Đi tìm về Nghề truyền thống ở Cát Cát – Sapa ( Phần 1 ).

3306
thổ cẩm Cát Cát Sapa
Nghề truyền thống ở Sapa

Câu chuyện nghề truyền thống là một câu chuyện không mới ở các làng nghề Việt Nam… Vậy bạn có phải là một người “hoài cổ” không, nếu không phải, bạn có “bàng quang” tới mức đi lướt qua hình ảnh những người phụ nữ say sưa ngồi thêu thùa, se sợi bên hiên nhà, an yên trong trời miền cao lãng đãng ở Cát Cát – SapaDù bạn dừng lại để hiểu về một nghề đẹp của đồng bào dân tộc Mông hay bỏ qua nó thì nghề này vốn luôn có rất nhiều điều thú vị.Cát Cát khó phân định ranh giới giữa việc giữ nghề truyền thống để làm du lịch và giữ nghề truyền nối thuần túy trong gia đình, bởi đồng bào dân tộc ở đây họ thật sự đã thổi được cái “hồn” của văn hóa bản địa vào sự tinh túy của nghề…

dẹt vải ở Cát Cát - Sapa
Người phụ nữ H’mông chăm chú tỉ mẫn với từng nhịp dệt

Nghề se lanh, dệt vải của bà con dân tộc “H’Mông”ở Cát Cát Sapa.

Chỉ nói ngắn gọn trong cụm từ “se lanh, dệt vải” nhưng sự kì công nằm ở từng công đoạn nhỏ nhất: xuất phát điểm phải kể đến giống cây lanh, là loại cây trồng phổ biến ở nơi đây, cũng không rõ cây lanh có từ khi nào, vì sao bà con dân tộc lại phát hiện ra loài cây này có thể dệt thành vải? Hoặc cũng có thể, đó chính là giống cây mà tổ tiên của họ đã mang theo trong quá trình di cư, khó có sự lí giải nào thỏa đáng, chỉ khi nào bạn có nhu cầu tìm hiểu đến tận cùng quá trình làm ra một sợi tơ từ cây lanh thì trí tưởng tượng của bạn mới vượt thời gian và có câu trả lời thỏa đáng cho điều đó theo cách của riêng mình, còn bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu quá trình làm ra một sợi tơ từ cây lanh của đồng bào dân tộc Mông ở Cát Cát – Sapa nhé.

MUỐN ĐẾN VỚI CÁT CÁT – BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO DỊCH VỤ CHO THUÊ XE Ô TÔ CHẤT LƯỢNG Ở SAPA TẠI ĐÂY!

Việc đầu tiên phụ nữ Mông làm là thu hoạch cây lanh và được phơi thành những đụm to ở bất cứ khoảng đất rộng nào.

thu hoạch cây lanh ở Sapa
Những cây lanh được bó thành đụm phơi giữa đồng

Khi lanh đã đủ khô được mang về nhà, tước vỏ… Công đoạn này tưởng như đơn giản, nhưng cũng yêu cầu sự tỉ mỉ, phải tước cẩn thận để sợi lanh liền mạch, nếu sợi lanh thô bị đứt đoạn thì khó khăn hơn trong khâu nối sợi tiếp theo. Người phụ nữ Mông phải giã lanh và nối sợi, đây là công đoạn vất vả và tốn nhiều công sức nhất, giã sao cho mềm sợi, rồi tỉ mẩn nối những sợi lanh sao cho đều và đẹp…Nếu không yêu công việc này, không tìm thấy niềm yêu thích ngoài thói quen, thì khó có thể hoàn thành công việc.

> > Xem các tour trọn gói du lịch Sapa, có thể bạn cần:

giã lanh nối sợi ở Sapa
Công đoạn giã cây lanh, nối sợi

Quy trình tạo ra sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng ở Cát Cát – Sapa

Bạn có tự hỏi, ở thị trấn sương mù Sapa, nơi bản làng Cát Cát, những người phụ nữ thuần phác, không bon chen thương trường, cuộc sống không có nhiều bóng dáng của công nghệ cao, họ thường làm gì để chăm lo cuộc sống, làm gì trong một ngày thường nhật?

Chuẩn bị cho dệt  thổ cẩm ở Cát Cát – Sapa

Đến đây rồi bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Mông bản Cát Cát – Sapa này se sợi bằng tay, thoăn thoắt, chăm chú, khéo léo… Sợi lanh được cuộn thành từng búi nhỏ ở tay, họ làm mọi lúc mọi nơi, tranh thủ lúc trên đường lên nương, xuống chợ hay bất kì khi nào, “miệng nói tay làm”, “miệng cười tay se” chính là phụ nữ Mông đấy bạn nhé.

Người đồng bào se từng sợi lanh nhỏ bằng tay

Sau khi se và nối sợi bằng tay, sợi được đưa lên guồng se tiếp một lần nữa rồi cho vào guồng thu sợi, công đoạn này nhằm tạo ra một sợi lanh “tinh chất”khác với sợi lanh thô ban đầu, để chuẩn bị cho công đoạn dệt vải.

Dệt vải, dệt lanh tạo nên sản phẩm thổ cẩm là nét đặc trưng, là vẻ đẹp của Sapa. Những món quà khăn, mũ, váy, áo… thổ cẩm là những món quà ý nghĩa khi đến Sapa. Và các bạn có thể tham khảo thêm bài viết này để biết Đến Sapa nên mua gì về làm quà!

se sợi bằng guồng ở Sapa
Người thợ se sợi bằng chiếc guồng đơn sơ.

Nét tinh tế trong thành phẩm của nghề truyền thống ở Cát Cát – Sapa

Qua các công đoạn sơ chế, sợi lanh có màu trắng, mịn, dai và tiếp tục lăn mỏng, phẳng hơn, sau đó được xếp thành con chỉ dệt và dệt thành vải.

Để tạo hoa văn, họa tiết, người Mông Sapa thường dùng kỹ thuật vẽ sáp ong do những người lớn tuổi có kinh nghiệm lâu năm thực hiện. Sáp ong được đun trên bếp lửa cho nóng chảy, người thợ dùng bút vẽ có cán bằng gỗ, ngòi bằng đồng nhúng vào sáp nóng và vẽ lên vải. Chất “mực” đặc biệt này vẽ đến đâu khô đến đó, hoa văn ăn vào từng thớ vải. Việc vẽ sáp ong là nhằm ngăn màu chàm nhuốm vào vải, bởi khi nhuộm xong, vải được đem ngâm trong nước nóng, lúc này sáp ong sẽ chảy ra và để lộ những họa tiết hoa văn. Về với Cát Cát hay bản Tả Phìn, bạn được trải nghiệm với việc nung và vẽ sáp ong này.

THAM KHẢO: NHỮNG HOMESTAY YÊN BÌNH VỚI VIEW ĐẸP MÊ LI CHO BẠN Ở CÁT CÁT

 Chàm cắt về, người dân Mông Sapa đem vò nát để lấy nước. Thứ nước cốt đó được đổ vào thùng gỗ thông, qua một lớp tro bếp để trong bao tải rồi pha thêm nước ngâm khoảng 1 tuần. Theo kinh nghiệm của đồng bào Mông các khu vực bản làng Sapa phải có tro bếp thì chàm mới giữ màu được lâu, không phai.

chàm nhuộm vải thổ cẩm sapa
Thùng chứa chàm nhuộm vải thổ cẩm Sapa

Sau nhuộm chàm, phơi khô, chuyển sang công đoạn mài bóng vải: vải được đặt trên một miếng gỗ và mài bằng một tấm đá. Để tạo độ trơn khi mài, người ta bôi sáp ong lên vải. Đôi chân người phụ nữ khéo léo đẩy đi đẩy lại tấm đá, khi vải sáng bóng lên là được. Những tấm vải này dùng để làm áo khoác ngoài cho đàn ông và vạt áo trước cho phụ nữ với ưu điểm đẹp và rất bền.

Công đoạn lăn đá cho vãi mịn mượt

Nếu bạn đã kiên trì đọc tới công đoạn cuối cùng để tạo nên một tấm vải có hoa văn, họa tiết được dệt từ sợi lanh của bà con dân tộc Mông thì ắt hẳn bạn cũng muốn một lần được “sở mục thị” quy trình làm ra mảnh vải, để thấm sự cần mẫn và tinh xảo của phụ nữ Mông ở Cát Cát – Sapa, cảm nhận của bạn sẽ “thật” hơn khi được “ngửi” mùi vải mới dệt, và được khoác trên mình một sản phẩm bất kì của bà con dân tộc nơi đây: một chiếc khăn, một chiếc áo, hay chỉ là một chiếc khăn tay thô mộc đã nhuốm màu chàm…

thổ cẩm Cát Cát Sapa
Nghề truyền thống ở Sapa

Tìm hiểu về cái hồn, cái tinh túy của những sản phẩm thổ cẩm được những người phụ nữ Mông ở bản Cát Cát, Sapa tạo nên, hẳn bạn cũng sẻ muốn sở hữu một sản phẩm cho mình?!

Sau mỗi vuông vải là những đôi bàn tay tận tụy, nếu bạn cũng cảm thấy “biết ơn” đứa con tinh thần này của phụ nữ Mông, thì nhớ tiêu dùng thông minh khi Du lịch Sapa nhé, tránh mua những sản phẩm “made in China” lẫn lộn trong đám hàng hóa, “tẩy chay” những sản phẩm công nghiệp giá rẻ cũng là một cách để giúp bà con dân tộc nơi đây bảo tồn giá trị truyền thống của mình, bởi đứng trước làn sóng của cơ chế thị trường, sức ảnh hưởng của những người lao động chân phương luôn bị yếu thế, chỉ bằng cách ủng hộ những sản phẩm mộc mạc thủ công truyền thống, mới là cách “du lịch thông thái”. Nếu bạn cũng như mình, trân trọng công sức, sự tỷ mỷ của những người mẹ, người chị H’mông làm nên từng sản phẩm thổ cẩm tinh túy, thì đừng bỏ qua trải nghiệm về nghề “se lanh dệt vải” ở Cát Cát – Sapa nhé, bạn sẽ không bị thất vọng đâu.

Lưu