu, rau chân vịt, rau dớn, chè lẹ, bồ đường,vv…. Để thưởng thức vị ngon cũng như tinh chất bổ dưỡng của rua rừng, người địa phương thích làm món rau rừng luộc chấm mắm nêm. Món này bạn sẽ được thưởng thức khi đặt tour Cù Lao Chàm 1 ngày. Ngoài ra, còn có rau rừng xào tỏi, rau rừng nấu bún hay nấu canh tôm đều ngon.

đặc sản cù lao chàm
Người địa phương ăn rau rừng với mắm nêm.

>> Tìm hiểu: Lá rừng – món đặc sản làm nao lòng du khách khi đi du lịch Cù Lao Chàm

Ốc vú nàng

Dù không phải là duy nhất nhưng loài ốc này vẫn được lòng du khách khi đến với Cù Lao Chàm. Vì việc thu hoạch ốc khá khó khăn, nên nó trở thành đặc sản của đảo. Ngư dân phải chịu khó trầm mình dưới hang, rồi rọi đèn để tách chúng ta khỏi đá. Ốc vú nàng ngon nhất là đem hấp, thịt ăn rất giòn và dai. Nếu cầu kỳ hơn có thể làm gỏi ốc, ốc nướng, ốc xào sả ớt món nào cũng có sự hấp dẫn riêng.

ốc vú nàng cù lao chàm
Ốc vú nàng giòn dai sần sật.

>>> Thông tin hữu ích dành riêng cho Bạn: Yến Sào Cù Lao Chàm có chất lượng không, có nên mua không?

Đã từ bao đời, bánh món ít lá gai Cù Lao Chàm đã trở thành đặc sản, niềm tự hào của người dân phố cổ Hội An. Trên những chuyến cano chở khách ra đảo, du khách sẽ bắt gặp được hình ảnh những người phụ nữ lớn tuổi, ngồi cheo leo ở một góc nhỏ, trước mặt là thúng bánh “bánh ít lá gai”. Chiếc bánh dù nhỏ nhắn, bình dị ấy lại có sức hút mạnh liệt, theo chân những vị khách du lịch đi khắp mọi miền đất nước.

Lưu