Tham quan địa đạo Củ Chi – “mê cung trong lòng đất” của Sài Gòn

4151
địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi - điểm tham quan nổi tiếng Sài Gòn

Địa đạo Củ Chi vốn là căn cứ kháng chiến của dân tộc ta trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Nơi đây được mệnh danh là “thành phố trong lòng đất” với hệ thống đường hầm như mê cung cùng rất nhiều phòng, bệnh xá, kho chứa, nhà bếp,… Ngày nay, địa đạo không chỉ được xếp vào di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia mà còn là điểm đến thú vị thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử chiến tranh của quân dân Việt Nam.

Một số thông tin cần biết về địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi nằm ở đâu?

Địa đạo Củ Chi là một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt của thế giới, cũng là một trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Địa đạo này nằm tại một khu vực thuộc ngoại ô Sài Gòn, trên tỉnh lộ 15, phường Phú Hiệp, Huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh. Cách trung tâm thành phố tầm 60 km theo hướng Tây Bắc. Được gọi với cái tên là vùng đất thép anh hùng, đây là nơi có hệ thống đường hầm dưới lòng đất dài gần 250 km, là trận đồ của quân và dân khu vực miền Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, dành độc lập, tư do cho đất nước.

địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi nằm ở ngoại ô Sài Gòn, cách chừng 60 km

Lịch sử hình thành địa đạo Củ Chi

Được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1948). Giai đoạn này, quân dân của xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn với mục đích để ẩn nấp và cất giữ vũ khí. Thời gian đầu, mỗi làng xây dựng một địa đạo riêng, nhưng sau do nhu cầu đi lại giữa các làng, xã, họ đã nối liền các địa đạo này tạo thành một hệ thống liên hoàn, phức tạp hơn. Về sau địa đạo mở rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc của Củ Chi, trở thành nơi che giấu lực lượng là liên lạc với nhau.

Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

Giai đoạn từ 1961 – 1965, nhân dân các xã phía Bắc hoàn thành trục tuyến địa đạo rồi phát triển ra nhiều nhánh thông với nhau. Bên trên địa đạo được trang bị rất nhiều ụ chiến đấu, hố đinh, hầm chuông, bãi mìn,… Đến năm 1965 có khoảng 200 km đường hầm đã được đào và chia thành 3 tầng khác nhau. Tầng trên cách mặt đất 3 m, cách tầng giữa 2 m, tầng cuối cùng sâu từ 8 – 10 m. Từ đó, nó được sử dụng với mục đích trú ẩn, hội họp, cất giữa vũ khí,…

>> Xem thêm: Cầu Ánh Sao Sài Gòn có gì chơi? bật mí những trải nghiệm thú vị

Có nên tham quan địa đạo Củ Chi không?

Tuy là một điểm đến mang ý nghĩa lịch sử nhưng hành trình khám phá địa đạo Củ Chi Sài Gòn có khá nhiều hoạt động và điểm đến thú vị, rất lý tưởng cho những chuyến đi cuối tuần hay nghỉ lễ. Với các điểm nổi bật trong khu di tích, các địa điểm lân cận hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm lịch sử, văn hóa và cả ẩm thực.

địa đạo Củ Chi
Tham quan địa đạo Củ Chi giúp bạn hiểu hơn về lịch sử đấu tranh của quân và dân Việt Nam

Kinh nghiệm tham quan địa đạo Củ Chi cho người mới đi lần đầu

Địa đạo Củ Chi có bán vé tham quan không?

Theo như kinh nghiệm du lịch Sài Gòn được biết, địa đạo này có bán vé tham quan, tuy nhiên giá vé rất rẻ, chỉ 20.000 VNĐ/người. Nếu có nhu cầu tham quan thêm khu căn cứ kháng chiến thì 40.000 VNĐ. Ngoài ra, ở địa đạo còn có 2 khu vực chính là Bến Đình và Bến Dược giờ mở cửa trùng nhau (từ 8h sáng đến 5h chiều) nhưng giá vé có khác nhau, cụ thể:

địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi có bán vé tham quan
  • Giá vào cổng Bến Đình: 110.000 VNĐ/người
  • Giá vào cổng Bến Dược: 90.000 VNĐ/người

Cách thức di chuyển đến địa đạo Củ Chi

Có rất nhiều cách di chuyển đến địa đạo Củ Chi, có thể bằng phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân (tùy ý). Du khách có thể tham khảo một trong số các cách sau:

– Xe máy hoặc ô tô: Bạn chỉ cần đi theo hướng cầu vượt An Sương – quốc lộ 22 là được nhưng quãng đường khá xa và phức tạp, nếu là người mới đi lần đầu thì tốt nhất không nên chọn phương án này. Nhưng nếu thích phượt, muốn khám phá cảnh vật trên đường đi thì đi xe máy là lựa chọn không tồi.

địa Đạo Củ Chi
Các tuyến xe buýt đi địa Đạo Củ Chi xuất phát từ trung tâm thành phố

– Xe buýt: Đây là phương tiện được phần lớn du khách lựa chọn. Bạn có thể đón xe buýt ở trạm Bến Thành, bắt tuyến xe số 13 hoặc 94 đến bến xe Củ Chi rồi bắt tiếp xe số 79 để đến Bến Dược; bắt xe số 13 không thì 94 đến bến An Sương, tại đây bắt thêm một chuyến số 122 nữa tới bến xe Tân Quy, rồi đi xe 70 đến địa đạo Bến Đình.

Nên đi du lịch địa đảo Củ Chi vào thời điểm nào trong năm?

Du khách có thể khám phá địa đạo Củ Chi vào bất cứ thời gian nào trong năm, nhưng tốt nhất vẫn nên tránh các tháng mùa mưa. Lúc đó, thời tiết xấu, gió, đặc biệt những trận mưa sẽ cản trở quá trình tham quan của bạn, hơn nữa còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

>> Xem thêm: “Phá đảo” phố đi bộ Nguyễn Huệ Sài Gòn – thiên đường của các hoạt động

Các điểm tham quan tại địa đạo Củ Chi

Khu vực hầm địa đạo Củ Chi

Đây chắc chắn là điểm tham quan mà bạn phải đến đầu tiên trong cuộc hành trình của mình rồi. Tự mình trải nghiệm hệ thống đường hầm dài đến 120m với 2 tầng, bạn sẽ có thể trải nghiệm được cuộc sống của người dân Sài Gòn ngay trong thời chiến tranh đạn dược. Trong quá trình tham quan, bạn sẽ có dịp được thưởng thức những món “đặc sản” thời chiến như khoai, sắn chấm muối vừng cực kỳ giản dị, thơm ngon.

địa đạo Củ Chi
Dưới hầm địa đạo Củ Chi

Khu vực tái hiện chiến tranh ở địa đạo Củ Chi

Khu vực này là nơi mà bạn có thể cảm nhận một cách chân thực nhất về toàn cảnh cuộc chiến đẫm máu của người Sài Gòn xưa. Không chỉ vậy, nơi đây còn lưu giữ lại những mô hình về di tích, các thắng cảnh đẹp của nước ta như bến Nhà Rồng, cầu Long Biên, cầu Sài Gòn, chùa Một Cột,vv…Đừng quên chụp lại một vài bức ảnh để chuyến đi của mình trở nên ý nghĩa hơn.

địa đạo Củ Chi
Khu vực tái hiện chiến tranh ở địa đạo Củ Chi

Khu bắn súng trong địa đạo

Một trong những trải nghiệm thực tế khi đến với địa đạo Củ Chi chính là được học cách tháo lắp súng và thử tài bắn súng sơn. Nơi đây là khu thu hút khá nhiều du khách đến tham quan, giá vé vào cổng là 50 nghìn/ người/ 60 phút. Ngoài ra, nếu muốn bạn có thể bỏ ra 3.000 để mua 1 viên đạn và thử tài bắn súng của mình, cực kỳ hấp dẫn.

địa đạo Củ Chi
Khu bắn súng trong địa đạo

Khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông ngay tại địa đạo Củ Chi

Cách chỉ khu địa đạo tầm 15 phút đi bộ, khu hồ tắm hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn trẻ những cảm giác sảng khoái, mát lạnh khi được tắm táp trong hồ. Giá vào khu tắm là 20 nghìn/ người.

Vườn trái cây Trung An của địa đạo Củ Chi

Sau cả một quãng đường dài tham quan vào khu địa đạo, bạn nên lựa chọn vườn trái cây Trung An làm điểm đến cuối cùng trong hành trình để có những giây phút thư giãn nhất. Trung An là một vườn trái cây nổi tiếng của miền Nam, là nơi trồng rất nhiều các loài trái cây quen thuộc như chôm chôm, sầu riêng, mít, bòn bon, mận,vv…

địa đạo Củ Chi
Vườn trái cây Trung An của địa đạo Củ Chi

Ở địa đạo Củ Chi có gì chơi? Những trò chơi mà bạn không nên bỏ lỡ

Đến đại đạo Củ Chi tham gia những trò chơi thú vị trên mặt đất

Sau khi tham quan và nghe giới thiệu về ý nghĩa, những cột móc quan trọng của địa đạo Củ Chi, du khách có thể tiếp tục hành trình khám phá địa đảo của mình bằng việc tham gia vào các trò chơi như: đánh trận giả bằng súng sơn, bắn sung thể thao, bia quân sự, trải nghiệm ở khu hồ bơi Củ Chi (bóng nước, bể  bơi, cầu trượt,…), đi cano, chèo thuyền, đạp vịt trên sông Sài Gòn hoặc xem phim 4D,…

địa đạo Củ Chi
Tham gia trò chơi bắn súng sơn

Thám hiểm địa đạo Củ Chi dưới lòng đất

Địa đạo là một hệ thống đường hầm rộng lớn, khá ngoằn ngoèo với nhiều độ sâu khác nhau. Càng đi sâu vào bên trong, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào chốn mê cung. Ở đó bạn sẽ bắt gặp nhiều căn phòng như: phòng họp, phòng bếp, phòng chứa vũ khí, phòng y tế,…nơi mà quân và dân ta đã từng sinh hoạt.

địa đạo Củ Chi
Thám hiểm địa đạo Củ Chi dưới lòng đất

Tuy vậy khi khám phá du khách cần lưu ý theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên, do quanh khu vực này được bố trí nhiều hầm bí mật, trang bị rất khéo léo. Trong hầm cũng khá tối, lối đi chỉ vừa cho một người nên phải hết sức thận trọng.

>> Bài viết khác: Khám phá Dinh Độc Lập Sài Gòn: biểu tượng của chiến thắng và hòa bình

Đến địa đạo Củ Chi ăn gì ngon?

Không chỉ thu hút bởi những điểm đến và hoạt động hấp dẫn, đến địa đạo Củ Chi Sài Gòn bạn tuyệt đối đừng bỏ qua cơ hội nếm thử các món ăn đặc trưng ở đây như: củ mì luộc, sắn luộc, thịt bò tơ Củ Chi, sầu riêng, nước mía, các món chè,… đặc biệt là củ mì tuy dân giã như dường như du khách nào cũng thích. Bạn có thể thấy món ăn này ở những khu bếp dưới lòng đất, khi nếm thử nó trong một không gian chật chội, ẩm thấp bạn sẽ phần nào sự cơ cực và thiếu thốn của các chiến sĩ xưa.

địa Đạo Củ Chi
Món củ mỳ luộc nổi tiếng ở địa đạo Củ Chi

Một vài mẹo nhỏ hi khám phá địa đạo Củ Chi

  • Ở đây không quy định về trang phục nhưng bạn nên chọn áo quần gọn gàng, tối màu để không phải giặt tẩy vất vả khi bị vết bẩn bám vào.
  • Hãy chuẩn bị một đôi giày thể thao để quá trình di chuyển được thoải mái.
  • Bôi kem chống côn trùng cắn vì càng về sâu dưới hầm tối khá nhiều muỗi.
  • Nếu bạn bị hội chứng sợ không gian hẹp và bị huyết áp thì không nên đi vào các đường hầm nhỏ.
Lưu