Chùa Cổ Lễ – Tìm hiểu về ngôi chùa nổi tiếng Nam Định

727
Chùa Cổ Lễ Nam Định
Chùa Cổ Lễ – Tìm hiểu về ngôi chùa nổi tiếng Nam Định

Khi đặt chân lên mảnh đất  Nam Định, bạn đừng bỏ lỡ chuyến khám phá chùa Cổ Lễ – ngôi chùa thờ Phật nhưng mang nhiều nét kiến trúc độc đáo, nguy nga của những thánh đường Công giáo. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch tâm linh đến đây. Thì xem ngày những thông tin Dulichkhampha24.com chia sẻ dưới đây nhé!.

Giới thiệu về chùa Cổ Lễ – Những thông tin cần biết

Dulichkhampha24.com sẽ thuyết minh về chùa Cổ Lễ để hiểu hơn về ngôi chùa này. Với bề dày lịch sử, kiến trúc và giá trị văn hóa dân tộc. Chùa không chỉ là một di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Nam Định mà còn của cả nước.

+ Chùa Cổ Lễ ở đâu?

Chùa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Đây không chỉ là ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Nam Định mà còn là di tích lịch sử của Việt Nam. Chùa tên là Thần Quang Tự.

Chùa Cổ Lễ
Ngôi chùa cổ này là di tích lịch sử của Việt Nam

Chùa đãđược Bộ Văn hóa xếp hạng “Di tích lịch sử quốc gia” vào ngày 18/01/1988. Đồng thời, cổ tự này cũng là trụ sở Phật giáo huyện Trực Ninh và cơ sở trường Phật học tỉnh Nam Định.

Vào mỗi dịp lễ Tết hay mùng 1 và 15 hàng tháng, chùa trở thành điểm đến tâm linh của người dân địa phương và du khách phương xa đến viếng chùa, cầu bình an.

+ Chùa cổ Lễ Nam Định thờ ai?

Chùa thờ Đức Phật và Thiền sư Nguyễn Minh Không. Đây là vị Thánh Tổ có công xây dựng chùa vào thời Lý (vào thế kỷ XII). 

Thiền sư Minh Không tên là Nguyễn Chí Thành, quê quán ở làng Đàm Xá, Trường Yên. Nay là xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông là một danh sư và là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam.

Chùa cổ Lễ Nam Định thờ ai
Chùa thờ Đức Phật và Thiền sư Nguyễn Minh Không

Với nhiều phép lạ, ông thường đi khắp nơi chữa bệnh cứu người và từng cứu vua Lý Thần Tông khỏi bệnh nan y nên được vua phong là Lý Quốc Sư. Cùng với thiền sư Giác Hải và thiền sư Từ Đạo Hạnh, ông được coi là một trong Nam Thiên tam thánh tổ.

+ Số điện thoại, giờ mở cửa chùa

  • Điện thoại BQL Chùa Cổ Lễ: 0228.3881051 
  • Địa chỉ: Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Việt Nam.
Giới thiệu về chùa Cổ Lễ
Chùa mở cửa phục vụ du khách tham quan vào tất cả các ngày
  • Giờ mở cửa: Chùa  mở cửa phục vụ du khách tham quan, chiêm bái và tìm hiểu từ 06:30 – 18:00. 
  • Lịch hoạt động của Chùa tất cả các ngày, kể cả ngày Lễ, Tết, từ Thứ Hai đến Chủ nhật.

Lịch sử chùa Cổ Lễ và kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa

Đây là quần thể kiến trúc Phật giáo độc đáo ở Nam Định cũng như vùng châu thổ sông Hồng. Với lối kiến trúc độc đáo mang trong mình vẻ uy nghi trang nghiêm của một văn tự cổ kính ngàn năm tuổi.

Chùa Cổ Lễ được xây dựng vào năm nào?

Được xây dựng vào thế kỷ XII, chùa còn có tên gọi khác là chùa Thần Quang. Trải qua quá trình trùng tu, tôn tạo, ngôi chùa đã có diện mạo, sắc thái riêng.

Trong đó, đặc biệt nổi bật là cảnh quan kiến trúc độc đáo, mang yếu tố “Thiền môn trên nền văn hóa dân tộc, Đông Tây kết hợp”

Chùa Cổ Lễ được xây dựng vào năm nào?
Năm 1902, trụ trì Phạm Quang Tuyên đã đến đây thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc Gothic

Di tích lịch sử Chùa Cổ Lễ được xây dựng vào thời Lý Trần Tông do quốc sư Nguyễn Minh Không xây dựng để thờ Phật. Ngôi chùa đầu tiên được xây dựng bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ kính. Tuy nhiên, ngôi chùa sau đó đã bị phá bỏ. 

Năm 1902, trụ trì Phạm Quang Tuyên đã đến đây thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc “Nhật Thực lâu đài” với lối kiến trúc Gothic tương tự như kiến trúc của nhà thờ Công Giáo.

lịch sử chùa Cổ LLễ
Hình ảnh chùa từ trên cao

Sau đó, chùa được trùng tu nhiều lần bằng gạch, mật mía, vôi vữa, giấy dó để tạo nên một công trình kiên cố. Hiện nay, Thượng tọa Thích Tâm Vượng trụ trì chùa Cổ Lễ.

Chùa đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc như xưa. Vì vậy, đây là công trình thờ Phật nhưng đồng thời cũng mang dáng dấp của một thánh đường Công giáo.

Kiến trúc chùa Cổ Lễ có gì đặc biệt?

Tổng quan khuôn viên chùa gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau. Trải rộng theo hướng đông tây như: cổng chùa, tháp Cửu phẩm liên hoa, cầu, Tam quan, Phật hội, hội quán, Phủ Mẫu, chùa chính, đền thờ Trần Hưng Đạo (Linh Quang Tự), nhà tổ, nhà khách, tăng phòng, Pháp đường, gác chuông “Kim Chung Bảo Các”…

Các hạng mục của khu di tích khác biệt so với các công trình văn hóa tâm linh khác ở Việt Nam. Bởi sự kết hợp khéo léo giữa các yếu tố kiến trúc truyền thống với kiến trúc Gothic châu Âu.

Kiến trúc chùa Cổ Lễ có gì đặc biệt?
Đây là công trình nhưng mang dáng dấp của một thánh đường Công giáo

Chùa Cổ Lễ có phong cảnh hữu tình, có sông hồ nhỏ bao quanh. Tuy ngôi chùa kết cấu “Tiền Phật, hậu Thánh” nhưng lại mang dáng dấp như một thánh đường Công giáo. 

Chùa cao gần 30m, kết cấu mái vòm kiên cố. Trên trần nhà là những bức bích họa rực rỡ tạo nên một công trình kiến trúc vừa hiện đại, vừa cổ kính, trang trọng.

Giá vé vào cửa tham quan chùa Cổ Lễ ở Nam Định

Hiện chùa không thu vé vào cổng. Không chỉ Cổ Lễ mà hầu hết các đền, chùa đều không thu vé, mở cửa tự do cho tất cả mọi người.

Giá vé vào cửa tham quan chùa Cổ Lễ ở Nam Định
Chùa không thu vé, mở cửa tự do cho tất cả mọi người

Trong chùa tất nhiên sẽ có mua bán. Nếu muốn mau đồ cúng bái bạn có thể hỏi các quán ven đường hoặc mấy sạp nhỏ gần chùa nhé!

>> Xem thêm: Khám phá nhà thờ đổ Hải Lý – Chứng tích bị bào mòn qua năm tháng

Cách di chuyển đến chùa Cổ Lễ

Chùa nằm cách Hà Nội khoảng 100km nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây. 

– Đường đi từ Hà Nội tới chùa

Bắt đầu đi từ thủ đô Hà Nội đi về hướng CT20 và đi dọc theo con đường này. Tại ngã tư Liêm Tuyền, rẽ phải và đi theo biển báo Phủ Lý/Nam Định/Thái Bình. Tiếp tục chạy thêm 50km theo quốc lộ 1A bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn để vào chùa Cổ Lễ.

Cách di chuyển đến chùa Cổ Lễ
Hướng dẫn di chuyển từ Hà Nội tới chùa

Đi trên đường cao tốc, bạn nhớ kiểm tra xe trước khi đi, đổ đầy bình xăng và một ít nước, đồ ăn nhẹ. Nếu không biết đường, đừng lo, hãy bật định vị và đi theo chỉ dẫn của Google Maps để chủ động hơn.

– Phương tiện di chuyển tới chùa phù hợp

Để đi tới Chùa Cổ Lễ, bạn có thể sử dụng các phương tiện sau: Di chuyển tự túc bằng xe máy hay thuê xe du lịch, hoặc đón xe khách các tuyến đi Nam Định từ bến xe Giáp Bát,…

Cách di chuyển đến chùa Cổ Lễ
Di chuyển tự túc bằng xe máy tới chùa dễ dàng

Kinh nghiệm nên tham quan chùa Cổ Lễ vào thời gian nào?

Theo kinh nghiệm du lịch Nam Định thì hàng năm vào ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch, lễ hội chùa Cổ Lễ được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian vui nhộn. Trò chơi rước Phật, đấu vật, cờ người… được chờ đợi nhất. 

Lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không, ông tổ nghề đúc đồng. Với người dân, lễ hội này được ví như cái Tết thứ hai trong năm.

Kinh nghiệm nên tham quan chùa Cổ Lễ vào thời gian nào?
Vào ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch, lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra nhộn nhịp

Đến với lễ hội này, mỗi người không chỉ được chiêm ngưỡng những chi tiết tâm linh của Phật giáo mà còn được chiêm ngưỡng những nghi lễ văn hóa truyền thống của dân tộc.

Điển hình như lễ rước Phật, hội vật, cờ người…, đặc biệt là hội thi bơi chải truyền thống được tổ chức cạnh chùa.

Review chùa Cổ Lễ ở Nam Định có gì đáng để tham quan, trải nghiệm?

Ngôi chùa là nơi thờ Phật và thiền sư Nguyễn Minh Không, nhưng pha trộn vẻ đẹp lộng lẫy của một thánh đường Công giáo. Chùa tọa lạc trên nền rộng gần 10 mẫu Bắc Bộ phong cảnh hữu tình với sông hồ bao quanh tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình.

Tham quan tháp Cửu Phẩm Liên Hoa

Tháp chùa Cổ Lễ tọa lạc ngay trước chùa, có 9 tầng kết bằng hoa sen cao 32m. Tháp được xây dựng vào năm 1927 và nằm trên lưng một con rùa lớn quay mặt về phía chùa. Tháp khiêng rùa đặt giữa hồ nước, bốn góc là bốn hòn núi giả và bốn con voi.

Tháp chùa Cổ Lễ
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa tọa lạc ngay trước chùa với 9 tầng kết bằng hoa sen

Bên trong tháp có tổng cộng 98 bậc thang hình xoắn ốc lên đến đỉnh. Người dân trong vùng truyền tai nhau rằng khi các Phật tử đến đây hành hương và đến bậc thang thứ 98 của tháp. Khi chạm tay vào bức tượng trên đỉnh tháp cuộc sống sẽ gặp nhiều may mắn, đủ đầy.

Tham quan khu tiền đường, toà chính cung

Chùa Cổ Lễ có sự kết hợp giữa những nét kiến trúc Đông – Tây. Và môi chính điện là một trong những công trình sở hữu sự pha trộn giữa Âu và Á, cổ và kim.

Tham quan khu chính điện chùa cổ lễ
Kiến trúc chùa có sự kết hợp giữa những nét kiến trúc Đông – Tây

Hình ảnh rồng phượng, mái đao, hoa sen là biểu tượng tâm linh của người Việt, cũng như Phật giáo. Ngược lại vẻ đẹp phương Tây thể hiện ở mái vòm nguy nga như một tòa lâu đài cổ kính. 

Đi ra phía sau tam bảo là điện của nhà sư Nguyễn Minh Không. Với thiết kế theo kiểu thờ tự “Tiền Phật, hậu Thánh”.

Khám phá Kim Chung Bảo Các

Kim Chung Bảo Các hay gọi là gác chuông nằm ngay sau nhà thờ tổ với 3 tầng, 4 mặt. Gác chuông cao hơn 13m, được xây dựng vào năm 1997, hai tầng trên cùng treo chuông. 

Khám phá Kim Chung Bảo Các ở chùa cổ lễ
Kim Chung Bảo Các hay gọi là tháp chuông nằm ngay sau nhà thờ tổ

Tầng 2 treo chuông đồng lớn đúc vào năm 2003, tầng 3 treo quả chuông đồng thời Lê Cảnh Thịnh nặng tới 300kg. Phía sau gác chuông có một lăng mộ mà du khách thường dừng chân mỗi khi đến đây.

Khám phá quả chuông chùa Cổ Lễ

Khám phá chuông Đại Hồng Chung: Phía sau chùa Trình là một hồ nước rộng. Giữa hồ là quả chuông Đại Hồng Chung nặng 9.000kg, cao 4,2m. Đây là cũng là một trong những quả chuông chùa lớn nhất Việt Nam.

Chùa Cổ Lễ
Chuông Đại Hồng Chung – một trong những quả chuông chùa lớn nhất Việt Nam

Miệng chuông có hình cánh sen, cổ chuông có hình hoa lá, dòng sông và một số chữ Nho. Chuông chùa vừa đúc xong thì kháng chiến nổ ra, người dân phải ngâm chuông xuống hồ. Cho đến năm 1954, quả chuông này mới được vớt lên và đặt trên bệ đá như ngày nay.

Chiêm bái và đi lễ chùa Trình

Từ tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, bạn tiếp tục đi qua Cầu Cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích. Cây cầu dẫn vào chùa Trình hay còn gọi là Hội quán Phật giáo được xây dựng vào năm 1936 và sau đó được trùng tu.

Trong chùa có tượng Phật nghìn tay, trước sân có 2 lư đồng. Nơi làm lễ cởi áo cà sa cho 27 nhà sư của chùa lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Review chùa Cổ Lễ ở Nam Định
Chùa Trình hay còn gọi là Hội quán đường được xây dựng vào năm 1936

Hai bên trái và phải chùa lần lượt là Linh Quang Tự và chùa Trình là Linh Quang Tự thờ Trần Hưng Đạo. Hai tiến sĩ họ Đào quê làng Lê xưa, và Khánh Quang Phủ là nơi để thờ Thánh Mẫu.

Tìm hiểu về các hiện vật, di vật trong chùa Cổ Lễ

Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 4,20m ngồi trên đài sen trong tư thế thiền định cũng là một trong những di vật quý được lưu giữ tại chùa.

Chùa Cổ Lễ
Vườn tượng 12 nhà sư đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài ra, đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng Đức thánh Nguyễn Minh Không. Tượng được làm bằng gỗ trầm hương trắng; Trống đồng trơn thời Lý và “Lý Quốc Sư”; hay cầu đá cổ bắc qua hồ Chu Tích; Cờ thần công hai mặt có dòng chữ “Nam Thiên Thánh Tổ”;

Thuyết minh về lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra vào thời gian nào, có gì hấp dẫn?

Đối với du khách thập phương, lễ hội chùa là một trong những lễ hội chùa nổi tiếng khắp miền Bắc. Còn với người dân trong vùng, đây cũng là cái Tết thứ hai trong năm lại càng ý nghĩa hơn.

Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

Hàng năm, từ ngày 13 – 16 tháng 9 âm lịch, lễ hội được tổ chức tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh.

Chùa cổ lễ
Lễ hội được tổ chức tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh

Tưng bừng với nhiều trò chơi dân gian vui nhộn. Hấp dẫn nhất là hội đua thuyền chùa Cổ Lễ truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa.

Ý nghĩa của lễ hội chùa Cổ Lễ Nam Định

Lễ hội được tổ chức từng hàng để suy tôn thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không, ông tổ nghề đúc đồng. Đây cũng là một trong những lễ hội chùa nổi tiếng khắp miền Bắc với các hoạt động văn hóa truyền thống như rước Phật, đấu vật, cờ người…

Lễ hội chùa Cổ Lễ
Trò chơi đua thuyền được tổ chức hằng năm

Lễ hội Nam Định không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử mà còn là một dịp để mọi người cùng nhau tôn vinh và gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc.

>> Xem thêm: Hồ Vị Xuyên ở đâu và có gì thú vị để tham quan không?

Chi phí du lịch chùa Cổ Lễ 1 ngày bao nhiêu?

Chi phí du lịch Cổ Lễ Nam Định trong 1 ngày sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và lựa chọn của mỗi du khách, bao gồm:

  • Vé tham quan chùa: Vé vào cổng miễn phí
  • Chi phí ăn uống: Tùy thuộc vào lựa chọn của du khách về địa điểm và loại hình ăn uống, chi phí này có thể dao động từ khoảng 50.000 đồng đến 200.000 đồng/người.
Chi phí du lịch chùa Cổ Lễ 1 ngày bao nhiêu?
Chi phí sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bạn, nhìn chung chi phí khá rẻ
  • Chi phí di chuyển: Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân, chi phí xăng dầu và các khoản chi phí khác có thể khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/ngày tùy thuộc vào khoảng cách và loại phương tiện. Nếu sử dụng phương tiện công cộng, chi phí này sẽ thấp hơn.
  • Chi phí mua sắm và tham quan các địa điểm khác: Nếu bạn có nhu cầu mua sắm quà lưu niệm hoặc tham quan các địa điểm khác ở Nam Định thì chi phí này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.

Tóm lại, tổng chi phí du lịch chùa Cổ Lễ Trực Ninh Nam Định trong 1 ngày sẽ dao động từ khoảng 350.000 đồng đến 900.000 đồng/người tùy thuộc vào các yếu tố trên.

Một số hình ảnh chùa Cổ Lễ Nam Định tiêu biểu

Dulichkhampha24.com xin chia sẻ một vài hình ảnh ở ngôi chùa linh thiêng Nam Định này. Với lối kiến trúc độc đáo mang trong mình vẻ uy nghi trang nghiêm của một văn tự cổ kính ngàn năm tuổi.

Một số hình ảnh chùa Cổ Lễ Nam Định
Cầu Núi nằm phía sau Chùa Trình
Một số hình ảnh chùa Cổ Lễ Nam Định
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa đặt trên lưng rùa đá lớn
Hình ảnh chùa Cổ Lễ
Trống đồng cổ vẫn còn lưu giữ trong chùa
Hình ảnh chùa Cổ Lễ
Toà chính cung với những chi tiết đẹp mắt
Một số hình ảnh chùa Cổ Lễ Nam Định
Tượng phật quan âm nghìn tay

Lưu ý khi đến tham quan chùa Cổ Lễ Nam Định

Để các bạn có một chuyến du lịch, vãn cảnh, lễ chùa, du xuân ý nghĩa và trọn vẹn, Dulichkhampha24.com chia sẻ một vài lưu ý hữu ích khi đi chùa.

– Khi đi vào bên trong phòng thờ chú ý không được đứng hoặc quỳ ở giữa Phật điện. Đây là một trong những điều kiêng kỵ nên quỳ hoặc đứng lệch về bên trái hoặc bên phải để hành lễ.

Chùa Cổ Lễ không cấm quay phim, chụp ảnh nhưng bạn nên hỏi trước ý kiến của các tăng ni. Xem khu vực nào được phép chụp ảnh, khu vực nào cấm hoặc hạn chế để tránh ảnh hưởng đến người khác.

Lưu ý khi đến tham quan chùa Cổ Lễ Nam Định
Nhớ chọn trang phục khiêm tốn, lịch sự, nên mặc quần áo dài tay

– Giữ khung cảnh xanh mát, thanh tịnh nơi cửa chùa Cổ Lễ, các bạn nhớ để điện thoại ở chế độ im lặng. Nói chuyện vừa đủ nghe và đặc biệt không tự ý động chạm. Hay mang bất cứ thứ gì của chùa về nhà.

– Ngoài tâm trong sáng thì hình thức bên ngoài cũng là điều cần quan tâm khi đi chùa. Nhớ chọn trang phục khiêm tốn, lịch sự, nên mặc quần áo dài tay. Hoặc nếu mặc váy thì nên là một Váy dài đến đầu gối.

– Hãy là một tín đồ, một vị khách văn minh, thay vì vung vãi tiền lẻ khắp nơi. Bạn có thể ghi tên, công đức của mình vào hộp đựng giọt dầu, hương đèn trong chùa.

Trên đây là những thông tin cần biết về chùa Cổ LễDulichkhampha24.com tổng hợp và chia sẻ đơn bạn. Và nếu có dịp hành hương về Nam Định, bạn nhớ khám phá điểm đến tâm linh nổi tiếng vào dịp đầu năm mới này nhé!

Hoàng Lan – Dulichkhampha24.com

Lưu