Thị trấn vùng cao Sapa, sức hút ĐỘC ĐÁO khó cưỡng!

1323
cô gái Sapa thời kì 1920s
Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người Sapa

Sapa có thể là nơi mà nhiều người đã từng nghe thấy, từng biết đến. Nhưng có lẽ sẽ nhiều người còn tò mò về cái tên Sapa xuất hiện từ đâu, cái tên nghe vừa Tây, vừa như đặc trưng của dân tôc thiểu số ở Việt Nam. Một số  bạn đang còn chưa biết khám phá vẻ đẹp Sapa như thế nào ngoài mấy điểm nổi tiếng ở Sapa, mà sao nhiều người đi hoài không chán. Trong bài này, mình sẽ giới thiệu một toàn cảnh Sapa trong một góc nhìn lịch sử và văn hóa, một vẻ đẹp mãi đầy để mỗi du khách khám phá mãi thấy thú vị.

Đi tìm về cái tên Sapa

Một cái tên dễ nhớ, dễ thuộc, đơn giản, cả khách du lịch “tây” và “ta” đều mặc định Sa Pa là trùng khớp trong cách phát âm đặc trưng, chỉ có ngữ điệu khác nhau mà thôi, còn gì tuyệt vời hơn việc chúng ta cùng nhắc đến Sa Pa mà không có sự sai khác quá nhiều…  Đầu tiên có lẽ là bởi Sa Pa là chữ tiếng Việt nhưng không có “dấu” nên khi khách nước ngoài phát âm cũng dễ dàng, gần như không bị mất đi ngữ nghĩa. Cái tên Sapa khi nhắc đến như một nơi gần gũi cho người Việt và người “Tây”, đó là một sự thú vị, một điểm để nhớ về vùng đất miền núi Tây Bắc này.

điệu nhảy thổi kèn ở Sapa
Điệu nhảy thồi kèn rất tình của con trai H’mông

Quay lại lịch sử hình thành Sa Pa, vào năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898. Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đã đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa sau này.

Tên Sa Pa có gốc từ tiếng H’Mông “Sa Pả” nghĩa chữ là Bãi Cát, là tên của vùng đất này, và nay còn lại một phần nằm ngoài thị trấn Sa Pa là xã Sa Pả của huyện Sa Pa. Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây phát âm không dấu, thành SaPa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha Pa” và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng “Cha Pa” như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa, hai chữ SaPa đã hình thành theo dòng lịch sử như thế.

buổi sáng ở sapa
Buổi sáng ở Sa Pa, sương đang tan trong nắng.

>> Bạn muốn tìm hiểu chi tiết về Sapa để chuẩn bị cho những chuyến du lịch của mình. Hãy click đọc ngay Kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc siêu chi tiết!

Thời tiết Sapa – Điều bạn cần biết khi chuẩn bị đến nơi đây

Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của SaPa là 15 °C.

Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng chói hừng hực như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày nên là thời điểm lí tưởng về khí hậu để đến Sa Pa du lịch. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi, lại là một thời điểm lãng mạn dành cho những ai hiểu được cái lạnh nơi vùng cao và muốn trải nghiệm không khí mùa đông.

>> Lựa chọn phương tiện du lịch ở Sapa, địa chỉ cho thuê ô tô uy tín bạn nên tham khảo!

Cảm xúc dâng trào cho nghệ thuật trước cảnh núi rừng Sapa

Thời tiết SaPa giống như một cô gái đương thanh xuân, lúc phóng khoáng dịu mát như nỗi vui của tuổi xanh và có lúc buốt giá như nỗi cô đơn của tuổi trẻ, chúng tôi không thể miêu tả, chỉ những ai đến SaPa  mới có thể thu nhận vào hơi thở mình luồng không khí trong lành mỗi bình minh, cảm nhận và thụ hưởng khí trời ấy, cho chính mỗi người.

Trang phục các dân tộc ở Sapa – điều làm nên sức hút cho Sapa 

Ở Sapa các dân tộc khẳng định văn hóa của mình đậm đà thông qua văn hóa của họ, đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H’Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Nếu như người Tày có phần ít nổi bật và người Kinh là sự giao thoa văn hóa của các tộc người thì các dân tộc khác lại khẳng định mình mạnh mẽ trong dòng chảy văn hóa. Các dân tộc thiểu số Sa Pa qua nhận diện màu sắc trang phục, họ làm nên bản sắc văn hóa SaPa.

Trang phục của phụ nữ GiáySa Pa có màu sắc gần gũi với núi rừng, màu sắc chủ đạo là màu xanh nõn chuối, xẻ nách, đầu quấn khăn xếp, không cầu kỳ như các trang phục của các đồng khác nhưng mang vẻ đẹp được trưng riêng.

dân tộc giày ở Sapa
Người Giáy ở Sapa với trang phục đặc trưng riêng.

Người H’mông Sapa có cách ăn mặc khác biệt nhất so với những bộ phận H’mông khác trên mảnh đất hình chữ S. Đàn ông mặc quần màu đen, màu chàm với áo ngắn tay và áo không tay bên ngoài, đội mũ tròn trông như mũ giáo hoàng. Còn phụ nữ, họ mặc váy, áo xẻ ngực, thắt lưng, xà cạp, phủ vải che trước váy. Họa tiết thường là hoa văn hình học như hình xoáy ốc, hình thoi, hình vuông, hình chữ thập,… Bạn có thể bắt gặp và nhận biết người H’Mông ở khắp nơi tại Sapa, đặc biệt là ở bản Cát Cát, Lao Chải, Séo Mí Tý, Tả Giàng Phình.

nét đáng yêu của dân tộc H'mong
Một bức ảnh vui của những cô người H’mông

Người Dao Đỏ có dân số đứng thứ hai sau người H’Mông ở Sa Pa. Cũng có nguồn gốc từ Vân Nam – Trung Quốc, người Dao Đỏ là một bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 40 của thế kỷ trước. Họ sống tập trung đông nhất ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải. Bản khoang, Tả Giàng Phìn.

Phu nữ dao đỏ
Những cô gái Dao Đỏ đang thuê khăn, thuê áo

Tộc người Dao có nhiều nhóm nhưng sinh sống ở Sa Pa chủ yếu là người Dao Đỏ bởi phụ nữ thường quấn khăn hay đội mũ đỏ, áo xanh đen có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở cổ, vạt và tà áo. Trang phục của họ được xem là đẹp nhất ở mỗi phiên chợ Sa Pa. Người phụ nữ còn có tục cạo chân mày và một phần tóc phía trên trán cho đẹp. Họ cũng có chữ viết riêng dựa theo chữ cổ của Hán ngữ gọi là chữ Nôm – Dao nhưng loại chữ này nay chỉ người cao tuổi mới đọc hiểu và viết được.

Người Dao có tín ngưỡng rằng loài chó là tổ tiên của họ nên chó luôn luôn được quý trọng, Nam giới thì chỉ được coi là trưởng thành khi đã chịu lễ cấp sắc. Ngoài ra họ cũng có nhiều tục lệ đặc biệt như khi thấy có dấu hiệu cắm lá kiêng bạn không nên bước vào nhà. Trong gia đình có phụ nữ sinh nở cũng có dấu hiệu kiêng cắm lá trước cửa nhà, để không cho người lạ vào nhà, sợ đứa trẻ mới sinh khóc và ốm đau nhiều.

Chợ Tình Sa Pa – nơi thưởng thức một văn hóa đặc sắc

Chợ Tình Sa Pa xưa kia nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ SaPa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là “chợ Tình Sa Pa” vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H’Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình…

chợ tình Sapa
Biểu diễn ca múa nhạc ở chợ tình Sapa

Nhưng ngày nay chợ Tình Sa Pa đã khác xưa, vẫn thường họp vào tối cuối tuần, là nơi mua bán các sản phẩm của bà con dân tộc thường rất đông vui, nếu bạn là tín đồ của thổ cẩm, đừng quên đến Sa Pa vào cuối tuần và dạo quanh khu chợ phiên đã hình thành ở ngay khu vực nhà thờ đá SaPa…Bởi biết đâu đấy bạn vẫn được chứng kiến một khúc múa khèn, một điệu xòe ô nào đó của cặp trai gái dân tộc muốn “trình diễn” cho khách du lịch, họ sẽ mô phỏng lại những đêm chợ tình đã đi vào thơ ca…

Ngôn ngữ quốc tế ở Sapa – nét tự hào cho dân tộc

Ngôn ngữ, một dòng chảy tự nhiên, diễn ra mỗi ngày ở Sa Pa. Thông qua ngôn ngữ, là cách nhanh nhất văn hóa được giao lưu và tiếp biến. Ngôn ngữ quốc tế mà người dân bản địa ở Sapa sử dụng để đón khách du lịch là đặc điểm có 1-0-2 trên bản đồ du lịch Việt Nam. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc định hình ngôn ngữ và văn hóa ở nhóm người dân tộc làm du lịch, nhưng chảy trên mọi quan điểm và luồng văn hóa, nhu cầu hội nhập đã khiến người dân tộc vùng cao tạo ra “lối mòn” riêng của mình ngay tại Sa Pa, bạn có thể chấp nhận hay không dòng hải lưu văn hóa ấy, nhưng người dân tộc SaPa vẫn sẽ nói thứ ngôn ngữ quốc tế của riêng họ mặc nhiên trước mọi định kiến … Ngôn ngữ thật sự tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn của các tộc người trên thị trấn Sa Pa, Việt Nam.

Hằng ngày những cô gái H’mông thường xuyên đón khách, hướng dẫn ở Sapa

Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người của một điểm đến là ta sẽ thấy nơi đó trở nên thật hay ho. Đặc biệt với Sapa, lịch sử, văn hóa và con người trải dài và đa dạng, làm cho mỗi người khi đọc về nó, đào sâu về văn hóa, tập tục… ở đây càng thấy thú vị và bị thôi thúc đến đây hơn.

Hẹn gặp bạn ở Sapa – mảnh đất thú vị, ngọt ngào tình yêu của miền núi Tây Bắc!

Lưu