Chùa Ba Vàng – Khám phá điểm tựa tâm linh nổi tiếng của người Quảng Ninh

728
Chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng – Khám phá điểm tựa tâm linh nổi tiếng của người Quảng NinhChùa Ba Vàng – Khám phá điểm tựa tâm linh nổi tiếng của người Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng Quảng Ninh không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất xứ mỏ. Tới đây, du khách còn được trải lòng, cảm nhận khung cảnh thanh tịnh, cầu bình an và chiêm ngưỡng vẻ đẹp như tranh tạc của kiến trúc Phật Giáo. Cùng dulichkhampha24.com tìm hiểu ngay nhé. 

MỤC LỤC

Giới thiệu về chùa Ba Vàng Quảng Ninh

Bên cạnh các địa điểm rất hot như đảo Cô Tô, vịnh Hạ Long,… thì khám phá chùa Ba Vàng (còn được gọi là Bảo Quang Tự) cũng là hành trình không nên bỏ qua trong chuyến du lịch Quảng Ninh. Một địa điểm tâm linh vô cùng nổi tiếng của xứ mỏ.

Tại sao có tên gọi “Ba Vàng”

Du lịch chùa Ba Vàng đang là hành trình được nhiều du khách, quý phật tử mong đợi. Để về với miền đất của phật, tìm chốn thanh tinh. Và rất nhiều du khách thắc mắc vì sao chùa lại có tên là “Ba Vàng”?

Chùa Ba Vàng
Chùa tọa lạc ngay lưng chừng núi

Theo giải thích của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh thì hai chữ “Ba Vàng” chỉ ba ngôi vị cao quý: Phật Bảo, Tăng Bảo và Pháp Bảo. cái tên “Ba Vàng” vừa gần gũi với người dân thủa sơ khai lại dễ hiểu, dễ nhớ. Nó còn thể hiện niềm tôn kính tới ba ngôi báu Phật – Pháp – Tăng.

Chùa Ba Vàng có chính điện lớn nhất Đông Dương còn có tên chữ Hán là Bảo Quang Tự. Xét nghĩa thì “Tự” được hiểu là Chùa, “Quang” là ánh sáng, “Bảo” là quý báu. “Bảo Quang Tự” có nghĩa là ngôi chùa có năng lượng ánh sáng vô cùng quý báu.

Chùa Ba Vàng
Cổng đá vào chùa

Một ý nghĩa khác là các bậc tiền nhân trong lịch sử mong muốn rằng chính ngôi chùa sẽ mang ánh sáng chính Pháp tới cho muôn người, muôn nơi. Để mọi chúng sinh được giác ngộ, có trí tuệ thoát khỏi bể khổ xung quanh.

Lịch sử chùa Ba Vàng

Bảo Quang Tự là một trong những ngôi chùa lâu đời bậc nhất tại Quảng Ninh. Theo ước tính ngôi chùa đã có mặt hơn 300 năm và được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII (thời nhà Trần) sau khi vua Trần Nhân Tông lập ra dòng Thiền Viện Trúc Lâm ở Yên Tử.

Chùa Ba Vàng
Khu chính điện cũ

Và sự kiện đánh dấu mốc tìm lại ngôi chùa cổ là vào năm 1987 một ông lão nông đi tìm đàn bò lạc. Sau nhiều ngày tìm kiếm, một đêm nọ ông được báo mộng lên núi Ba Vàng tìm là ắt thấy. Ngay hôm sau ông băng rừng tìm kiếm, ông bị vấp ngã bởi những viên ngói vỡ và tấm bia trên lưng rùa đá.

Nghĩ đây chắc chắn là đền chùa xưa kia nên ông khấn vái và đã tìm được đàn bò không thiếu một con. Sau sự kiện đó, ông lão kể với dân làng và mọi người cùng lên núi thu thập các di vật còn lại.

Vậy chùa Ba Vàng xây dựng năm nào? đây là câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp chính xác, rõ ràng. Nhưng ngôi chùa cũng ghi nhận rất nhiều lần trùng tu. Lần trùng tu đầu tiên vào năm 1706 bảo Quang Tự được Thiền Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác vận động phật tử quyên góp xây dựng ngay trên nền chùa cổ.

Chùa Ba Vàng
Chùa được xây dựng khang trang

Rồi từ đó, trải qua chiến tranh, ngôi chùa lại một lần nữa bị phai mòn. Tiếp sau đó là rất nhiều lần trùng tu được thực hiện nhưng vẫn không ngăn nổi sức tàn phá của thời gian. Phải tới năm 2007, duyên lành hội đủ, ngôi chùa hoàn toàn mới lộng lẫy, nguy ngay được xây dựng.

Chùa Ba Vàng thờ ai

Chùa Ba Vàng
Gian chính điện nguy nga, lộng lẫy

Một lịch sử đầy thăng trầm của ngôi Bảo Quang Tự, vậy chùa Ba Vàng thờ ai? Được biết, chùa thờ Phật, chư hiền Thánh Tăng, Bồ Tát và các chư liệt vị Tổ Sư chủ trì chùa qua các giai đoạn. Bên trong chùa có nhiều pho tượng như: Phật A Di Đà, Ông Thiện, Ông Ác,…

Chùa Ba Vàng nằm ở đâu Quảng Ninh? 

Được chính quyền chấp thuận và sự cho phép của Hòa thượng Thích Thanh Từ, năm 2007 chùa được xây dựng bằng sự cung thỉnh của các phật tử thành phố Uông Bí và nhân dân phật tử khắp các nơi. Đánh dấu sự đổi thay của Bảo Quang Tự.

+ Địa chỉ chùa Ba Vàng

  • Vị trí: Núi Thành Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.

Ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, được xây dựng trên mô đất rộng lên tới 1000m2. Độ cao trung bình là 340m so với mực nước biển, đứng từ dưới nhìn lên ngôi chùa trở nên hùng vĩ, oai nghiêm.

Chùa Ba Vàng
Xung quanh núi non, rừng xanh

Chùa nằm trên di tích lịch sử chùa Ba Vàng, phía trước là sông dài, lưng tựa núi Thành Đẳng, hai bên là rừng thông xanh bao phủ tựa Thanh Long – Bạch Hổ. Tới Bảo Quang Tự là tới với vùng đất phật linh thiêng, tới với mỹ cảnh làm say đắm biết bao người.

+ Chùa Ba Vàng cách Hà Nội bao xa?

Ngôi chùa nổi tiếng này nằm ở vùng ngoại ô thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Cách trung tâm thành phố Uông Bí khoảng 4,7km, nằm cách Hạ Long chừng 39,3km và cách thủ đô Hà Nội gần 120km và mất khoảng 2h di chuyển.

Chùa Ba Vàng
Xung quanh chùa là những vườn hoa nở rực rỡ

Ngoài ra, chùa còn nằm không xa nhiều tuyến đường huyết mạch, đầu mối giao thông. Cụ thể, chùa cách Sân bay quốc tế Cát Bi chừng 43,8km, cách Quốc lộ 18 khoảng 7km.

Với khoảng cách khá gần cộng thêm các tuyến được đầu tư hiện đại nên việc di chuyển đến du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh hoàn toàn dễ dàng, nhanh chóng.

Cách di chuyển đến chùa Ba Vàng

Với quãng đường khoảng 120km, việc di chuyển từ Hà Nội tới chùa khá dễ dàng. Với các bạn trẻ có thể đi theo chỉ dẫn Google Map, theo bản đồ giấy. Với những người lớn tuổi có thể đi taxi, xe khách để không bận tâm tới cung đường.

Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa

Chùa Ba Vàng
Chùa rực rỡ vào những ngày lễ lớn

Có 2 tuyến đường để tới Bảo Quang Tự từ Hà Nội và các du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện như: Xe máy, ô tô, xe khách,… Dưới đây là lộ trình và cách chi tiết cách di chuyển.

– Đi theo hướng quốc lộ 5: Hà Nội – Hải Dương – Quảng Ninh

Xuất phát từ Hà Nội, du khách đi theo hướng cầu Chương Dương để qua sông Hồng. Tiếp đó đi vào đường 5 để ra cung đường xuống Hải Dương. Từ Hà Nội sẽ mất khoảng 60 phút để có mặt ở Hải Dương. Tiếp tục rẽ trái để đến thị trấn Sao Đỏ cách lối rẽ chừng 25km.

Chùa Ba Vàng
Hướng đi Quảng Ninh theo quốc lộ 5

Chặng đường du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh tiếp tục đi theo quốc lộ 18 sau khi tới thị trấn Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương. Đi tầm 20km thì tới thị trấn Đông Chiều, rẽ sang tỉnh lộ 326 để tới thành phố Uông Bí. Quãng đường này dài khoảng 30km, giờ có thể hỏi dân địa phương.

– Đi hướng quốc lộ 18: Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng
Đường đi hiện đại, nhưng sẽ có nhiều chốt giao thông

Lần này, du khách không đi lên đường 5 nữa mà đi theo quốc lộ 1A tới thành phố Bắc Ninh (khoảng 30km). Rẽ phải khi qua cầu vượt thành phố Bắc Ninh để nhập vào đường đi Phả Lại. Khi qua cầu vượt là đã sang địa phận Chí Linh, Hải Dương rồi nhé,.

Du khách cứ đi tiếp chừng 25km là tới Phả Lại. Tiếp tục theo QL 18 chừng 30km là tới thị xã Đông Triều, sang đường 326 đi tiếp hơn 30km là tới thành phố Uông Bí.

Lưu ý: Một lưu ý nhỏ khi di chuyển theo 2 cung đường trên là đường rất dễ đi nhưng lại có nhiều chốt CSGT. Hãy luôn tuân thủ đúng luật lệ, biển chỉ dẫn để không bị mấy “anh áo vàng” hỏi thăm nhé.

Đến chùa Ba Vàng bằng những phương tiện nào?

Chùa Ba Vàng
Dễ dàng di chuyển tới chùa tham quan, chiêm bái
  • Xe máy và ô tô cá nhân: Nếu sử dụng phương tiện cá nhân thì du khách đi theo 2 cung đường bên trên Du Lịch Khám Phá đã nêu chi tiết. Mất khoảng 2h40p để tới chùa.
  • Đi bằng phương tiện công cộng như xe khách: Hiện nay, rất nhiều xe khách xuất phát từ nhiều tỉnh thành tới Quảng Ninh. Phổ biến nhất là tuyến Hà Nội – Quảng Ninh. Du khách có thể mua vé, bắt xe ở bến xe: Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình, Lương Yên,… Giá vé giao động từ 100.000 đến 120.000 VNĐ/chiều/vé. Sau khi tới các bến xe Uông Bí bạn thuê taxi hoặc xe ôm tới chùa

Tips: Nếu đi xe khách tới Quảng Ninh, du khách có thể thuê xe máy Hạ Long, Quảng Ninh. Sau đó có thể tự do vi vu mọi nơi, mọi ngóc ngách.

Thông tin giá vé và thời gian mở cửa chùa Ba Vàng

Một trong những kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh được nhiều du khách tìm kiếm đó là giá vé và thời gian mở cửa của ngôi Bảo Quang Tự. Một trung tâm văn hóa, tôn giáo của tỉnh và của Việt Nam.

+ Giá vé vào chùa

Chùa Ba Vàng
Cáp treo đưa bạn lên Yên Tử

Chùa Ba Vàng diện tích lên tới hơn 1000m2 được xây dựng nguy nga, tráng lệ. Ấy vậy mà chùa mở cửa miễn phí hoàn toàn phục vụ chiêm bái, tham quan, vãn cảnh của du khách. Nếu du khách muốn kết hợp khám phá Yên Tử thì sẽ cần trả khoản phí như sau.

  • Giá vé cáp treo khứ hồi 2 tuyến: 200.000 đồng (Trẻ em), 280.000 đồng (Người lớn)
  • Giá vé khứ hồi: 120.000 đồng (Trẻ em), 180.000 đồng (Người lớn)
  • Giá vé 1 chiều: 80.000 đồng (Trẻ em), 100.000 đồng (Người lớn)

+ Chùa Ba Vàng mở cửa trong khung giờ nào?

  • Giờ mở cửa: 6h30 – 18h30
Chùa Ba Vàng
Khuôn viên rộng lớn của chùa

Để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái, chùa mở cửa đón quý phật tử và du khách cả ngày tới 18h30. Riêng với các ngày lễ lớn, cầu siêu thì khung giờ đóng cửa sẽ được lùi lại.

Nên đi chùa Ba Vàng vào thời điểm nào?

Mỗi mùa trong năm, ngôi chùa đều lộng lẫy giữa thiên nhiên, núi rừng, luôn mang sự thanh tịnh cho dù những ngày nắng chói chang hay mưa phùn của mùa xuân. Có lẽ, chính vì như vậy mà du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh vào mùa nào cũng đẹp, cũng hợp.

Thế nhưng, để lý tưởng nhất thì thổ địa nơi đây có mách là vào các dịp lễ như: Lễ Vu Lan, Lễ hội Hoa Cúc, lễ khai hội tháng Giêng Âm lịch. Vào thời điểm lễ hội, chùa có rất nhiều hoạt động, chương trình biểu diễn. Không gian được trang trí lộng lẫy.

Chùa Ba Vàng
Những ngày lễ được tổ chức long trọng

Nhiều du khách tò mò hỏi tới chùa Ba Vàng cầu gì? Câu trả lời là bạn có thể tới chùa vào mùng 1, ngày rằm để cầu bình an, phước lành, cầu công danh, học vấn, sự nghiệp,…Ngoài ra, chùa cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu dành cho phật tử, người dân đặc biệt các bạn trẻ.

Du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh có gì hấp dẫn?

Không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh, chùa bảo Quang Tự còn nắm giữ nhiều kỷ lục như: Ngôi chùa trên núi có chính điện rộng nhất Đông Dương, chùa có nơi thờ Tam Bảo lớn nhất, …

Cùng lối kiến trúc độc đáo và các hoạt động hữu ích. Chính vì thế mà lượng khách kéo đến ngày càng nhiều. Vậy ngôi chùa trên núi này có gì hấp dẫn đến vậy?

Khám phá kiến trúc đặc sắc tại chùa

Chùa Ba Vàng ở đâu Quảng Ninh đã có câu trả lời, vậy chùa có gì đặc sắc thì dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ. Chùa sử hữu phong cách thiết kế truyền thống nhưng nhiều điểm độc đáo.

Tiêu biểu là cổng Tam Quan, 1 khu hậu cung thâm nghiêm dành để thờ Mẫu, Đức Phật và Thờ Đức Ông. Ba gian bái đường nguy nga và khu chính điện có tên “Đại Hùng Bảo Điện”. Cùng hơn chục công trình phụ nổi bật.

  • Cổng Tam Quan: Không chỉ to lớn nó còn vô cùng cổ kính. Thiết kế phần mái theo lối truyền thống, đắp vẽ rồng phượng.
Chùa Ba Vàng
Cổng Tam Quan uy nghi
  • Chính điện: Du lịch chùa Ba Vàng du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì tòa chính điện rộng lớn. Nơi đây được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là ngôi chùa có tòa chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương. Phần mái vòm cong, họa tiết chạm khắc tinh xảo. Tất cả như nổi bật trên nền trời xanh và núi rừng nơi đây.
  • Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát: Là một trong bức tượng nguyên khối lớn nhất Việt Nam. Với chiều cao lên tới hơn 10 mét và nặng gần 50 tấn. Tượng làm bằng đá hoa cương cùng tài nghệ chạm khắc điêu luyện của người nghệ nhân.
Chùa Ba Vàng
Tượng phật nguyên khối lớn nhất Việt Nam
  • Lầu chuông, lầu trống: Đây là khu vực có nét chạm khắc tỉ mỉ, sắc nét. Hiện ra một không gian thanh tịnh, an nhiên, tự tại.
  • Chùa Một Cột và hồ Bán Nguyệt: Vì sao tại ngôi chùa Đất Quảng Ninh lại xuất hiện chùa Một Cột? Sự kết hợp giữa nét cổ kính của ngôi chùa biểu tượng Hà Nội với cảnh hữu tình của hồ bán nguyệt. Cùng tượng Ngài Thiên Thủ Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt được chạm khắc trên nền gỗ hương đỏ càng khiến nơi đây thêm linh thiêng.
Chùa Ba Vàng
Không gian thanh tịnh, an yên
  • Vườn Bồ Đề: Giữa không gian thanh tịnh lại xuất hiện khu vườn đẹp tựa cổ tích. Hàng chục loại hoa thi nhau khoe sắc trên chiếc cầu mộc mạc tạo nên bức tranh thiên nhiên tràn trề sức sống, xóa đi phiền muộn trong cuộc sống.

Thư giãn và ngắm cảnh quang rộng lớn ở chùa

Khi bước chân tới Bảo Quang Tự, du khách sẽ phần nào cảm nhận được không gian bình yên, an lạc bao trùm nơi đây. Từng bước chân trên bậc đá như thả trôi những phiền muộn, lo âu trong cuộc sống. Tiếng suối nước róc rách chảy như để thư giãn, cảm nhận cuộc sống.

Chùa Ba Vàng
Tượng Phật Đản Sanh

Khuôn viên chùa ngoài những công trình tầm cỡ, tâm linh là những thảm hoa lá, khu vườn để tới đây, du khách được thư giãn với cảnh sắc. Được hòa mình với núi rừng thiên nhiên.

Ba Vàng về đêm như bức tranh rực rỡ giữa núi rừng, đủ để khiến người nhìn thổn thức. Khi màn đêm buông xuống, giữa không gian yên tĩnh, ngôi chùa bừng tỉnh ánh sáng với hàng nghìn ngọn đèn lung lịnh. Một vẻ đẹp bề thế, thơ mộng nhưng vô cùng linh thiêng.

Đến chùa Ba Vàng cầu bình an, sức khoẻ

Một trong những mong muốn của quý phật tử và người dân khắp Việt Nam cũng như thế giới. Là tới Bảo Quang Tự để cầu bình an, cầu sức khỏe, tài lộc, danh vọng và nhiều điều khác trong cuộc sống.

Chùa Ba Vàng
Cầu mong sức khỏe, công danh

Vậy tới chùa Ba Vàng Cầu gì? Đó là chọn lựa là mong cầu của mỗi người. Có người tới để cầu lộc, có người cầu danh, nhưng có người chỉ tới đây để tìm kiếm niềm an lạc cho bản thân.

Tham gia khóa giảng dạy Phật pháp tại chùa Ba Vàng

Từ năm 2017, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã thành lập CLB Cúc Vàng, CLB Tuổi Trẻ Ba Vàng, CLB Tình yêu – Hôn Nhân – Gia Đình, CLB La Hầu La,…. Đây là những CLB tổ chức các khóa giảng dạy Phật Pháp, học hiểu đạo lý của đức phật.

Chùa Ba Vàng
Các khóa tu được tổ chức

Trụ trì chùa Ba Vàng tổ chức và tham gia các hoạt động thiện nguyện để rèn rũa bản thân, bồi dưỡng phẩm hạnh. Hướng mọi người sống thiện lành, quan tâm và biết giúp đỡ nhau.

Các khóa giảng dạy phật giúp xây dựng lòng tin chân thật với Phật Pháp. Đặc biệt với các bạn trẻ, đây là nơi những hạt giống thiện lành được bồi dưỡng. Các khóa tu tuổi trẻ trong 1 ngày, khóa tu mùa hè trong 7 ngày thu hút hàng nghìn phật tử và nhân dân khắp nơi.

Top 5 lễ hội nổi tiếng tại chùa Ba Vàng

Có thể nói, tới với ngôi chùa lớn linh thiêng giữa thành phố Quảng Ninh. Du khách sẽ có thể bắt gặp những đại lễ lớn được tổ chức công phu, hoành tráng mang nhiều ý nghĩa to lớn cho mỗi người và cho toàn đất nước.

+ Lễ hội khai xuân

Tháng Giêng là tháng du xuân của người Việt. Hòa với không khí đó, hàng năm cứ vào ngày mùng 8 tháng Giêng Âm Lịch, chùa Ba Vàng lại tổ chức lễ hội lớn đó là lễ hội khai xuân. Hàng loạt hoạt động tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng được tổ chức.

Chùa Ba Vàng
Lễ hội khai xuân được các ban ngành tham dự

Nếu có dịp tới chùa vào ngày mùng 8 Âm Lịch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một ngôi chùa lộng lẫy giữa núi rừng. Hàng nghìn du khách, phật tử thập phương tề tựu dâng hương cầu bình an và tham gian các buổi giảng dạy nghe những lời răn dạy của Đức Phật.

+ Đại lễ Phật Đản

Vào ngày mồùng8 tháng 4 Âm Lịch hàng năm, du khách du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh lại được tham gia đại lễ Phật Đản. Đây la sự kiện có quy mô lớn và tầm quan trọng nhất với ngôi chùa.

Chùa Ba Vàng
Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh thực hiện nghi thức tắm Phật

Đây là ngày kỷ niệm đấng Toàn Giác ra đời, một buổi lễ để thể hiện lòng thành kính với Đức Phật. Biết ơn những gì người đã ban tặng cho cuộc sống.

+ Đại lễ phát Bồ đề tâm

Chùa Ba Vàng
Các tăng ni, phật tử cùng nhau cầu nguyện

Vào ngày 19 tháng 6 Âm Lịch, Bảo Quang Tự sẽ tổ chức lễ phát Bồ Đề tâm và cầu siêu cho vong linh thai nhi. Tới chùa vào ngày này không chỉ được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp lộng lẫy được trang hoàng tỉ mỉ, du khách còn được tham gia phát luyện tu hành.

+ Đại lễ Vu lan báo hiếu

Chùa Ba Vàng
Không gian trang hoàng lộng lẫy

Đây là đại lễ lớn thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách thập phương. Đại lễ được tổ chức vào tháng 7 Âm Lịch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn với đấng sinh thành là cha mẹ, ông bà,…Đây cũng là thời điểm du lịch chùa lý tưởng nhất cho các du khách.

+ Lễ hội hoa cúc

Chùa Ba Vàng
Lễ hội diễn ra long trọng

vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm Lịch, chùa lại tổ chức đại lễ hội Hoa Cúc. Với rất nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc để mỗi phật tử, du khách khi tham gia đều hướng về cái Chân – Thiện – Mỹ. Để sống sao cho tốt đời, đẹp đạo, sống có từ bi, bác ái.

Du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh ăn gì?

Trong chuyến khám phá, du lịch hay chiêm bái tại chùa du khách có thể thưởng thức nền ẩm thực vô cùng phong phú của vùng đất cứ mỏ. Một số món ăn nhất định phải thử khi đã tới Quảng Ninh.

  • Chả mực Hạ Long: Một đặc sản Quảng Ninh quá đỗi nổi tiếng và được chọn làm quà vô cùng tinh tế, ý nghĩa. Chả mực được làm từ mực tươi, giã nhuyễn bằng tay nên vô cùng thơm ngon, đậm vị.
Chùa Ba Vàng
Miếng chả thơm, ngon
  • Gà đồi Tiên Yên: Loại gà nuôi thả vườn có thịt săn chắc, ngọt. Chỉ cần chế biến đơn giản như: Gà hấp lá chanh, nướng, lẩu,… cũng đều mang hương vị vô cùng hấp dẫn.
  • Con ngán: Một cái tên nghe lạ tai nhưng lại là đặc sản. Sau khi tham thú  du khách có thể tới các quán ăn ngon gần chùa Ba Vàng để thưởng thức món ăn này.
  • Sá sùng: Tuy có hình thù kì dị như lại có công dụng chữa bệnh, làm thuốc vô cùng tốt cho sức khỏe. Món ăn ngon có thể mua làm quà tặng bạn bè, người thân.
  • Nem chạo, nem chua: Với công thức hoàn toàn khác với các nơi, nem được làm từ bì lợn thái nhỏ. Thính được làm từ ngô hay đậu xanh xay nguyễn thay vì từ gạo cho ra hương vị rất riêng.
  • Bánh gật gù: Nhiều du khách gỉ tai nhau, tới Tiên Yên mà không ăn bánh gật gù thì coi như chưa tới. Món bánh làm từ bột gạo pha loãng, tráng rồi cuộn tròn, vừa mềm vừa dai.

>>> Xem ngay: Kinh nghiệm du lịch Hạ Long tự túc nổi tiếng Quảng Ninh

Tham khảo các địa điểm lưu trú gần chùa Ba Vàng

Lựa chọn du lịch Quảng Ninh 2 ngày 1 đêm hay 3 ngày 2 đêm là chọn lựa của nhiều du khách. Để có cơ hội khám phá rất nhiều điểm du lịch, vui chơi hấp dẫn nơi đây. Và dưới đây là những điểm lưu trú uy tín mà bạn có thể tham khảo.

– Legacy Yên Tử – Mgallery

  • Hotline: 025 7777 7777
Chùa Ba Vàng
Khu nghỉ dưỡng cao cấp trên núi

Đây là một khu nghỉ dưỡng 5 sao trên núi, lưu trú trong một không gian thơ mộng cùng kiến trúc vừa cổ điển vừa hiện đại. Tuy cổ kính, trầm mặc nhưng vô cùng sang trọng. Legacy Yên Tử cho du khách đắm chìm trong không gian thiên nhiên thanh bình.

– Đức Phú Hotel 

  • Vị trí: 2QQ8+7J5, Xuân Diệu, Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3666 866
Chùa Ba Vàng
Phòng ốc tiện nghi, sang trọng

Là một khách sạn cách sân bay Cảng hàng Không Quốc Tế Cát Bi 37km. Đức Phú hotel cách núi Thành Đẳng 4.5km, nằm gần cầu Tình Yêu Uông Bí nên rất phù hợp để lưu trú du lịch chùa Ba Vàng.

– Làng Nướng Yên Tử (Yên Tử Villa)

  • Vị trí: 4PPF+J6H, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 6518 888
Chùa Ba Vàng
Những mãi nhà theo phong cách Bắc Bộ

Làng Nương Yên Tử nằm trong quần thể di tích danh lam thắng cảnh Yên Tử. Nơi đây tái hiện lại không gian mang dấu ấn Bắc Bộ dưới thời nhà Trần. Tổng thể nơi đây toát lên vẻ trầm mặc, linh thiêng. Với thiết kế cùng nội thất được đầu tư sang trọng.

Gần chùa Ba Vàng có điểm tham quan nào hấp dẫn

Được mệnh danh là thành phố du lịch, Uông Bí, Quảng Ninh sở hữu rất nhiều điểm du lịch, vui chơi hấp dẫn. Ngay gần Bảo Quang Tự du khách cũng có thể khám phá rất nhiều cái tên hot.

+ Danh thắng Yên Tử

Chùa Ba Vàng
Check in bao đẹp trên núi Yên Tử

Yên Tử vô cùng thích hợp cho các đợt hành hương của các phật tử. Đây cũng là điểm du lịch đem lại cảm giác trong lành, mát mẻ, gần với thiên nhiên. Từ trên đỉnh núi Yêu Tử du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Uông Bí cùng cảm nhận nơi đất trời giao thoa.

+ Đỉnh Phượng Hoàng

  • Vị trí: Bản 12 Khe, phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng
Hoàng hôn trên đỉnh núi

Một nơi đạt được độ cao 500m so với mực nước biển cùng với vẻ đẹp hoang sơ rất thích hợp cho những chuyến phượt của giới trẻ. Trên đỉnh Phượng Hoàng là không gian bao la, bát ngát như một thảo nguyên xanh. Sau khi chiêm bái chùa Ba Vàng hãy tới đây ngay.

+ Chùa đồng Yên Tử

  • Vị trí: 5P67+9X8, 5P67+9XF Đỉnh Yên Tử, Yên Tử, Nam Mẫu, Uông Bí, Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng
Cảnh hoàng hôn đẹp lộng lẫy trên chùa Đồng Yên Tử

Vượt qua quãng đường dài, đồi dốc treo leo, đặt chân tới chùa Đồng, thành kính xoa tay lên chiếc khánh và quả chuông là điều mọi du khách đều mong muốn. Tương truyền rằng, chỉ cần chạm tay vào quả chuông đó là “cầu được ước thấy”.

+ Đỉnh Bình Hương

  • Vị trí: Phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng
Không gian lãng mạn hòa với thiên nhiên

Là điểm du lịch mang quang cảnh chẳng khác nào Đà Lạt, đỉnh Bình Hương là cánh đồng cỏ rất thích hợp cho chụp ảnh, cắm trại. Tới đây, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, lãng mạn. Một nơi ngắm hoàng hôn siêu đẹp của mảnh đất này.

>>> Gợi ý: Công viên Hạ Long, hướng dẫn mua vé Sun World Quảng Ninh

Một số lưu ý nho nhỏ khi tham quan chùa Ba Vàng

Là điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh. Bảo Quang Tự còn là niềm kiêu hãnh của Việt Nam với thế giới. Khi tới đây tham quan, vãn cảnh hay chiêm bái, du khách cùng quý phật tử cần lưu ý.

– Du lịch chùa Ba Vàng cần chuẩn bị gì?

Trước chuyến du lịch tới ngôi chùa linh thiêng Ba Vàng hay bất cứ ngôi chùa nào. Du khách cần chuẩn bị:

Chùa Ba Vàng
Đổi tiền lẻ trước khi tới chùa
  • Tham khảo kỹ lưỡng cung đường đi để tránh mất thời gian
  • Chuẩn bị giày bệt để khám phá hết không gian rộng lớn của chùa
  • Đổi tiền lẻ trước khi đi bởi khi xuống tới chùa có thể giá đổi cao. Trong chùa lại cấm hoạt động đổi tiền lẻ.

– Lưu ý khi đến chiêm bái chùa Ba Vàng

  • Để xe đúng nơi quy định, tuân thủ các chỉ dẫn của ban trị sự chùa.
  • Không hái hoa, bẻ cảnh, không trèo lên cây, không xê dịch hay đu bám vào các hiện vật đang được bài trí.
  • Giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, không thả bất cứ thứ gì xuống hồ nước.
  • Trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo, không mặc váy ngắn, quần cộc, áo sát nách,…
  • Đi nhẹ, nói khẽ, không to tiếng khi du lịch Chùa Ba Vàng.
  • Tuyệt đối không được tự ý đánh trống, chuông hay các pháp khí của chùa.
Chùa Ba Vàng
Lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo
  • Không chen lấn xô đẩy, nhường đường cho người già, trẻ nhỏ.
  • Không có các hành động ôm hôn nam nữ quá tình cảm.
  • Lễ vật cúng phải được bày biện trang nghiêm. Không đặt tiền công đức bừa bãi phải để vào hòm công đức.
  • Không vào các khu vực có biển cấm.
  • Không mang vũ khí, chất cấm, chất gây cháy nổi vào chùa.
  • Luôn có ý thức bảo vệ tài sản trong chùa, tiết kiệm điện, nước.
  • Nghiêm cấm các hành vi ăn xin, mua bán, đổi tiền lẻ, rải tờ rơi bất hợp pháp,…
  • Các đoàn khách có hướng dẫn viên phải thuyết trình đúng với thông tin của chùa.

Chùa Ba Vàng đã, đang và sẽ trở thành điểm tựa tâm linh của người dân Quảng Ninh. Một danh lam, thắng cảnh rất nên tới khám phá cho mọi người ngay cả các bạn trẻ. Để hiểu hơn về phật pháp và để tìm hiểu sâu hơn về đạo lý làm người trong cõi nhân gian. 

Thu – dulichkhampha24.com

Lưu