Tây Côn Lĩnh nổi tiếng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của các phượt thủ Hà Giang. Tại đây, du khách sẽ có được những trải nghiệm vô cùng thú vị trên đỉnh núi cao 2000 mét. Cùng Du Lịch Khám Phá 24 tìm hiểu tất tần tật về đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà Đông Bắc của Việt Nam này nhé!
MỤC LỤC
- 1 Giới thiệu đôi nét về dãy núi Tây Côn Lĩnh
- 2 Nên đến núi Tây Côn Lĩnh vào thời gian nào?
- 3 Đến dãy Tây Côn Lĩnh bằng phương tiện nào?
- 4 Hành trình chinh phục đỉnh núi Tây Côn Lĩnh
- 5 Làm gì khi đến núi Tây Côn Lĩnh Hà Giang?
- 6 Ăn gì và ở đâu khi đến Tây Côn Lĩnh?
- 7 Lưu ý quan trọng khi du lịch Tây Côn Lĩnh
Giới thiệu đôi nét về dãy núi Tây Côn Lĩnh
Tây Côn Lĩnh thuộc hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang. Ngọn núi tự hào có độ cao 2428 m và được coi là linh thiêng của cộng đồng dân tộc La Chí.
Đỉnh núi này không cao bằng đỉnh Phanxipăng nhưng đường đi hiểm trở, gập ghềnh, rậm rạp, sâu hơn rất nhiều. Hành trình lên đỉnh núi sẽ mang lại cho bạn rất nhiều điều tuyệt vời bởi không gian và cảnh quan tuyệt đẹp.
Tại đây sở hữu thảm thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Khu rừng nguyên sinh với nhiều loài cây và động vật quý, đông đảo chim chóc hội tụ,… Tất cả tạo nên một sức hút độc đáo thu hút đông đảo khách du lịch Hà Giang.
Dãy núi Tây Côn Lĩnh này còn là nơi sinh sống của khoảng 200 gia đình người dân tộc Cờ Lao, một nhóm nhỏ trong số 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Làm ruộng là một phần cuộc sống của người Cờ Lao ở nông thôn.
Tất cả các thành viên trong gia đình bao gồm cả những đứa trẻ cùng nhau làm việc. Từ trồng lúa đến thu hoạch ngô và trà, để kiếm sống qua ngày. Cuộc sống của người dân địa phương tuy vất vả nhưng trên môi họ luôn nở nụ cười.
Nên đến núi Tây Côn Lĩnh vào thời gian nào?
Thời tiết tại dãy núi này giảm dần theo độ cao, càng lên đỉnh núi nhiệt độ càng giảm và thời tiết càng lạnh. Quanh năm đỉnh núi chìm trong thời tiết lạnh giá và được bao phủ bởi sương mù.
Thời điểm lý tưởng nhất để leo núi là vào mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 9 và kết thúc vào tháng 4. Bạn có thể thưởng thức trọn vẹn những thửa ruộng bậc thang vàng óng vào mùa thu. Mùa nước đổ vào tháng 4 hay hoa đỗ quyên đỏ rực vào đầu xuân.
Bạn nên tránh đến chinh phục đỉnh núi trong mùa lũ. Đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 9, lúc này ở khu vực này thường xuyên xuất hiện rất nhiều rắn.
Đến dãy Tây Côn Lĩnh bằng phương tiện nào?
Dãy núi nằm dọc theo dãy núi sông Chảy. Trải dài các huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên. Đỉnh núi nằm cách thị xã Hà Giang, thủ phủ của tỉnh cùng tên 46 km. Để đến nóc nhà Đông Bắc này bạn sẽ mất khoảng 2 ngày và di chuyển qua hai phương tiện chính là xe khách và xe máy.
+ Xe khách
Vì tuyến đường đến núi Tây Côn Lĩnh ít người qua lại nên không có nhiều xe khách đưa đón chạy qua. Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể tham khảo các nhà xe Ngọc Cường, Cầu Mễ, Quang Nghị, Quang Giang hay Đăng Quang để đi đến Thành phố Hà Giang.
Từ trung tâm thành phố, bạn tiếp tục hành trình đến cửa khẩu Thanh Thủy và ngã ba Xín Chải. Từ khu vực ngã ba, bạn hãy hỏi thăm người dân xung quanh để được hướng dẫn đường đến chân núi.
Trong đó, xe máy là phương tiện duy nhất có sẵn từ Hoàng Su Phì đến dãy núi Tây Côn Lĩnh nổi tiếng của Hà Giang này.
+ Xe máy
Nếu thích mạo hiểm hơn, bạn có thể di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội đến thẳng chân núi. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những bạn vững tay lái, vì đường đèo núi rất nguy hiểm với những khúc cua gấp.
Đặc biệt đối với những người lần đầu tiên chưa quen với tuyến đường thì càng nguy hiểm hơn. Nếu bạn mới đến nóc nhà Đông Bắc Việt Nam lần đầu, hãy tìm một hướng dẫn viên am hiểu. Hướng dẫn viên sẽ chở bạn bằng xe máy đến tận nơi bạn muốn.
>>> Gợi ý: Thuê Xe Máy Hà Giang VÀ NHỮNG ĐỊA CHỈ UY TÍN NHẤT
Hành trình chinh phục đỉnh núi Tây Côn Lĩnh
Chặng đường đến với đỉnh núi nổi tiếng Hà Giang này vô cùng gian nan. Nhưng lại mang đến những trải nghiệm mới mẻ và tuyệt vời mà khó có nơi nào có được. Để chinh phục đỉnh núi này, bạn cần đi xe máy và đi bộ qua ba chặng đường:
Từ bản Nậm Hồng di chuyển đến đỉnh núi
Để đến chân núi Tây Côn Lĩnh, bạn cần di chuyển từ bản Nậm Hồng. Quãng đường di chuyển sẽ đi qua Nậm Hồng, Nậm Ty, Nậm Dịch, Bản Nhùng, Bản Chè và Túng Sáng. Quãng đường này sở hữu vẻ đẹp như tranh vẽ, khiến bạn mê mẩn và ngắm nhìn không rời mắt.
Tuy nhiên, ở Bản Nhùng, đường bắt đầu trở nên gập ghềnh và khó đi hơn. Ở khu vực này, bạn sẽ phải đi qua một đoạn đường đất đá lởm chởm. Đặc biệt là vào mùa mưa sẽ trở thành vũng bùn, rất khó di chuyển. Vì thế, bạn không nên đến đây vào mùa mưa.
Ngoài ra, khi di chuyển ở những con đường này, bạn nên lựa chọn dòng xe cào cào. Hoặc các dòng xe phân khối lớn, có gầm cao và máy khỏe. Nhằm hỗ trợ vượt qua những đoạn đường trắc trở dễ dàng và an toàn hơn.
Đoạn đường từ bản Nậm Hồng đến chân núi khoảng 54 km. Tại chân núi Tây Côn Lĩnh, bạn còn có thể bắt gặp một số ngôi nhà của người Mông. Nếu không biết đường bạn có thể hỏi thăm đường đi từ người dân quanh đây.
Đi bộ băng rừng vào lán nghỉ ngơi
Khi đến chân núi, bạn sẽ phải gửi xe lại và tiếp tục hành trình bằng đôi chân của mình. Bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ để vào đến lán. Ở hành trình này, con đường đến Tây Côn Lĩnh sẽ nguy hiểm hơn với đá lởm chởm và rêu phủ đầy. Nhất là trong mùa nước lên, đường đi trơn rất dễ trượt chân xuống suối.
Hành trình đi bộ xuyên rừng đến Tây Côn Lĩnh sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị, ý nghĩa. Bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cây thảo quả. Bắt gặp những cây gỗ quý Pơ mu nổi tiếng. Tận hưởng không gian tĩnh lặng mà thiên nhiên ban tặng.
Sau khi băng rừng, bạn sẽ đến được chiếc lán nghỉ ngơi ở độ cao khoảng 1848m. Đây là một ngôi nhà nhỏ của người Mông dựng làm trạm dừng chân khi đi hái thảo quả.
Lán được xây dựng từ những miếng ván ghép lại nhưng rất chắc chắn và kín gió. Bên trong có đầy đủ các dụng cụ sinh hoạt cần thiết. Bạn có thể nấu ăn và nghỉ qua đêm tại đây. Khu vực này cũng có khá nhiều bọ sát và côn trùng, vì thế không nên ra ngoài vào ban đêm ở đây.
Leo lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh
Sau khi nghỉ ngơi một đêm tại lán, bạn có thể tiếp tục hành trình chinh phục nóc nhà Đông Bắc. Hành trình này kéo dài cũng khoảng 2 tiếng leo núi. Càng lên cao, bạn càng cảm nhận được cái lạnh của vùng núi.
Đặc biệt, trong hành trình leo lên đỉnh, bạn sẽ được thấy hoa chè phủ đầy mặt đất. Bên cạnh đó là những cây nấm Ngọc Cẩu thường được dùng để ngâm rượu.
Không gian xung quanh bạn được bao bọc bởi màu xanh của thiên nhiên mát mắt, mang đến một sự cuốn hút mới lạ cho mỗi du khách.
Đặc biệt, trong hành trình lên đỉnh núi, bạn phải trải qua một con dốc dựng đứng khi gần đến đỉnh. Lúc này nếu gặp nắng thời tiết sẽ trở nên ấm áp và dễ chịu hơn. Và bạn sẽ dần cảm nhận được cảm giác vui sướng khi chinh phục được đỉnh núi cao hơn 2400m.
Làm gì khi đến núi Tây Côn Lĩnh Hà Giang?
Du lịch đến nóc nhà Đông Dương là một hành trình mạo hiểm. Đến đây, bạn không chỉ được trải nghiệm cảm giác chinh phục một đỉnh núi cao hơn 2000m. Được chụp ảnh lưu lại dấu chân kỷ niệm tại nóc nhà Đông Bắc. Mà còn có thể tham quan rất nhiều hoạt động thú vị ở nóc nhà Đông Bắc này:
– Khám phá ngôi nhà rêu phong của người Dao
Những ngôi nhà rêu phong của người Dao là một trong những nét đặc sắc của đỉnh núi Tây Côn Lĩnh.
Những ngôi nhà sàn nằm ở thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến trên đỉnh núi mù sương. Mái của mỗi ngôi nhà được làm từ hàng nghìn chiếc lá cọ. Sau hàng chục năm, những mái nhà đã bị rêu xanh bao phủ.
Đến với Xà Phìn, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức văn hóa dân tộc Dao. Ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp và trò chuyện với những cư dân địa phương cũng thân thiện.
– Thưởng trà Shan Tuyết núi Tây Côn Lĩnh
Nằm ở độ cao hơn 2000m so với mực nước biển, vườn chè Shan Tuyết là một kỳ quan đáng chiêm ngưỡng của đỉnh núi. Sau khi vượt qua cổng trời Hoàng Su Phì, bạn sẽ thấy rất nhiều cây chè cao ngang đầu.
Bạn có thể dừng chân tại khu rừng chè cổ thụ thuộc xã Hồ Thầu. Ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, bạn có thể chiêm ngưỡng chè bạt ngàn cao vút, lá cay xè. Mỗi sáng sớm, những người phụ nữ Dao, Mông trèo lên những ngọn cây cao để hái những búp chè ngon nhất.
Theo truyền thống, việc hái chè được dành cho phụ nữ do người ta tin rằng bàn tay mềm mại của họ sẽ giúp việc thu hoạch cây không gây đau đớn. Đồng thời giúp cây nhanh chóng mọc ra những nhánh mới.
Đến với đỉnh núi này, bạn sẽ có cơ hội gồi dưới gốc chè cổ thưởng trà Shan Tuyết nổi tiếng. Cũng như nghe được những câu chuyện thú vị về dãy núi Tây Côn Lĩnh được người dân địa phương kể lại.
– Tham quan nghĩa địa Tây tại thôn Trúng Phúng
Nghĩa địa Tây tọa lạc tại thôn Trúng Phúng, cách trung tâm xã Tùng Sán, Hoàng Su Phì khoảng 7 km. Đây là nơi chôn cất 24 lính Tây trong vụ rơi máy bay quân sự năm 1947 trên đỉnh núi ở độ cao 2000m này.
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng khi đến đây bạn không thấy sự trống trải, hoang vắng của một vùng đất xa lạ giữa cuộc sống vùng cao. Mà thay vào đó là một nghĩa trang sạch sẽ với 24 ngôi mộ, chia thành hai hàng.
Nghĩa địa là một khu đất rộng rãi, hiếm hoi trên đỉnh núi, nhưng người dân địa phương không tận dụng đất để canh tác. Họ dành phần đất để những người lính kém may mắn được yên nghỉ. Như cách họ tôn trọng thế giới bên kia của những người thân yêu.
>>> Gợi ý: Du lịch Hoàng Su Phì Hà Giang – Nơi có ruộng bậc thang đẹp mê hồn
Chiêm ngưỡng cá hồi bơi lội trên đỉnh Xà Phìn
Nếu bạn đi từ huyện Vị Xuyên đến Tây Côn Lĩnh, vùng nuôi cá hồi xứ lạnh trên núi Xà Phìn, xã Phương Tiến là điểm rất đáng để dừng chân sau nhiều đoạn dốc dựng đứng và những khúc cua tử thần.
Ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, đây là nơi có dòng nước lạnh chảy qua các con suối, qua các ngôi làng. Đồng thời cũng là môi trường sống lý tưởng cho loài cá hồi Bắc Âu sinh sống.
Ao cá nằm bên phải con đường, giữa một bên là vách núi dựng đứng, một bên là thác đổ xuống vực sâu thăm thẳm. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hàng ngàn con cá hồi bơi lội trên đỉnh Xà Phìn.
– Ngắm nhìn vẻ đẹp độc đáo của ruộng bậc thang
Khi đi du lịch Hà Giang thì chắc chắn không thể bỏ qua ruộng bậc thang, một trong những điểm nổi tiếng nhất của vùng Tây Bắc. Trong hành trình đến đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, bạn có thể thoải mái thưởng thức vẻ đẹp của rất nhiều ruộng bậc thang.
Ruộng bậc thang này đều là của người dân tộc sinh sống ở khu vực Bản Phùng, Thông Nguyên hay Hồ Thầu,… Dù bạn đến đỉnh núi vào thời gian nào thì những ruộng bậc thang này đều rất đẹp.
Mùa xuân thì ruộng bậc thang được bao phủ bởi một gam màu xanh mướt. Những ngày thu thì ruộng trở nên vàng óng ả vô cùng nổi bật. Tất cả đều rất cuốn hút khiến bạn yêu thích chụp ảnh mãi không rời.
– Khám phá cánh rừng nguyên sinh đại ngàn
Đến với nóc nhà Đông Bắc thì bạn không thể bỏ qua được cánh rừng nguyên sinh nổi tiếng ở Tây Côn Lĩnh. Cánh rừng này là địa điểm cư trú của vô vàn các loại cây cổ thụ nổi tiếng. Bên cạnh đó là những lá cây thân thảo và cây lau.
Hệ sinh thái động thực vật tại đây rất đa dạng, phong phú. Nhất là rất nhiều loài hoa lạ kích thích sự tìm tòi của các du khách. Vẻ đẹp của rừng nguyên sinh tạo nên một bức tranh vô cùng sống động và thơ mộng.
Ăn gì và ở đâu khi đến Tây Côn Lĩnh?
Dãy núi độc đáo này là một điểm đến hấp dẫn, đến đây, bạn có thể lựa chọn nghỉ ngơi tại các homestay hoặc bungalow như:
- Kinh Homestay
- Dao Homestay
- Hoàng Su Phì Bungalow
Trong chuyến tham quan đỉnh núi này, bạn có thể sẽ được qua đêm trong một chiếc lán của người Mông ở độ cao 1.848m.
Món ăn ở đây đa số là các món ăn địa phương. Nổi bật trong đó là cơm tự nấu với các món đặc sản như gà đồi, lợn rừng, rau rừng, rượu dê, rượu ngô.
>>> Gợi ý: Kinh nghiệm du lịch cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang như người bản địa
Lưu ý quan trọng khi du lịch Tây Côn Lĩnh
Được mệnh danh là nóc nhà của vùng Đông Bắc, tuy nhiên đỉnh núi này không quá đông đúc. Do ít khách du lịch, tuyến đường có thể giống như mê cung và khó tìm. Vì thế, bạn hãy chú ý đến một số vấn đề sau nếu muốn tham quan nóc nhà Đông Bắc của Việt Nam này.
- Đỉnh núi này còn được người dân địa phương coi là địa danh tâm linh của cộng đồng dân tộc với nhiều vụ mất tích bí ẩn. Vì vậy, bạn hãy đi theo đoàn đông người. Hoặc thuê một hướng dẫn viên có kinh nghiệm để hướng dẫn trong quá trình khám phá dãy núi.
- Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh tuy không quá cao nhưng đường đi quanh co, gập ghềnh đá. Hãy mang theo các thiết bị thích hợp như gậy leo núi, đèn pin, ba lô chống nước, ủng hoặc giày phù hợp nhằm đề phòng nguy hiểm.
- Thuốc chống côn trùng, chống muỗi, dụng cụ y tế, đồ ăn nhẹ và nước uống là những vật dụng không thể thiếu trong hành trình chinh phục đỉnh núi này.
- Ở độ cao hơn 2000m, nhiệt độ trên đỉnh núi sẽ giảm nhanh nên hãy chuẩn bị trang phục đầy đủ và phù hợp. Bạn cần chú ý chuẩn bị cả găng tay và mũ rộng vành.
Kinh nghiệm leo đỉnh Tây Côn Lĩnh luôn rất quan trọng đối với bất kỳ mọi du khách. Bởi hành trình chinh phục đỉnh núi này luôn có rất nhiều gian nan và thử thách. Vì thế, đừng bỏ qua bất kỳ thông tin nào mà Du Lịch Khám Phá 24 giới thiệu đến bạn trên đây nhé!
Thảo – dulichkhampha24.com