Khám phá chùa Bái Đính Ninh Bình – ngôi chùa nổi tiếng với nhiều “cái nhất”

4465
chùa bái Đính Ninh Bình - điểm du lịch nổi tiếng

Được mệnh danh là ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất, chùa Bái Đính Ninh Bình trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút du khách khi đến với vùng đất cố đô. Không chỉ là một chốn linh thiêng, nơi đây còn gây ấn tưởng bởi kiến trúc hoành tráng, nguy nga và cảnh sắc có một không hai. Vì thế, đây chắc chắn là một điểm đến không thể thiếu trong sổ tay những nơi cần đến của bạn.

Giới thiệu đôi nét về chùa Bái Đính Ninh Bình

Ninh Bình được xem là cố đô của ba triều đại Đinh, Lê và Lý. Đây cũng là những triều đại quan tâm đến Phật giáo nhất. Đó là lý do mà đến nay vùng đất này vẫn còn gìn giữ rất nhiều ngôi chùa linh thiêng, cổ kính, tiêu biểu nhất phải nhắc đến là chùa Bái Đính Ninh Bình.

chùa Bái Đính Ninh Bình
Quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình

Có tuổi đời hơn 1.000 năm, ngôi chùa này có ý nghĩa đối với lịch sử. Là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không chọn để xây dựng tượng Phật và trở thành điểm tu hành sau này. Ngoài ra, đây còn là điểm được vua Đinh Tiên Hoàng chọn lập đàn cầu tế mong đánh thắng giặc, đem lại hòa bình cho nhân dân trước khi dẹp loạn 12 sứ quân.

Đến nay, trong chùa vẫn còn lưu giữ nhiều giấu ấn cũng như chứng tích của Phật giáo Việt Nam dưới các triều đại một thời. Quần thể có diện tích lên tới 1700 ha, bao gồm một ngồi chùa cổ từ xưa rộng 27 ha và một khu chùa mới xây được đưa vào khánh thành từ năm 2003 rộng 80 ha, được chia thành nhiều hạng mục như: cổng Tam Quan nội/ngoại; điện Quan Thế Âm; điện Tam Thế; điện Pháp chủ; Bảo tháp; Tháp chuông… Với công trình kiến trúc kỳ vĩ, nó được coi là ngôi chùa có nhiều “cái nhất” và giữ nhiều kỷ lục nhất của nước ta, sẽ khiến bạn bất ngờ khi đến tham quan.

chùa Bái Đính Ninh Bình
Kiến trúc ngôi chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính Ninh Bình nằm ở đâu, cách di chuyển

Chùa Bái Đính Ninh Bình nằm trên núi Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố 12km và cách Hà Nội tầm 95 km. Để đến đây, bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau, có thể là xe khách, tàu hỏa hoặc xe máy.

chùa Bái Đính Ninh Bình
Có nhiều cách để di chuyển đến chùa Bái Đính

Nếu di chuyển bằng xe khách hay tàu hỏa, bạn dừng ở bến xe, ga Ninh Bình sau đó đi taxi hoặc xe ôm đến chùa. Còn nếu di chuyển bằng xe máy, bạn đến trung tâm rồi có thể đi theo hai cách: Một là đi theo đường vào khu đền Đinh Lê, đến cuối đường thì rẽ phải, đi một đoạn sẽ thấy chùa Bái Đính. Hai là từ núi Kỳ Lân men theo con đường bê tông, sau đó rẽ phải, đi thẳng là tới.

>> Mách bạn: Cách lựa chọn phương tiện di chuyển đến Hà Nội hữu ích nhất

Thời điểm thích hợp để ghé thăm chùa Bái Đính Ninh Bình

Mỗi mùa cố đô sẽ mang những nét đẹp khác nhau vì thế bạn có thể ghé thăm chùa Bái Đính vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình thì có lẽ từ tháng 1 đến tháng 3 (vào xuân) là thời điểm đẹp nhất. Lúc này tiết trời còn ấm áp, bạn có thể kết hợp du xuân lẫn vãn cảnh, đi chùa cầu may. Đặc biệt, còn có cơ hội tham gia các lễ hội lớn ở Tràng An và Bái Đính. Song, cũng cần lưu ý, du khách sẽ đỗ về rất đông nên hãy chú ý nhé!

chùa Bái Đính Ninh Bình
Chùa Bái Đính vào mùa xuân rất đông du khách

Tới chùa Bái Đính Ninh Bình nên tham quan những gì?

Với một quần thể rộng lớn như thế này hẳn sẽ rất khó để khám phá hết. Bạn có thể ưu tiên tham quan một số điểm nổi bật ẩn chứa nhiều câu chuyện truyền thuyết huyền bí như:

Điện Phật Bà, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế

Đây là ba điện nổi bật nhất ở chùa Bái Đính, tất cả đều sở hữu kiến trúc rất quy mô, bề thế mà nhất định bạn phải ghé thăm khi tới du lịch Ninh Bình.

chùa Bái Đính Ninh Bình
Một trong những pho tượng nổi tiếng ở các điện trong chùa Bái Đính

Điện Phật Bà được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, bên trong gồm 7 gian, ở gian giữa có đặt bức tượng Quan Thế Âm nghìn tay bằng đồng dát vàng, cao 10 m, nặng 80 tấn. Điện Pháp Chủ với chất liệu chính là bê tông giả gỗ, với diện tích 1.945 m, gồm 2 tầng. Phía trong thờ tượng Thích Ca Mâu Ni trên tòa sen đúc bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Còn điện Tam Thế là nơi đặt 3 pho tượng Tam Thế Phật bằng đường, tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.

Hang Sáng, hang Tối

Vượt qua 300 bậc đá để tới cổng Tam Quan nằm ở lưng chừng núi. Đi tiếp sẽ thấy một con dốc ở ngã ba, chính là lối dẫn vào hang Sáng, hang Tối – nơi thờ Thần và Phật. Hang sâu khoảng 25 m, rộng 15 m, cao tầm 2 m. Phía trong hang được bố trí ánh đèn, tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo.

chùa Bái Đính Ninh Bình
Bên trong hang

Tới đây, bạn có thể thả hồn trên những chiếc thuyền nhỏ củ người dân địa phương, đi qua hang xuyên thủy kỳ thú cùng ngắm nhìn các khối thạch nhũ do thiên nhiên ban tặng, đẹp mê mẫn.

Đền thờ Thánh Nguyễn

Sau khi tham quan hang Tối, hang Sáng, bạn đi theo hướng lên cổng là vào đền thờ Thánh Nguyễn. Ngôi chùa là một trong những quần thể của chùa Bái Đính Ninh Bình, được xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông. Kiến trúc tổng thể của đền theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần phía trước được thiết kế theo kiểu chữ Nhất, phía sau theo kiểu chữ Công. Bên trong được chạm khắc sinh động với nhiều hình như: hình hoa, hình rồng, hình lân,…

chùa Bái Đính Ninh Bình
Đền thờ Thánh Nguyễn

Tháp chuông – nơi có chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Dù đến du lịch Ninh Bình tự túc hay theo tour, nhất định bạn phải tham quan tháp chuông. Tháp gây ấn tượng bởi kiến trúc hình bát giác có 3 mái cong. Tháp chuông cao 22 m, đường kính 17 m. Bên trong treo chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam. Nó nặng tới 36 tấn, cao gần 7 m, trên thân chuông chạm khắc chữ Hán và hình rồng nổi tinh xảo.

chùa Bái Đính Ninh Bình
Tháp chuông – nơi có chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Giếng Ngọc

Nằm ngay chân núi chùa Bái Đính, giếng Ngọc được ví như hạt ngọc của trời ban cho nơi này. Giếng được xây hình bán nguyệt với đường kính 30 m, sâu tới 30, nước cực kỳ xanh ngắt. Tương truyền, thời xưa thiền sư Nguyễn Minh Không dùng nước ở đây để chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông, từ đó nó trở thành một trong những địa điểm tâm linh.

chùa Bái Đính Ninh Bình
Giếng Ngọc

Bảo tháp chùa Bái Đính

Đây là một công trình nổi bật cũng là nơi trưng bày xá lợi Phật chuyển từ Ấn Độ về. Bảo tháp gồm 13 tầng, chiều cao lên đến 100 m, có trang bị 72 bậc thang và thang máy phục vụ du khách tham quan. Tuy nhiên, nếu muốn vào đây bạn phải mua vé 50.000 VNĐ/lượt.

chùa Bái Đính Ninh Bình
Bảo tháp chùa Bái Đính

Ngoài những điểm này, các bạn có thể tham quan vườn Bồ Đề, hồ Phóng Sinh, chùa Bái Đính cổ. Hoặc các điểm gần chùa Bái Đính Ninh Bình khác như Tràng An, Tam Cốc,…

Một số lưu ý khi khám phá chùa Bái Đính Ninh Bình

  • Vì là một điểm du lịch tâm linh nên bạn hãy lựa chọn những trang phục kín đáo, lịch sự.
  • Chuẩn bị đôi giày thể thao thay vì đôi giày cao gót để bảo vệ đôi chân cũng như dễ di chuyển hơn vì địa hình nhiều đồi núi, dốc.
  • Không nên xoa tay lên các bức tượng, tuyệt đối cấm vẽ, tô lên chúng, thậm chí là những bức tường. Và nhớ bỏ tiền vào hòm để tránh gây mất mỹ quan của chùa.
chùa Bái Đính Ninh Bình
Khi tham quan chùa Bái Đính bạn nên mặc đồ lịch sự
  • Ở chùa Bái Đính Ninh Bình có khá nhiều gian hàng bán đồ lưu niệm và đặc sản cố đô. Nhưng giá có thể cao hơn so với bên ngoài. Vậy nên tốt nhất hãy ghé các khu chợ, quầy hàng địa phương dưới chân núi để mua sẽ được giá rẻ hơn.
  • Nếu đi vào dịp đầu xuân, chú ý bảo vệ tư trang cá nhân, tránh tình trạng móc túi, cướp giật.

>> Xem thêm: Chùa Linh Ẩn – ngôi chùa linh thiêng lớn thứ 2 Đà Lạt

Thông tin chùa Bái Đính Ninh Bình

  • Giờ mở cửa: Từ 6h sáng
  • Giá vé tham quan chùa: Người lớn: 200.000 VNĐ/ người lớn; trẻ em dưới 1m: 100.000 VNĐ/ người.
  • Giá vé các dịch vụ ở chùa: Xe điện: 30.000 VNĐ/người/lượt; vé thăm quan Bảo tháp: 50.000 VNĐ/người; vé hướng dẫn viên: 300.000 VNĐ/tour; vé đi đò là 150.000 VNĐ/lượt.

Chùa Bái Đính Ninh Bình – một công trình lịch sử mang vẻ đẹp hùng vĩ giữa chốn thanh yên trở thành một điểm đến mà du khách gần xa ai cũng muốn ghé thăm. Nếu có dịp về với cố đô Hoa Lư bạn đừng quên dừng chân khám phá nhé!

Lưu